Sản phẩm xuất khẩu

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường châu phi (Trang 41 - 47)

2.1 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Châu Phi giai đoạn

2.1.2. Sản phẩm xuất khẩu

Trước đây, đa phần gạo Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi là các chủng loại gạo phẩm cấp thấp. Bởi vì, với tình hình kinh tế cịn khó khăn, mức sống của người dân còn tương đối thấp, nhu cầu về gạo ở châu lục này chủ yếu là gạo phẩm cấp thấp, khơng địi hỏi gạo có chất lượng cao như các nước châu Âu hay châu Mĩ. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tại thị trường châu Phi, gạo phẩm cấp thấp của Việt Nam đang vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các quốc gia khác. Ngoài ra, các quốc gia châu Phi đang dần hạn chế nhập khẩu các loại sản phẩm này, đẩy mạnh sản xuất trong nước để đảm bảo an ninh lương thực. Bởi vậy, khối lượng xuất khẩu các loại gạo có tỉ lệ tấm cao của Việt Nam sang thị trường châu Phi đang có xu hướng giảm dần. Việt Nam cũng đang dần xây dựng thương hiệu cho mình ở các sản phẩm có chất lượng tốt, đặc biệt là các loại gạo thơm, tấm thơm trên thị trường thế giới nói chung và thị trường châu Phi nói riêng.

Bảng 2.3: Xuất khẩu gạo vào một số quốc gia châu Phi theo phẩm cấp 11 tháng đầu năm 2013

(Đơn vị: Tấn) Bờ Biển Ngà Ghana Cameroon Senegal

Gạo 100% tấm 7.900 25 22.590 Gạo 25% tấm 298.050 2.715 34.040 875 Gạo 15% tấm 8.525 25 19.600 624 Gạo 5% tấm 101.437 164.496 87.575 2.080 Gạo thơm 80.348 170.584 790 1.016 Gạo tấm thơm 36.133 29.199 4.000 19.744

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy đã có những dấu hiệu tích cực trong cơ cấu phẩm cấp gạo xuất khẩu vào các quốc gia châu Phi. Đây đều là các quốc gia có khối lượng nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam hàng năm, trong đó chỉ có Bờ Biển Ngà và Senegal là quốc gia có tỷ trọng gạo cấp thấp (gạo 100%, 25%, 15% tấm) cao hơn so với gạo chất lượng cao (gạo 5% tấm, gạo thơm, gạo tấm thơm). Mặc dù vậy, tỷ lệ chênh lệch giữa hai loại gạo này ở Senegal là không thực sự đáng kể. Ở Bờ Biển Ngà, mặc dù gạo chất lượng cao được nhập khẩu ít hơn gạo chất lượng thấp nhưng với khối lượng nhập khẩu loại gạo này không hề nhỏ. Hai quốc gia còn lại nhập khẩu gạo chất lượng cao nhiều hơn đáng kể so với gạo chất lượng thấp. Đặc biệt, Ghana hầu như chỉ nhập gạo chất lượng cao với tỷ lệ trên 99,2%.

Với cơ cấu các chủng loại gạo xuất khẩu sang thị trường châu Phi như hiện nay là một dấu hiệu tốt cho xuất khẩu gạo của Việt Nam. Việc đẩy mạnh xuất khẩu các loại gạo 5% tấm, gạo thơm, tấm thơm không những làm tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu mà còn đem lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu và người nông dân.

2.1.3. Giá xuất khẩu

Thực tế giá cả xuất khẩu phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố: quan hệ cung cầu, điều kiện khí hậu thời tiết, thời vụ, yếu tố chính trị xã hội. Đối với mặt hàng gạo xuất khẩu sang thị trường châu Phi, phẩm chất gạo là một trong những yếu tố quan trọng và chi phối nhiều tới giá gạo. Trong các năm gần đây, phẩm chất gạo xuất sang thị trường châu Phi dần được cải thiện, giá gạo cũng có xu hướng tăng theo từng năm. Bên cạnh đó, ảnh hưởng lớn nhất tới giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đó chính là giá gạo xuất khẩu trên thị trường thế giới. Trong những năm qua, giá gạo xuất khẩu trên thị trường thế giới luôn biến động, vì thế giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường châu Phi cũng biến động theo.

