2.1 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Châu Phi giai đoạn
2.1.1 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu
2.1.1.1 Khối lượng xuất khẩu
Trong giai đoạn 2004-2014, thị trường gạo thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã phải trải qua một số biến động như khủng hoảng tài chính năm 2008, dịch bệnh Ebola hồnh hành ở châu Phi 2014, thiên tai mất mùa,…khiến gạo xuất khẩu Việt Nam đã trải qua rất nhiều khó khăn và thách thức. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo Việt Nam đã cố gắng và nỗ lực vượt qua các trở ngại đó và ln giữ vững vị trí nằm trong top các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Thêm vào đó việc gia nhập WTO năm 2006 đã mở ra cơ hội cho các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam dễ dàng tiếp cận các thị trường mới nhiều tiềm năng như châu Phi. Cho đến nay, châu Phi đã là một trong những bạn hàng lớn và tiềm năng của mặt hàng gạo xuất khẩu Việt Nam.
Từ bảng số liệu 2.1 ta có thể thấy từ năm 2004 đến năm 2014, khối lượng gạo nước ta xuất khẩu sang châu Phi có mức tăng trung bình là 13% mỗi năm. Tuy nhiên, khối lượng gạo xuất khẩu sang châu Phi không tăng liên tục theo các năm mà có nhiều biến động. Trong đó năm 2008 là năm có mức tăng mạnh nhất, khi mà khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này tăng 87,4% so với năm 2007. Một phần là do, năm 2007 khối lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi có mức giảm đáng kể, giảm tới 42,9% so với năm 2006. Nhìn vào bảng số liệu này ta có thể thấy năm 2004 là năm có khối lượng gạo xuất khẩu vào thị trường châu Phi thấp nhất, chỉ đạt con số 564 nghìn tấn trong khi năm 2013 có khối lượng xuất khẩu cao nhất đạt 1,795 triệu tấn. So sánh hai năm này với nhau, ta thấy năm 2013 có khối lượng gạo xuất khẩu sang châu Phi gấp hơn 3 lần khối lượng xuất khẩu năm 2004.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Bảng 2.1 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi giai đoạn 2004-2014
Năm Khối lượng (triệu tấn)
Mức thay đổi so với năm trước
(%)
Kim ngạch (triệu USD)
Mức thay đổi so với năm trước
(%) 2004 0,564 133,4 2005 0,879 55,9 228,5 71,2 2006 1,096 24,7 272,3 19,2 2007 0,625 -42,9 191,6 -29,6 2008 1,171 87,4 571,0 198 2009 1,656 41,4 644,7 16,4 2010 1,457 -12 562,8 -12,7 2011 1,608 10,4 738,6 31,2 2012 1,728 7,5 760,2 2,9 2013 1,795 3,9 775,0 1,9 2014 0,772 -57 425,7 -45,1
Nguồn: Tổng hợp từ International Trade Centre (ITC), và số liệu của Vụ thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á3
Năm 2014 là năm có mức giảm khối lượng gạo xuất khẩu lớn nhất trong giai đoạn 2004-2014 khi mà khối lượng gạo xuất khẩu giảm tới 57% so với năm 2013. Đây là một năm khá khó khăn đối với gạo Việt Nam xuất sang thị trường này. Theo Vụ thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, đại dịch Ebola bùng phát ở châu Phi là một phần nguyên nhân khiến cho khối lượng gạo nhập sang thị trường này sụt giảm. Dịch bệnh khiến cho việc vận tải trở nên khó khăn hơn, số lượng tàu tới châu Phi giảm mạnh do các thủy thủ đoàn lo ngại nhiễm bệnh. Các công ty bảo hiểm cũng không muốn cung cấp bảo hiểm toàn cầu liên quan tới đại dịch này. Đặc biệt, cũng trong năm 2014 Thái Lan đã xả bán gạo
3 Truy cập ngày 4/4/2015, http://www.trademap.org/tradestat/Country_SelProduct_TS.aspx;
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
hàng tồn kho với giá rẻ, khiến cho khối lượng gạo Thái Lan xuất sang châu Phi đạt mức kỉ lục trong nhiều năm qua. Với mức giá thấp, gạo Thái Lan đã chiếm lĩnh thị trường châu Phi trong năm 2014, rất khó để gạo Việt Nam có thể cạnh tranh với gạo Thái ở thời điểm đó. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi.
