Định hướng và mục tiêu phát triển xuất khẩu mặt hàng gạo sang châu Phi

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường châu phi (Trang 66 - 68)

3.1.1 Định hướng phát triển

3.1.1.1 Định hướng phát triển ngành lúa gạo

Theo Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 4 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo có chỉ đạo Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn: “Thống nhất chỉ đạo các địa phương lập và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng sản xuất lúa hàng hóa; hướng dẫn nơng dân sản xuất theo hướng chun canh các giống lúa có chất lượng, năng suất cao; áp dụng các tiến bộ khoa học - cơng nghệ trong sản xuất, chế biến thóc, gạo; nâng cao chất lượng, thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường.” Như vậy, định hướng ngành lúa gạo là điều chỉnh cho cả ngành hàng không chỉ chạy theo sản lượng lúa, lượng gạo XK mà còn cần phải đi sâu vào tăng chất lượng mặt hàng, tăng thu nhập cho người trồng lúa, tạo điều kiện tốt nhất cho nơng dân có thể chuyển đổi sang cây trồng, vật ni khác có lợi hơn.

Để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam, công tác chế biến và thương hiệu gạo cũng cần được coi trọng, đẩy mạnh. Việc sản xuất lúa gạo phải được chú trọng đầu tư ngay từ khi chọn giống. Phải chọn được các giống lúa tốt, chất lượng cao, sản lượng tốt. Công tác xay xát, phơi sấy phải được thực hiện đúng tiêu chuẩn với hệ thống trang thiết bị máy móc phù hợp.

Nhà nước cần phải xây dựng tiêu chuẩn gạo quốc gia để sản xuất phục vụ nội địa, đồng thời xây dựng tiêu chuẩn gạo quốc tế để phục vụ hoạt động xuất khẩu.Bên cạnh đó là đầu tư xây dựng, phát triển về hậu cần cho ngành hàng về giao thông, thủy lợi, kho dự trữ lúa, kho dự trữ gạo, kho ngoại quan, thông tin thị trường…

Để đảm bảo hài hịa lợi ích, cơng bằng cho nơng dân, doanh nghiệp, cần thực hiện các giải pháp như tăng quy mô đất đai hộ trồng lúa, rút bớt lao động ra khỏi nông nghiệp, hỗ trợ nông dân chuyên nghiệp, tổ chức các hình thức kinh tế hợp tác, cung cấp dịch vụ

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

cho nông dân, tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước lớn trong ngành hàng, xây dựng ban điều hành lúa gạo.

Để đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững, sản xuất lúa gạo phải tăng khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, hạn chế ơ nhiễm mơi trường, tham gia vào bảo vệ tài nguyên, được quản trị rủi ro đảm bảo lợi ích KT-XH, gắn kết ngành lúa gạo với du lịch và văn hóa cộng đồng.

3.1.1.2 Định hướng phát triển xuất khẩu vào thị trường châu Phi

Đa dạng hóa nhiều loại gạo với các chủng loại khác nhau để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường châu Phi.

Mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam ở khu vực châu Phi. Đến nay, nước ta đã có quan hệ thương mại về mặt hàng lúa gạo với trên 30 nước của châu Phi. Tuy nhiên, như vậy là chưa xứng tầm với tiềm năng xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu của nhiều thị trường khu vực này. Vì vậy cơng tác phát triển thị trường ở khu vực này là điều cần thiết trong định hướng xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Đa dạng hóa các hình thức phân phối gạo vào thị trường châu Phi, hạn chế sự phụ thuộc vào hình thức xuất khẩu qua trung gian. Đồng thời tổ chức lại mơ hình phân phối gạo trong nội địa khi mà mặt hàng gạo phải qua quá nhiều khâu trung gian, thương lái, làm ảnh hưởng tới lợi ích người nơng dân cũng như doanh nghiệp xuất khẩu.

Chú trọng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của các quốc gia châu Phi. Mặc dù châu Phi là một thị trường khá dễ tính nhưng khơng phải vì vậy mà lơ là các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm ở thị trường này.

3.1.2 Mục tiêu phát triển

Tăng khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường châu Phi. Không những chỉ tăng trưởng mà cần ổn định khối lượng và kim ngạch xuất khẩu theo từng năm, sẵn sàng ứng phó với các biến động của thị trường.

Ưu tiên đối với các thị trường xuất khẩu gạo chiến lược, lâu dài như Bờ Biển Ngà, Senegal,…khi có cơ hội cần phải chiếm lĩnh và biến những thị trường tiềm năng này thành thị trường quen thuộc và truyền thống của mình. Bên cạnh đó tích cực mở rộng

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

quan hệ hợp tác và kinh doanh với các thị trường ở những nước mới khác trong khu vực châu Phi.

Nâng cao chất lượng cho mặt hàng gạo xuất khẩu sang thị trường châu Phi để tăng lợi nhuận cho nhà xuất khẩu và đảm bảo lợi ích của người nơng dân.

Xây dựng các thương hiệu gạo xuất khẩu Việt Nam đồng thời cải thiện giá sản phẩm nhằm nâng cao tính cạnh tranh với mặt hàng gạo từ các quốc gia khác.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường châu phi (Trang 66 - 68)