Dựa vào biểu đồ 2.2 ta thấy giá gạo trung bình mỗi năm Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi có xu hướng tăng dần theo các năm. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường châu Phi từ năm 2004 đến năm 2006 khá ổn định, chỉ tăng nhẹ theo từng năm. Tuy nhiên, sang năm 2007, giá gạo lại tăng 23,3% so với năm 2006, lên mức 206

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

kéo giá gạo xuất khẩu chung của Việt Nam tăng theo. Năm 2007 là năm mà các quốc gia có ảnh hưởng lớn đến thị trường lương thực thế giới đều có những biến động về tình hình cung ứng lương thực. “Ấn Độ phải giảm tiến độ xuất khẩu gạo và nhập khẩu thêm lúa mì để bù đắp lượng gạo thiếu hụt. Inđônêxia trước đây không nhập khẩu gạo, năm nay cũng phải nhập khẩu hơn 1,3 triệu tấn. Bên cạnh đó, việc sản xuất lúa mì năm này ở các nước trên thế giới gặp khó khăn, nên sản lượng giảm rất mạnh. Một trong những nước sản xuất lúa mì lớn trên thế giới là Úc với sản lượng khoảng 24 triệu tấn/năm, nhưng năm 2007 chỉ thu hoạch được khoảng 9 triệu tấn. Cùng với đó, việc cắt giảm sản lượng ngô phục vụ nhu cầu lương thực sang để điều chế ethanol thay cho xăng của Mỹ cũng ảnh hưởng đến thị trường lương thực” (theo Thông tấn xã Việt Nam, 2009). Những tác động này đã góp phần làm cho cung - cầu lương thực trên thị trường thế giới biến động lớn và góp phần làm tăng giá gạo.

Biểu đồ 2.2: Giá gạo xuất khẩu trung bình các năm của Việt Nam sang thị trường châu Phi giai đoạn 2004-2014

Nguồn: Tác giả tính tốn dựa trên số liệu của International Trade Centre, truy cập 6/4/2014, http://www.trademap.org/Country_SelProductCountry_TS.aspx

Sang các năm tiếp theo, tình hình sản xuất lương thực trên thế giới vẫn chưa ổn định lại, cộng thêm khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 khiến vấn đề an ninh lương thực trở thành mối lo ngại cho nhiều quốc gia. Các quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế

236 240 248 306 334 388 385 488 439 431 550 0 100 200 300 400 500 600 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Giá gạo (USD/Tấn) Năm

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

giới đều hạn chế xuất khẩu, Ấn Độ thậm chí cịn cấm xuất khẩu một số mặt hàng gạo trong một thời gian. Bên cạnh đó, nhu cầu gạo trên thế giới vẫn ở mức cao khiến giá gạo tiếp tục tăng trong năm này. Mặt khác, chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường châu Phi có những chuyển biến tích cực, tỷ trọng các loại gạo cấp thấp giảm xuống trong khi các loại gạo thơm đang có chiều hướng gia tăng, góp phần đẩy mức giá trung bình lên cao. Giá gạo Việt Nam xuất khẩu vào thị trường châu Phi tăng lên mức trung bình 334 USD/tấn trong năm 2008 và lên mức 388USD/ tấn năm 2009.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Phi chững lại vào năm 2010 khi giữ ở mức trung bình 385 USD/tấn nhưng lại tiếp tục tăng vào năm 2011, lên tới 488 USD/tấn. Giá gạo năm 2011 tăng lên là do mốt số nguyên nhân: chính phủ Thái Lan tăng giá thu mua lúa gạo trong nước dẫn đến giá gạo xuất khẩu của nước này cũng được đẩy lên, nhờ đó mà xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng được hưởng lợi theo. Tình hình lũ lụt vào những tháng gần cuối năm ở các nước Đông Nam Á dẫn đến nguồn cung trong ngắn hạn cũng có chút thiếu hụt. Ngồi ra, giá các sản phẩm ngũ cốc khác (ngô, lúa mỳ) trên thế giới cũng tăng mạnh kéo theo giá gạo tăng lên. Trong hai năm tiếp theo, giá gạo lần lượt giảm xuống mức 439 USD/tấn năm 2012 và 431 USD/tấn năm 2013 do vấp phải sự cạnh gay gắt từ các nguồn cung khác.

