3.2.1 Cơ hội
Với dân số trên 1 tỷ người và đang tiếp tục tăng theo các năm, châu Phi hiện nay đang có nhu cầu về lương thực rất lớn, trong đó có mặt hàng gạo. Sản lượng gạo sản xuất được trong các quốc gia châu Phi đang có chiều hướng tăng theo các năm, mặc dù vậy cũng không thể đáp ứng nhu cầu của người dân ở đây. Bởi vậy, hàng năm châu lục này phải nhập khẩu một khối lượng lớn mặt hàng gạo. Trong khi đó, gạo là mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam trong nhiều năm qua. Đây là cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo của nước ta vào thị trường này.
Hiện nay, hạn ngạch thuế quan tương đối thấp cũng như các hàng rào thương mại đối với mặt hàng gạo xuất khẩu vào các quốc gia châu lục này không thực sự khắt khe. Bên cạnh đó, yêu cầu của đại đa số các đơn hàng gạo không cao như những đơn hàng xuất khẩu sang các thị trường khác. Việc này giúp cho mặt hàng gạo Việt Nam thâm nhập thị trường này một cách dễ dàng hơn.
Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo vào thị trường châu Phi sẽ giúp gạo Việt Nam giảm bớt được những rủi ro ở các thị trường quen thuộc khi mà thị trường gạo thế giới trong các năm qua có nhiều biến động. Đồng thời sẽ giúp tăng thu ngoại tệ cho đất nước, góp phần phát triển các ngành kinh tế khác.
3.2.2 Thách thức
Gạo Việt Nam tại thị trường châu Phi đang vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ tới từ gạo của nhiều quốc gia khác. Các quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới đang chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường đầy tiềm năng này. Việc giảm giá sâu mặt hàng gạo phẩm cấp trung bình của các quốc gia như Pakistan, Ấn Độ, Thái Lan khiến cho gạo
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Việt Nam gặp khơng ít khó khăn. Bên cạnh đó, gạo xuất khẩu cao cấp của Việt Nam cũng tỏ ra khá lép vế khi phải cạnh tranh với gạo cao cấp của Thái Lan, Ấn Độ và các quốc gia châu Mỹ.
Tuyến đường vận tải hàng hải giữa Việt Nam và các quốc gia châu Phi khá xa, cước phí vận tải lớn. Việc thuê tàu bè chuyên chở gạo sang châu Phi cũng là một khó khă cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhiều đơn hàng gạo Việt Nam xuất khẩu vào châu Phi phải qua các nước trung gian khiến cho giá gạo khi vào thị trường này bị đẩy lên cao. Điều này làm giảm tính cạnh tranh của gạo Việt Nam đối với các đối thủ khác. Vấn đề khó khăn trong thanh tốn cũng là một rào cản đối với hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam.
So với các châu lục khác, châu Phi là một vùng đất khá xa xôi và mới lạ. Hoạt động xúc tiến thương mại của mặt hàng gạo vào thị trường này cịn yếu. Thơng tin về thị trường chưa được cung cấp một cách đầy đủ và cập nhật làm tăng rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Gạo Việt Nam tham gia khá ít các hội chợ triển lãm nông nghiệp khu vực này, đồng thời chưa có thương hiệu riêng. Bởi vậy, người tiêu dùng ở các quốc gia châu Phi chưa có ấn tượng với mặt hàng gạo Việt Nam như các sản phẩm của Thái Lan hay Ấn Độ