Đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho mặt hàng gạo xuất khẩu

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường châu phi (Trang 69 - 71)

3.3 Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng gạo vào châu Phi

3.3.1 Đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho mặt hàng gạo xuất khẩu

Sản xuất lúa gạo có mối quan hệ chặt chẽ với xuất khẩu gạo, sản xuất lúa gạo với vai trò là nơi cung cấp gạo nguyên liệu cho chế biến thành gạo xuất khẩu. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu gạo nói chung và xuất khẩu vào thị trường châu Phi nói riêng, trước hết phải ổn định hoạt động sản xuất lúa gạo trong nước.

Ổn định quỹ đất trồng lúa, quy hoạch các vùng chuyên canh lúa xuất khẩu

Trong văn kiện Đại hội Đảng lân thứ XI có ghi:’ Giữ vững diện tích trồng lúa theo quy hoạch, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và tăng giá trị xuất nhập khẩu”. Nghị định 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 về quản lý sử dụng đất trồng lúa có khẳng định: “Hạn chế tối đa việc chuyển đất trồng lúa nước sang vào các mục đích phi nơng nghiệp; khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích đất trồng lúa, cải tạo đất lúa

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

khác thành đất chuyên trồng lúa nước”. Cần phải coi đất trồng lúa là tài sản quốc gia, không được xâm phạm.

Đi đôi với vấn đề trên, cần phải quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo phục vụ xuất khẩu. Những vùng chuyên canh lúa hàng hóa phải được quy hoạch để sản xuất lớn, được đầu tư cẩn thận, chất lượng lúa cao. Mơ hình cánh đồng mẫu lớn cần phải được đầu tư phát triển thực hiện và nhân rộng trên các vùng trồng lúa xuất khẩu lớn trên cả nước. Cánh đồng mẫu lớn là hình thức tổ chức lại sản xuất trên cơ sở liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, tập hợp những nông dân nhỏ lẻ tạo điều kiện áp dụng những kỹ thuật mới và giải quyết đầu ra ổn định và có lợi nhuận cho nơng dân. Cánh đồng mẫu lớn là mơ hình “liên kết bốn nhà”: nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông. Trong mối liên kết đó, “mỗi nhà” đều có vị trí, vai trị riêng. Trong hình thức canh tác này, người nông dân phải cùng nhau thực hành sản xuất theo một quy trình chung từ các khâu sản xuất, áp dụng kỹ thuật tiên tiến nhằ nâng cao năng suất chất lượng, giảm chi phí sản xuất. Để làm được điều đó, những người nơng dân nhỏ lẻ phải được tổ chức thành các nhóm làm việc cùng nhau theo từng cánh đồng lớn, thay vì sản xuất độc lập. Vai trị của các doanh nghiệp trong mơ hình này cũng cực kì quan trọng. “Doanh nghiệp là người cung ứng vật tư đầu vào cho nông dân, là người chỉ đạo sản xuất, hỗ trợ về mặt kỹ thuật sản xuất cho nông dân và cũng là người tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Nhà nước tham gia với vai trị hỗ trợ, điều phối thơng qua các chính sách khuyến khích, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật, xúc tiến thương mại; đồng thời là người kiểm tra, giám sát và bảo đảm tính pháp lý cho việc thực hiện hợp đồng giữa các bên.”(Ts. Nguyễn Quốc Dũng, 2011)

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và xuất khẩu gạo

Việc nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và xuất khẩu gạo sẽ góp phần đáng kể vào việc tăng hiệu quả trong sản xuất và xuất khẩu gạo, ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng gạo xuất khẩu sang thị trường châu Phi.

Những hoạt động cần thiết mà nhà nước ta cần phải thực hiện để phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất gạo hiện nay là: phát triển hệ thống giao thơng, thủy lợi, phát triển các cơng trình phục vụ thương mại.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Việc cải thiện hệ thống giao thông nông thôn đã được nhà nước tiến hành trong nhiều năm qua, tuy nhiên nhiều nơi vẫn chưa được thực hiện hoăc được thực hiện nhưng còn yếu kém. Nhiều cơng trình sau khi đưa vào sử dụng đã xuống cấp trong thời gian ngắn, ảnh hưởng tới công việc sản xuất của người nông dân. Bởi vậy, nhà nước cần phải chú trọng hơn về vấn đề này để thực hiện một cách hiệu quả, ngoài việc đầu tư vốn cần phải tổ chức giám sát chặt chẽ, sớm hình thành mạng lưới giao thơng nơng thôn hiện đại phục vụ sản xuất và lưu chuyển mặt hàng gạo. Bên cạnh đó, hệ thống thủy lợi ở nhiều địa phương đã xuống cấp, khiến việc phục vụ sản xuất khơng cịn hiệu quả hoặc gây thiệt hại trong sản xuất. Đây là điều quan trọng mà nhà nước phải lưu tâm. Cần phải huy động mọi nguồn lực để đầu tư cải thiện hệ thống các trạm bơm, mương dẫn nước, hệ thống đê điều.

Nhà nước nên đầu tư, mở rộng, tăng hiệu suất làm việc của các cảng biển nhằm phục vụ tốt cho việc xuất khẩu gạo nói riêng và hàng hóa nói chung. Các doanh nghiệp cũng nên đầu tư phát triển hệ thống kho bãi, máy móc chế biến để phục vụ tốt cho công tác chế biến và bảo quản mặt hàng gạo.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường châu phi (Trang 69 - 71)