Trong năm 2014, Thái Lan xả bán hàng tồn kho, bán gạo với giá rẻ, khối lượng gạo của Việt Nam xuất sang thị trường châu Phi giảm mạnh. Các hợp đồng gạo cấp thấp giảm đáng kể, nhưng bên cạnh đó, phân khúc gạo thơm, gạo cao cấp vẫn khá ổn định, điều này khiến cho giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt Nam tăng lên cao.

2.1.4 Phương thức xuất khẩu

2.1.4.1. Phương thức vận tải

Diện tích trồng lúa của Việt Nam trải đều khắp cả nước, trong đó đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là hai vựa lúa lớn nhất cả nước, đây cũng là hai vùng trồng lúa lớn nhất nước ta. Sau khi thu gom từ các địa phương, gạo xuất khẩu được vận chuyển và xuất khẩu thông qua các cảng biển lớn trên cả nước. Các cảng tập trung lượng gạo xuất khẩu lớn phải kể đến hệ thống cảng ở thành phố Hồ Chí Minh và cảng Hải Phịng. Hai khu vực này vị trí thuận lợi, dễ dàng thu gom tập trung gạo từ các tỉnh đồng

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

bằng sông Hồng cũng như khu vực đồng bằng sông Cửu Long là các vựa lúa lớn của cả nước. Các cảng ở đây cũng được trang bị hệ thống trang thiết bị hiện đại để bảo quản cũng như xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa.

Cũng như các mặt hàng nông sản khác, mặt hàng gạo xuất khẩu hầu hết được vận chuyển bằng đường biển vì vận tải biển có năng lực chuyên chở lớn, thích hợp vận chuyển các loại hàng rời, có khối lượng lớn, giá trị khơng cao như mặt hàng gạo. Các hợp đồng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi cũng không ngoại lệ, phần lớn các lô hàng được chuyên chở bằng đường biển. Tuyến đường biển Việt Nam- châu Phi là một tuyến đường khá thuận lợi, hơn nữa châu Phi có rất nhiều hệ thống cảng lớn với trang thiết bị hiện đại để nhận hàng.

Thông thường, gạo Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường khác trên thế giới thường lựa chọn điều kiện thương mại FOB làm điều kiện cơ sở giao hàng. Nguyên nhân mà các doanh nghiệp hay lựa chọn điều kiện FOB khi ký kết hợp đồng vì nó hạn chế trách nhiệm cho doanh nghiệp xuất khẩu. Ngoài ra, các doanh nghiệp hàng hải cũng như bảo hiểm của Việt Nam chưa thật sự mạnh và uy tín để lựa chọn cơ sở giao hàng CIF. Tuy nhiên, đối với mặt hàng gạo xuất khẩu vào thị trường châu Phi hầu hết được giao với cơ sở giao hàng CIF bởi vì trong các hợp đồng xuất khẩu, các doanh nghiệp châu Phi thường đề nghị chọn cơ sở giao hàng này. Các nhà nhập khẩu ở Châu Phi thường đề nghị chọn cơ sở giao hàng CIF bởi họ không thông thạo trọng vụ thuê tàu và mua bán biển. Dù vậy, đây cũng là một khó khăn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Tàu bè đến Châu Phi không phải là nhiều như các Châu lục khác, khiến cho việc thuê tàu chuyên chở khá khó khăn. Khó khăn này được thể hiện rõ trong năm 2014, khi mà đại dịch Ebola bùng phát ở các quốc gia châu Phi, số lượng tàu sang châu lục này đã ít lại càng khan hiếm khi thủy thủ đoàn ở các tàu lo ngại dịch bệnh. Các doanh nghiệp rất vất vả trong việc tìm kiếm tàu chun chở, điều này góp phần khiến cho khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi trong năm này giảm sút mạnh. Bù lại, xuất khẩu theo điều kiện CIF là một điều kiện thuận lợi để phát triển ngành hàng hải trong nước. Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng thu nhiều ngoại tệ về cho đất nước hơn trong khi công ty vận tải và bảo hiểm trong nước cũng nhận được các phần giá trị tăng