Biểu đồ 2.1: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi giai đoạn 2004-2014
Nguồn: Tác giả lập theo số liệu bảng 2.1
Năm 2007 cũng là năm có mức giảm khối lượng xuất khẩu khá lớn trong giai đoạn này khi khối lượng gạo xuất giảm 29,6% so với năm 2006. Nguyên nhân của mức giảm này không phải xuất phát từ thị trường mà do sản xuất trong nước. Trong năm 2006, dịch bệnh rầy nâu gây mất mùa ở miền Nam, đồng thời khối lượng gạo của Việt Nam xuất ra toàn thế giới năm 2005-2006 khá lớn dẫn tới lượng gạo dự trữ trong nước giảm. Vì vậy, nhà nước buộc phải điều chỉnh định mức xuất khẩu nhằm hạn chế khối lượng xuất khẩu, đảm bảo an ninh lương thực trong nước khiến cho khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới nói chung và sang châu Phi nói riêng trong năm này có mức sụt giảm đáng kể. 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Kim ngạch( triệu USD) Khối lư ợng (triệu tấn)
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Ngay sau đó, sang năm 2008 là năm có chuyển biến khá tích cực đối với xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường châu Phi. Tình hình sản xuất trong nước dần ổn định, định mức xuất khẩu của nhà nước đã được bãi bỏ. Năm 2008 là năm khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới, các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở châu Phi có tâm lý hoảng loạn và nhu cầu tích trữ gạo cao. Các nước nhập khẩu gạo này có xu hướng mua gạo để đảm bảo nguồn cung lương thực trong nước nên trong năm này, các nhà xuất khẩu từ Việt Nam nhận được nhiều hợp đồng lớn từ châu Phi. Bởi vậy, khối lượng gạo xuất khẩu sang thị trường châu Phi năm 2008 có mức tăng lên tới 87,4%, cao nhất trong giai đoạn 10 năm từ năm 2004 đến năm 2014. Tiếp tục với đà tăng năm 2008, khối lượng xuất khẩu năm 2009 tăng lên tới 1,656 triệu tấn. Cho tới thời điểm năm 2009, đây là năm có khối lượng gạo xuất khẩu gạo vào thị trường châu Phi lớn nhất. Cũng có thể coi đây là một thành công trong xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này.
Khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi tăng từ 564 nghìn tấn năm 2004 lên tới 1,096 triệu tấn năm 2006. Tuy nhiên, do mất mùa trong nước khiến cho khối lượng gạo năm 2007 giảm xuống còn 625 ngàn tấn. Hai năm tiếp theo, khối lượng gạo xuất khẩu lại tăng trở lại với 1,171 triệu tấn năm 2008 và 1,656 triệu tấn năm 2009. Sang năm 2010, khối lượng gạo xuất khẩu sang châu Phi giảm nhẹ, xuống mức 1,457 triệu tấn do vấp phải sự cạnh tranh từ các quốc gia khác. Các năm tiếp theo, khối lượng gạo tăng nhẹ theo các năm và lên tới con số 1,795 triệu tấn năm 2013, cao nhất trong giai đoạn này. Mặc dù vậy, sang tới năm 2014, xuất khẩu gạo sang châu Phi giảm mạnh xuống cịn 772 nghìn tấn do đại dịch Ebola cũng như sự cạnh tranh tới từ thị trường gạo Thái Lan.
2.1.1.2. Kim ngạch xuất khẩu
Dựa vào bảng 2.1 ta thấy kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi có chiều hướng tăng trong giai đoạn 2004-2014, với mức tăng trung bình mỗi năm là 27,5%. Đây là một mức tăng khá ấn tượng, tuy nhiên trong giai đoạn này, nhìn vào biểu đồ 2.1 thì giá trị xuất khẩu gạo khơng tăng đều theo các năm mà có những biến động khá lớn. Ta có thể nhận thấy, trong giai đoạn này kim ngạch xuất khẩu gạo có những biến động cùng chiều với khối lượng xuất khẩu.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2014, năm 2008 là năm có mức tăng kim ngạch lớn nhất, với mức tăng là 198% so với năm 2007. Nguyên nhân chính của mức tăng này chính là tình hình khủng hoảng kinh tế. Tình hình kinh tế thế giới khơng những ảnh hưởng tới khối lượng gạo xuất khẩu vào châu phi như đã phân tích ở trên mà cịn ảnh hưởng tới giá gạo. Khủng hoảng kinh tế và lạm phát cao khiến chính phủ các nước hạn chế xuất khẩu để ổn định tình hình trong nước, làm giảm mạnh nguồn cung. Kết hợp với nhu cầu mua gạo ở mức cao của các nước nhập khẩu đẩy mức giá gạo lên cao đột biến. Giá gạo và khối lượng xuất khẩu tăng khiến cho kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2008 sang thị trường châu Phi tăng mạnh.
