2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị
2.2.2 Yếu tố chất lượng
Gạo Việt Nam luôn được xếp vào top các nước xuất khẩu gạo trên thế giới nhưng đó chỉ là trên phương diện khối lượng xuất khẩu. Thực tế, giá trị xuất khẩu của mặt hàng gạo so với sản phẩm cùng loại của nhiều nước khác vẫn ở mức thấp hơn. Hiện nay, gạo chất lượng cao cũng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới. Trong những năm gần đây, đối với thị trường châu Phi, chất lượng gạo Việt Nam đang dần được cải thiện. Các chủng loại gạo cao cấp đang được xuất khẩu sang thị trường này nhiều hơn, bên cạnh đó là giảm dần các loại gạo chất lượng thấp. Mặc dù vậy, như đã nói ở trên, đối với cùng một phẩm cấp thì gạo Việt Nam vẫn chưa có chất lượng cao bằng gạo các đối thủ. Bởi vậy, việc nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu là điều cần thiết lúc này để nâng cao chất lượng cạnh tranh cho gạo Việt.
Đối với gạo xuất khẩu của Việt Nam nói chung và gạo xuất khẩu vào thị trường châu Phi nói riêng, chúng ta chưa xây dựng được thương hiệu cho gạo trắng cũng như gạo thơm cho từng giống như các nước Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan đã có. Việc này gây
0 100 200 300 400 500 600 700 2009 2010 2011 2012 2013 t1-t3/2014 GIá (USD/tấn, FOB) Năm
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
thiệt hại cho Việt Nam về cả kim ngạch lẫn khối lượng xuất khẩu gạo. Đối với các loại gạo tẻ, chúng ta chỉ gọi chung là gạo trắng, hạt dài bao nhiêu phần trăm tấm, trong đó có thể lẫn tạp nhiều giống khác nhau làm giảm chất lượng gạo. Đối với gạo thơm, chúng ta mới xuất khẩu gạo thơm sản phẩm chung chung, chưa có thương hiệu cho từng giống, gọi là gạo thơm hoặc tấm thơm. Trong khi đó, “Thái Lan có các thương hiệu gạo thơm như Hom Mali 100% phẩm cấp B (mới và cũ), Hom Mali siêu A1 và gạo thơm Pathumthani 100% phẩm cấp B. Chưa kể gạo thơm của Ấn Độ hay Pakistan như Basmati” (Nguyễn Công Thành, 2012, trang1). Các thương hiệu gạo thơm của các quốc gia này đều có giá và chất lượng cao hơn hơn gạo thơm của Việt Nam. Khi cơ cấu chủng loại gạo đang dịch chuyển dần theo chiều hướng tích cực, Việt Nam cần phải nhanh chóng xây dựng thương hiệu các loại gạo cho quốc gia nhằm nâng cao chất lượng cũng như giá trị xuất khẩu.
Ngồi gạo trắng và gạo thơm, Việt Nam cịn có một hướng đi mới đó là xuất khẩu gạo đồ. Gạo đồ là loại gạo được chế biến trực tiếp từ lúa tươi. Lúa tươi được làm sạch, ngâm nước nóng hoặc sấy trong hơi nước có nhiệt độ, rồi phơi khơ, sau đó mới được gia công chế biến. Ở châu Phi, Nam Phi và Nigeria là hai nước nhập khẩu gạo lớn, trong đó có nhu cầu chủ yếu là gạo đồ với số lượng lớn và giá thành cao. Ngoài ra, ở khu vực này cịn có một số quốc gia có xu hướng sử dụng gạo đồ thay cho gạo trắng đang tăng lên, đặc biệt là ở các vùng dân cư có thu nhập cao. Hiện nay, nhà cung cấp gạo đồ chính cho các thị trường này là các nhà xuất khẩu Thái Lan và Ấn Độ. Giá gạo đồ thơng thường cao hơn giá gạo trắng 5% tấm bình quân 50-60 USD/tấn và cũng mang lại lợi nhuận cao hơn cho nhà xuất khẩu. Gạo đồ được làm trực tiếp ngay từ lúa tươi, vì thế các nhà máy có thể mua lúa trực tiếp từ người nơng dân mà không cần phải qua nhiều tầng nấc trung gian như khi sản xuất gạo trắng. Nhờ vậy, nơng dân trồng lúa sẽ có thêm được khoản tiền khơng nhỏ nhờ bán lúa cho nhà máy gạo đồ. Mặc dù vậy, kim ngạch cũng như khối lượng gạo đồ xuất khẩu vào thị trường châu Phi của Việt Nam vẫn chỉ là một con số khiêm tốn, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số gạo xuất khẩu. Các nhà doanh nghiệp Việt Nam hiện chưa mạnh dạn đầu tư vào loại gạo này do chi phí xây dựng nhà máy gạo đồ đòi hỏi vốn đầu tư lớn hơn các nhà máy thường. Bởi vậy, nhà nước cần có những biện
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
pháp hỗ trợ để đẩy mạnh mặt hàng gạo đồ nhằm khai thác thị trường cũng như những lợi ích mà xuất khẩu loại gạo này mang lại.