Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của Thái Lan

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường châu phi (Trang 29 - 31)

1.4 Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của một số nước vào Châu Phi và bài học cho

1.4.1 Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của Thái Lan

Thái Lan là một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới trong nhiều năm liền. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu từ những năm 1970, đến nay hàng nông sản của đất nước này đã tạo được uy tín và được tiêu thụ trên hơn 100 quốc gia trên thế giới. Trong số đó, gạo là mặt hàng xuất khẩu chiến lược mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn nhất trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu của quốc gia này. Hàng năm, Thái Lan vẫn nằm trong top các nước xuất khẩu gạo với khối lượng lớn nhất thế giới nói chung và vào thị trường Châu Phi nói riêng. Là nước có lịch sử truyền thống lâu đời trong ngành cũng như nhiều kinh nghiệm thâm nhập vào thị trường Châu Phi, Thái Lan có nhiều kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo mà Việt Nam cần phải học hỏi.

Gạo xuất khẩu của Thái Lan sang thị trường châu Phi

Thái Lan đang tăng cường đa dạng hóa các sản phẩm gạo và mẫu mã bao bì đóng gói. Thái Lan thường xuất khẩu vào thị trường châu Phi rất đa dạng các mặt hàng: gạo trắng Thái Lan, gạo thơm trắng Thái Lan (Hommali, Jasmine rice), gạo tấm trắng Thái, gạo nếp trắng Thái, gạo nếp đen Thái, gạo đỏ Thái, gạo đồ Thái (Thai Parboiled Rice), gạo lứt Thái. Loại gạo xuất khẩu sang châu Phi nhiều nhất là các loại gạo trắng với tỷ lệ trên 50% trong tổng số gạo xuất sang thị trường này. Ngồi ra, Thái Lan cịn xuất sang châu Phi các loại gạo thơm và gạo đồ, trong đó tỷ lệ gạo thơm theo các năm đang tăng dần. Trong đó, gạo đồ là một mặt hàng thế mạnh của Thái Lan khi mà nhiều quốc gia chưa đẩy mạnh xuất khẩu loại gạo này.

Một trong những nhân tố quyết định tạo nên thương hiệu cho hạt gạo Thái Lan đó chính là chất lượng gạo với các ưu điểm như hạt gạo dài, trong suốt, không bạc màu, cho cơm mềm, thơm ngon và chất lượng khá đồng nhất. Để có được điều đó, Thái Lan đã phải thực hiện việc chọn giống thuần trên cơ sở những giống lúa đặc sản địa phương trong nhiều năm nay. Tỷ lệ trồng các giống lúa tiêu chuẩn này ở Thái Lan khá cao và cho thu hoạch thành phẩm với chất lượng tốt. Chiến lược của họ là tăng sản lượng gạo

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

có chất lượng cao và giảm lượng gạo có chất lượng thấp, tổ chức sản xuất gạo chất lượng tốt, nâng cao khả năng xuất khẩu gạo.

Các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ

Đối với mặt hàng gạo, Chính phủ Thái Lan đã dành sự quan tâm hàng đầu tới việc hỗ trợ sản xuất và giữ giá lúa gạo sao cho có lợi cho người sản xuất. Chính phủ Thái Lan khơng cạnh tranh với các thương nhân xuất khẩu gạo và các thương nhân được tự do tham gia thị trường xuất khẩu gạo trên thế giới thông qua các biện pháp khuyến khích: khơng thu thuế xuất khẩu, bỏ chế độ hạn ngạch, xuất khẩu chỉ phải nộp thuế lợi tức nếu có, chính phủ có thể tham gia can thiệp để có những hợp đồng lớn,…