Các năm 2007, 2010 và 2014, cùng với khối lượng xuất khẩu giảm, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi cũng thấp hơn so với các năm trước đó. Đặc biệt năm 2014 là một năm khá khó khăn với mặt hàng gạo Việt Nam ở thị trường Châu Phi khi cả khối lượng và kim ngạch đều giảm khá mạnh, lần lượt là 57% và 45,1% so với năm 2013.
2.1.1.3. Các thị trường chính tại châu Phi
Dựa vào bảng 2.2 ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các quốc gia ở châu Phi biến động liên tục theo các năm. Ví dụ, kim ngạch xuất khẩu gạo sang Senegal năm 2007 chỉ là 1,4 triệu USD nhưng sang năm 2008, kim ngạch xuất khẩu lên tới 92,2 triệu USD; hay kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Angola năm 2008 là 119,8 triệu USD - cao nhất khu vực châu Phi trong năm này, nhưng sang năm 2009 kim ngạch chỉ cịn 48,4 triệu USD. Lí do của việc biến động liên tục này là do các doanh nghiệp Việt Nam khơng có nhiều các bạn hàng quen thuộc và ổn định ở khu vực này. Việc xuất khẩu gạo vào thị trường này phần nhiều phụ thuộc vào các hợp đồng kí được hàng năm, khiến cho kim ngạch xuất khẩu vào các nước này có năm cao, năm thấp. Bờ Biển Ngà và Ghana là các thị trường có nhu cầu khá lớn đối với mặt hàng gạo của Việt Nam. Trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2014, nhìn chung kim ngạch xuất khẩu gạo sang hai thị trường này tăng dần theo các năm. Vào các năm 2005, 2009, 2010, 2012 và 2013 Bờ Biển Ngà là quốc gia có kim ngạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam lớn nhất trong số các quốc gia ở khu vực châu Phi. Bờ Biển Ngà cũng nằm trong top những
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm gần đây. Đối với Ghana, kim ngạch xuất khẩu gạo vào quốc gia này tăng mạnh trong ba năm trở lại đây. Đặc biệt trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu gạo vào nước này lên tới con số 182,8 triệu USD. Sang năm 2014, kim ngạch xuất khẩu vào hai nước này nói riêng và vào thị trường châu Phi nói chung đều giảm khá mạnh. Ngồi ra, kim ngạch xuất khẩu gạo sang các thị trường Senegal và Angola cũng khá cao tuy nhiên không giữ được sự ổn định.
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang một số nước châu Phi giai đoạn 2004-2014
(Đơn vị: triệu USD)
Nguồn: Tổng hợp từ International Trade Centre (ITC), truy cập ngày 4/4/2015, và số liệu của Vụ Châu Phi, Tây Á, Nam Á4
Theo Vụ thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu mặt hàng gạo sang 33 trên tổng số 55 nước châu Phi, tăng 5 thị trường so với năm 2012.
4 Truy cập ngày 4/4/2015, http://www.trademap.org/tradestat/Country_SelProduct_TS.aspx;
http://vietnamexport.com/tinh-hinh-xuat-khau-gao-sang-khu-vuc-thi-truong-chau-phi-tay-a-nam-a-
Nước Năm
Bờ Biển Ngà Senegal Ghana Angola Cameroon
2004 31,0 24,4 26,4 25,6 5,0 2005 78,9 39,4 17,7 65,1 7,2 2006 52,9 5,9 28,5 47,5 11,0 2007 40,0 1,4 39,7 36,2 7,4 2008 74,9 92,2 39,6 119,8 28,5 2009 136,9 94,7 60,1 48,4 29,7 2010 119,2 60,2 66,4 82,6 23,5 2011 138,8 169,7 77,3 27,5 42,0 2012 203,4 66,1 149,7 54,6 43,9 2013 228,5 17,5 182,8 48,7 60,8 2014 104,9 15,2 177,8 7,1 9,2
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Có thể thấy ngày nay xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Phi đang muốn hướng đến nhiều nước khác trong khu vực thay vì phụ thuộc vào các thị trường quen thuộc. Tuy nhiên, để giữ vững được vị thế của mình trên thị trường châu Phi, ngành gạo xuất khẩu Việt Nam bên cạnh việc quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng các thị trường mới tiềm năng còn phải tiếp tục cũng cố duy trì một cách ổn định hơn mối quan hệ với các bạn hàng truyền thống.