Giải pháp mở rộng thị trường và đối tác tại châu Phi

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường châu phi (Trang 73 - 76)

3.3 Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng gạo vào châu Phi

3.3.3 Giải pháp mở rộng thị trường và đối tác tại châu Phi

Tăng cường giao lưu chính trị, ngoại giao, văn hóa

Trong tương lai, Việt Nam cần phải tiếp tục trao đổi các đoàn đại biểu cấp cao đối với các quốc gia châu Phi để thắt chặt và mở rộng hơn nữa mối quan hệ với các quốc gia này. Việc tăng cường trao đổi các đoàn cấp cao giữa hai bên là dịp để trao đổi các biện pháp tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại song phương, trong đó vấn đề cốt lõi là tạo khn khổ pháp lý cho các hoạt động thương mại. Trong các cuộc viếng thăm cấp cao, cần chú trọng kí kết các hiệp định, các văn bản ghi nhớ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển quan hệ thương mại với từng nước, trong đó có hoạt động xuất khẩu gạo. Các hiệp định, văn bản ghi nhớ sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong xuất khẩu gạo vào các thị trường mới.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Tăng cường mạng lưới các cơ quan ngoại giao, đại diện thương mại ở nước ngoài.

Hiện nay ở châu Phi, Việt Nam đã có 8 cơ quan đại diện ngoại giao thường trú tại các nước Angola, Algieria, Ai Cập, Libi, Nam Phi, Tanzania, Ma rốc và Mơ-dăm-bích. Cùng với đó là 5 thương vụ tại Nam Phi, Algieria, Ai Cập, Ma rốc và Nigieria nhằm tạo cầu mối cho các doanh nghiệp hoạt động. Mạng lưới các cơ quan thương vụ của Việt Nam đã có mặt tại các khu vực Tây Phi, Nam Phi và Bắc Phi. Tuy nhiên, nước ta vẫn chưa đặt được thương vụ ở khu vực Đơng Phi. Điều đó cho thấy, lực lượng cá ccơ quan thương vụ của nước ta còn khá mỏng ở châu lục này. Thêm vào đó, chế độ hoạt động kiêm nhiệm và thiếu kinh phí cũng cản trở hoạt động của các cơ quan này. Ví dụ, thương vụ Việt Nam ở Ma rốc còn kiêm nhiệm cả Ghi nê và Senegal, hay thương vụ Nam Phi kiêm nhiệm Madagascar và Mơ-zăm-bích. Mặt hàng gạo Việt Nam muốn mở rộng thị trường ở châu Phi thì cần rất nhiều thơng tin về thị trường. Một khi muốn thâm nhập một thị trường mới thì thơng tin về thị trường là điều cốt yếu mà phía Việt Nam cần phải có. Khi mà các thương vụ ở châu lục này còn thiếu cùng với khó khăn trong hoạt động thì khơng thể cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường cho doanh nghiệp, cản trở hoạt động xuất khẩu. Để khắc phục điều này, trước mắt cần nỗ lực thiết lập, tái lập các cơ quan ngoại giao, đại diện thương mại nhằm giảm bớt tình trạng kiêm nhiệm ở nhiều nước. Cần sớm thiết lập thêm các cơ quan thương vụ ở một số nước như Bờ Biển Ngà, Senegal,…là những nước được coi là cửa ngõ vào khu vực cũng như có mối quan hệ thương mại về mặt hàng gạo tốt đối với Việt Nam.

Bên cạnh tăng cường số lượng các cơ quan thương vụ, ngoại giao, cũng cần nâng cao chất lượng của các cơ quan này. Nhà nước cần đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực tại các thương vụ khu vực này nhằm đáp ứng đủ nhu cầu về thông tin thị trường, về các donah nghiệp địa phương phục vụ cho hoạt động xúc tiến thương mại hàng hóa nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng.Việc đầu tư này có thể rất tốn kém và địi hỏi nhiều thời gian nhưng là thực sự cần thiết và tạo hiệu quả lâu dài trong tương lai.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Đối với các doanh nghiệp cũng cần phải tích cực trong hoạt động tìm kiếm, phân tích thơng tin về thị trường này. Để nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu thị trường, doanh ngiệp cần có kế hoạch điều tra, thăm dị nhu cầu thị trường cụ thể. Doanh nghiệp cũng cần phải trang bị hệ thống máy móc xử lý thơng tin nhanh nhạy và chính xác, cũng như tuyển chọn đội ngũ nhân viên năng động, có trình độ chun mơn vững. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tận dụng tối da kênh thông tin mà Nhà nước hỗ trợ hiện có và tiếp xúc với các kênh mới để khơng bỏ sót các thơng tin q giá. Các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam nên nâng cao hiệu quả sử dụng mạng thông tin nội bộ từ Hiệp hội lương thực Việt Nam và khai thác tối đa cơ hội tìm bạn hàng thơng qua mạng máy tính tồn cầu.

Khi có cơ hội, doanh nghiệp cần nhanh chóng nắm bắt để kí kết các hợp đồng với các bạn hàng ở khu vực này. Đối với các bạn hàng cũ, cần giữ thông tin liên lạc cũng như cập nhật thông tin hoạt động để có thể tiếp tục có thể hợp tác khi có nhu cầu. Hoặc có thể thơng qua các bạn hàng cũ giới thiệu để nhận hợp đồng với các đối tác mới. Với các bạn hàng mới, điều quan trọng là thực hiện tốt hợp đồng, giao hàng đúng hẹn, chất lượng mặt hàng đảm bảo, nhằm tạo dựng uy tín cũng như thương hiệu để có thể có cơ hội nhận hợp đồng lần sau.

Đầu tư mở các kho ngoại quan tại châu Phi

Việc các tuyến đường biển trực tiếp đến các nước châu Phi còn hạn chế, vẫn phải qua nước thứ ba gây trở ngại cho hoạt động xuất khẩu gạo. Gạo vận chuyển tới các quốc gia châu Phi ln có chi phí lớn, tình trạng vận chuyển kéo dài, khó đáp ứng kịp thời những nhu cầu, đặc biệt là những đơn hàng gạo có tính thời vụ. Những điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của mặt hàng gạo tại thị trường các quốc gia châu Phi, cũng như hạn chế việc mở rộng thị trường của mặt hàng gạo tại châu lục này. Mở kho ngoại quan gạo ở châu lục này là một biện pháp có thể khắc phục được tình trạng này. Mở kho ngoại quan gạo ở các thị trường trọng điểm ở khu vực này không những giúp cho việc xuất khẩu trực tiếp dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian, chi phí mà cịn có thể dễ dàng tiếp cận với các thị trường lân cận. Hiện nay, tại khu vực châu Phi, Việt Nam chưa mở kho ngoại quan gạo nào và cũng chưa có doanh nghiệp nào mạo hiểm thực hiện điều này.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Tuy nhiên, đây là việc làm cần thiết để đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào thị trường này. Để có thể mở các kho ngoại quan gạo, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kĩ tình hình thị trường cũng như đối tác ở quốc gia đó để hạn chế các rủi ro, nâng cao tính hiệu quả. Bên cạnh đó, nhà nước, hiệp hội lương thực cũng như các cơ quan thương vụ cần cung cấp thông tin thị trường cho doanh nghiệp, hỗ trợ về các thủ tục pháp lý cũng như hỗ trợ về mặt kinh phí để doanh nghiệp có thể mở kho ngoại quan dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường châu phi (Trang 73 - 76)