Trong hoạt động xuất khẩu của mình, Chính phủ Thái Lan cịn thực hiện một số hoạt động trợ cấp xuất khẩu. Cụ thể, đối với một số nước nhập khẩu gạo của Thái Lan có khả năng thanh tốn hạn chế, Chính phủ Thái Lan cấp tín dụng xuất khẩu dưới dạng nhập khẩu gạo trả tiền chậm cho các tập đoàn xuất khẩu gạo của Thái Lan. Điều này có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với việc thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của quốc gia này sang khu vực Châu Phi. Ở châu lục này, phần lớn các quốc gia có nền kinh tế cịn khó khăn. Hoạt động này khuyến khích các thương nhân trong nước kí hợp đồng xuất khẩu gạo sang các nước ở khu vực châu Phi, giảm thiểu mối lo ngại về thanh toán cho các nhà xuất khẩu. Đồng thời, thu hút các quốc gia có nền kinh tế cịn kém phát triển ở khu vực này nhập khẩu gạo nước mình khi mà có thể nhận hàng trước và trả tiền sau. Đây có thể coi là một điều kiện khá hấp dẫn cho một số nhà nhập khẩu khi mua gạo từ Thái Lan. Ngoài ra, trong trường hợp cần đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng, Chính phủ cho phép Ngân hàng nhà nước và hợp tác xã ứng tiền cho các nhà xuất khẩu với điều kiện các nhà xuất khẩu phải cam kết có đủ hàng giao trong một thời gian ngắn để đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu gạo. Việc này tạo điều kiện cho các nhà xuất khẩu trong việc gom hàng và xuất khẩu hàng ra nước ngồi một cách nhanh chóng, đồng nghĩa với việc dễ dàng thành cơng hơn trong việc kí kết các hợp đồng xuất khẩu.

Vai trị của hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan

Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo của Thái Lan được thành lập nhằm giúp đỡ và ủng hộ các công ty và nhà xuất khẩu gạo của Thái Lan. Hiệp hội này nghiên cứu và thu

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

thập dữ liệu liên quan đến xuất khẩu gạo trên thế giới và thường xuyên cung cấp cho các thành viên của mình. Nhờ đó, các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan nắm chắc được tình hình thị trường gạo châu Phi cũng như các đối tác của mình ở thị trường này. Bên cạnh đó, các thơng tin cung cấp từ hiệp hội giúp cho các nhà xuất khẩu gạo nước này nhận được các hợp đồng xuất khẩu gạo vào thị trường châu Phi.

Chức năng khác của hiệp hội là trung tâm của cả khối tư nhân và nhà nước về xuất khẩu gạo. Hiệp hội đề xuất những vấn đề có liên quan đến thương mại lúa gạo giúp tăng hiệu quả cạnh tranh xuất khẩu hoặc kiến nghị chính phủ giải quyết những vấn đề cịn tồn tại. Bên cạnh đó, bộ phận quản lí Nhà nước Thái Lan sẽ cùng thảo luận với hiệp hội trước khi chính phủ đề ra chính sách hoặc quy định về thương mại lúa gạo. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo Thái Lan ra thế giới nói chung và vào thị trường châu Phi nói riêng.

Khâu tuyên truyền và quảng cáo

Trong chiến lược tuyên truyền hàng xuất khẩu thì sản phẩm gạo được đặt lên vị trí hàng đầu và Thái Lan đổ nhiều cơng sức , tiền bạc vào công tác quảng bá sản phẩm này. Ví dụ như trong Festival gạo Thái lần thứ ba tổ chức năm 2012, Thái Lan đã trưng bày hơn 100 loại giống lúa tốt cùng các kỹ thuật sản xuất và chế biến gạo hiện đại vào bậc nhất thế giới hiện nay. Ngồi ra, Thái Lan cịn hợp tác với các nước, nhất là các nước ASEAN lập ra các tổ chức như Hiệp hội lúa gạo, Hợp tác trao đổi lúa gạo,… nhằm tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm với các nước này. Chính vì vậy, mặt hàng gạo Thái Lan trở thành thương hiệu nổi danh trên toàn thế giới.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường châu phi (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)