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

thêm. Với khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi như hiện nay, số tiền ngoại tệ thu thêm khi bán gạo với giá CIF là không hề nhỏ.

2.1.4.2. Phương thức thanh toán.

Hiện nay, các hợp đồng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Phi thường được thanh tốn bằng hình thức nhờ thu hoặc hình thức tín dụng thư (L/C). Tuy nhiên, hình thức chuyển tiền tín dụng thư được sử dụng rất hạn chế bởi vì khả năng tài chính của các đối tác nhập khẩu châu Phi khá là hạn chế. Một mặt, ở phía các nhà nhập khẩu gạo ở thị trường châu Phi rất ngại mở L/C bởi thủ tục phức tạp, thời gian chuyển tiền kéo dài. Các nhà nhập khẩu châu Phi thường đề nghị mua gạo và thanh tốn bằng hình thức chuyển tiền nhờ thu để giảm thiểu chi phí, đặc biệt là phương thức nhờ thu chấp nhận chứng từ (D/A). Tuy nhiên thanh toán theo phương thức này người xuất khẩu vẫn phải chịu rủi ro trong trường hợp người nhập khẩu không chấp nhận chứng từ hoặc từ chối thanh toán hối phiếu khi đáo hạn. Chưa kể đến việc bị từ chối thanh tốn, việc trả tiền chậm đến từ phía nhập khẩu gây khơng ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp xuất khẩu rất loay hoay trong thu hồi vốn để xoay vịng. Trong hoạt đơng xuất khẩu sang châu Phi, phía Việt Nam có khá ít thơng tin về thị trường, đối tác nên nguy cơ rủi ro từ hình thức thanh tốn này tăng lên rất cao.

Do phía các đối tác châu Phi khơng ưa chuộng hình thức thanh toán bằng L/C nên các nhà xuất khẩu Việt Nam rất e ngại hợp tác do sợ rủi ro. Điều này khiến các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta bỏ lỡ khơng ít cơ hội kí hợp đồng với các đối tác tiềm năng ở châu lục này. Có khơng ít trường hợp, khách hàng châu Phi trả trước một phần giá trị hợp đồng nhưng lại không mở L/C nên doanh nghiệp Việt Nam từ chối. Đây là một điều khá đáng tiếc khi các hợp đồng lớn từ thị trường tiềm năng này bị rơi vào các nhà xuất khẩu khác vì vấn đề thanh tốn. Bởi vậy, chính phủ và các cơ quan chức năng Việt Nam phải tiến hành xúc tiến các chương trình hợp tác về gạo, bảo lãnh thanh toán,…nhằm hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, để tránh tình trạng lừa đảo, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kĩ đối tác giao dịch, thơng qua việc đề nghị cung cấp giấy phép đăng kí kinh doanh, nhờ Vụ thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á hoặc các cơ quan Thương vụ ở nước sở tại kiểm tra giúp.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường châu phi (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)