Kênh phân phối sản phẩm

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường châu phi (Trang 47 - 50)

2.1 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Châu Phi giai đoạn

2.1.5. Kênh phân phối sản phẩm

2.1.5.1 Kênh thương mại gạo trong nước

Đối với mặt hàng gạo Việt Nam, trước khi được xuất khẩu ở nước ngồi phải trải qua q trình thu mua và chế biến ở trong nước. Từ khi lúa được thu hoạch cho tới khi mặt hàng gạo ra tới cảng, có thể trải qua các kênh thương mại khác nhau, nhiều thành phần tham gia khác nhau. Nhìn chung, có thể miêu tả kênh thương mại gạo trong nước bằng hai mơ hình chính như sau: mơ hình vùng lúa chun canh-xuất khẩu và mơ hình thu mua gạo-xuất khẩu.

Mơ hình 1: Đầu tư vùng lúa chuyên canh – xuất khẩu

Sơ đồ 2.1: Mơ hình vùng lúa chun canh – xuất khẩu

Nguồn: TS. Nguyễn Văn Sơn, 2013, Bàn về việc hoàn thiện chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu của Việt Nam, trang 8

Trong mơ hình này, lúa được trồng ở các vùng lúa nguyên liệu đặc chủng để xuất khẩu. Các vùng lúa này thường được tổ chức theo mơ hình cánh đồng mẫu lớn. Trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp hỗ trợ cho người nông dân một phần đầu vào và tư vấn kĩ thuật. Sau khi thu hoạch, các nhà xuất khẩu mua lúa trực tiếp của nông dân để cung ứng cho đơn hàng xuất khẩu theo mức giá thỏa thuận. Công đoạn xay xát thường đã được người nơng dân thực hiện trước, hoặc cũng có thể do doanh nghiệp tiến hành sau khi mua. Lúa/gạo nguyên liệu được giao đến các nhà máy của nhà xuất khẩu sau đó được lau bóng, tách hạt khác màu, phối trộn và đóng gói theo yêu cầu của nhà nhập khẩu. Gạo xuất khẩu chủ yếu là mặt hàng gạo có phẩm cấp cao như gạo 5% tấm, gạo thơm, tấm thơm. Theo mơ hình này, gạo được cung ứng cho các thị trường có nhu cầu gạo cao cấp như Hongkong, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc… và giá gạo xuất khẩu (5% tấm) thường cao hơn giá gạo cùng phẩm cấp của mơ hình 2. Mơ hình này hiện nay mặc dù chưa thật sự phổ biến trên cả nước do việc xây dựng các vùng lúa chuyên canh xuất khẩu khá khó

Nơng dân Nhà máy xay xát Cơng ty xuất khẩu Công ty Vận chuyển Cảng Xuất khẩu ra nước ngoài

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

khăn, tốn nhiều chi phí ban đầu, tuy nhiên đây là xu hướng chuyển dịch cơ bản của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở nước ta hiện nay.

Một số đặc điểm của mơ hình này:

 Doanh nghiệp có thể kiểm sốt được chất lượng sản phẩm do giống đầu vào có thể do tự mình cung cấp

 Các khâu thu hoạch, chế biến, vận chuyển, dự trữ được cơ giới hóa theo quy trình khép kín, tỷ lệ hao hụt thấp.

 Thực hiện chuỗi cung ứng đầu vào và đầu ra cũng thuận lợi, hiệu quả hơn

 Tuy nhiên, chi phí đầu tư sẽ cao hơn nhiều và qui mơ diện tích đất canh tác phải lớn. Đây là một trong những trở ngại lớn đối với q trình cơ giới hóa nơng nghiệp của Việt Nam hiện nay.

Mơ hình 2: Thu mua gạo – xuất khẩu

Sơ đồ 2.2: Mơ hình thu mua gạo- xuất khẩu

Nguồn: TS. Nguyễn Văn Sơn, 2013, Bàn về việc hoàn thiện chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu của Việt Nam, trang 8

Đối với mơ hình này, các thương lái đi thu mua lúa trực tiếp của nông dân từ các vùng khác nhau với quy mô dao động rất linh hoạt trong một lần thu mua. Các thương lái có thể mua lúa của nơng dân ngay sau khi thu hoạch hoặc mua lúa trong kho của nơng dân. Việc thanh tốn được thực hiện trực tiếp giữa thương lái và nông dân. Sau đó, thương lái sẽ sấy lúa, xay xát và dự trữ gạo tại các nhà máy, kho hàng nhỏ lẻ của mình. Khi các nhà xuất khẩu đặt hàng hoặc chào giá mua hợp lý thì hàng sáo sẽ giao gạo nguyên liệu tại nhà máy của nhà xuất khẩu hoặc giao gạo thành phẩm tại cảng giao hàng do nhà xuất khẩu chỉ định. Các doanh nghiệp trước khi xuất khẩu lô hàng thường phải phơi sấy và đánh bóng lại gạo. Có những lơ hàng gạo, trước khi đến với người trực tiếp xuất khẩu

Nông dân Thương lái (hàng xáo) Nhà máy xay xát Công ty xuất khẩu Cảng Xuất khẩu ra nước ngoài

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

đã phải qua tay rất nhiều thương lái khác nhau, nằm trong các kho hàng nhỏ lẻ trong thời gian dài. Bởi vậy, đối với những lơ hàng theo mơ hình này chất lượng có thể khơng thực sự được đảm bảo. Xuất khẩu theo mơ hình này phổ biến là gạo trắng 15 – 25% tấm.

Các đặc điểm của mơ hình này:

 Gạo nguyên liệu chuyển đến doanh nghiệp xuất khẩu qua nhiều cấp hàng sáo.

 Không truy xuất được nguồn gốc gạo nguyên liệu. Chất lượng gạo không ổn định.

 Các nhà xuất khẩu thông qua hàng xáo có thể thu mua số lượng lớn một cách nhanh chóng.

 Lợi ích của nơng dân khơng được đảm bảo, khi hệ thống phân phối phải qua nhiều khâu trung gian.

Trước đây, những đơn hàng từ châu Phi thường là những mặt hàng gạo 25% tấm, yêu cầu về phẩm cấp và chất lượng không thật sự khắt khe. Bởi vậy, gạo xuất sang châu Phi thường được thu mua trong nước theo mơ hình thứ hai. Nhưng trong những năm trở lại đây, khi mà các hợp đồng gạo xuất khẩu sang châu Phi với yêu cầu chất lượng, phẩm cấp tăng lên thì mơ hình thứ nhất đang dần được sử dụng nhiều hơn.

2.1.5.2 Kênh thương mại gạo Việt Nam tại thị trường Châu Phi

Gạo Việt Nam từ các doanh nghiệp xuất khẩu có thể có hai cách để đi vào thị trường châu Phi: gạo có thể được xuất khẩu trực tiếp cho doanh nghiệp nhập khẩu của châu Phi, hoặc là gạo sẽ được xuất sang một nước trung gian rồi mới tái xuất tới châu Phi.

Đối với phương thức xuất khẩu trực tiếp, gạo Việt Nam phải thông qua các doanh nghiệp nhập khẩu địa phương rồi mới tới tay người tiêu dùng. Ở thị trường châu Phi, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam chưa thành lập các đại lý phân phối ở châu lục này. Châu Phi tuy không phải là một thị trường quá mới đối với mặt hàng gạo Việt Nam nhưng chưa thật sự ổn định. Các hợp đồng gạo ở các quốc gia này có năm rất cao nhưng có năm lại rất thấp. Hơn nữa, chi phí mở đại lý cũng khá cao mà các doanh nghiệp Việt Nam lại có khá ít thơng tin về thị trường này. Bởi vậy, việc mở đại lý ở các quốc gia này khá là mạo hiểm cho các doanh nghiệp Việt Nam. Do chưa có các đại lý cung ứng gạo

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

tại đây, nên các hợp đồng xuất khẩu gạo trực tiếp sang đây phải thông qua các công ty thương mại bản địa.

Tuy nhiên, gạo Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi chủ yếu thông qua nước thứ ba rồi mới tái xuất sang thị trường này. Doanh nghiệp Việt Nam phải lựa chọn hình thức xuất khẩu này bởi nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là do thiếu thông tin về đối tác nhập khẩu gạo châu Phi. Thứ hai là khó khăn trong khâu thanh tốn. Khách hàng châu Phi thường muốn mua gạo theo hình thức trả chậm, điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong khi đó, theo Vụ thị trường châu Phi, Tây Á, Nám Á thì Việt Nam và các nước châu Phi chưa có những thỏa thuận hợp tác về ngân hàng dẫn tới việc doanh nghiệp làm thủ tục mở L/C phức tạp, thời gian chuyển tiền kéo dài, chi phí ngân hàng trung gian cao. Thứ ba là do khoảng cách địa lý xa xơi, dẫn đến phí vận tải cao và tâm lý ngại tiếp cận thị trường này của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi đó, các doanh nghiệp trung gian quốc tế có lợi thế về vốn và hệ thống phân phối ở hầu khắp châu Phi, nên dễ dàng trong việc giải quyết những khó khăn này, nhất là khâu thanh toán.

Xuất khẩu qua trung gian khiến cho giá gạo bị đẩy lên rất cao ở châu Phi. Điều này vừa khơng có lợi cho Việt Nam vừa thiệt hại cho người tiêu dùng ở châu lục này khi phải mua gạo với giá cao hơn. Xuất khẩu gạo qua trung gian cũng gây ảnh hưởng tới thương hiệu gạo của Việt Nam. Người tiêu dùng ở châu Phi sử dụng gạo Việt Nam nhưng không biết đó là gạo xuất khẩu của Việt Nam do mặt hàng này được xuất khẩu qua trung gian thứ ba.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường châu phi (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)