Nội dung thử nghiệm

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CHỐNG NẤM MỐC ÁP DỤNG TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG CÁC LOẠI GIẦY VẢI, GIẦY DA XUẤT KHẨU (Trang 134)

- Quy trình công nghệ chống mốc cho giầy da trong l−u kho và l−u thông

7. Nội dung thử nghiệm

7.1. Đánh giá độ kín của bao bì:

Mỗi chất chống ẩm với một l−ợng nhất định chỉ phát huy tác dụng trong một thể tích khối không khí nhất định, vì vậy độ kín của bao bì trực tiếp của hàng hoá có ảnh h−ởng lớn đến hiệu quả bảo quản của chất chống ẩm.

- Chất chống ẩm đ−ợc sử dụng: HAAS xanh là loại chất chống ẩm đã đ−ợc nhuộm chất chỉ thị mầu, khi chất chống ẩm bão hoà sẽ chuyển sang mầu hồng.

- Cách tiến hành:

+ Bỏ vào mỗi hộp đựng giầy 1 gói silicagel xanh 5gr.

Số l−ợng hộp giấy thử nghiệm tỷ lệ thuận với khoảng thời gian Công ty mong muốn bảo quản giầy.

+ Hai tuần tiến hành mở hộp để đánh giá mức độ hút ẩm và theo dõi thời điểm bão hoà của chất hút ẩm.

Thời gian mong muốn bảo quản của Công ty Da giầy Hà nội là 03 tháng - Dự kiến số hộp thử nghiệm là 8 hộp đ−ợc đánh số từ 1 đến 8, trong đó có 6 hộp đầu sẽ bỏ 1 gói 5gr, 2 hộp còn lại (7 và 8) sẽ bỏ 2 gói 5gr.

Nếu đ−ợc thời gian 3 tháng mà các gói hút ẩm trong các hộp đánh số từ 1 đến 6 đã bão hoà thì trạng thái của hai gói chất chống ẩm đặt trong hộp thứ 7 và 8 sẽ giúp chúng ta đánh giá đ−ợc độ kín của bao bi.

7.2. Đánh giá khả năng hút ẩm của chất chống ẩm

* Chất chống ẩm đ−ợc sử dụng trong thử nghiệm này là:

- Chất chống ẩm do Công ty Da giầy Hà nội cung cấp - Chất chống ẩm ENCO cung cấp.

+ Power Dry

+ HAAS - Silica gel + HAAS - Supercan

* Vật đ−ợc bảo quản: Các hộp giầy chứa các sản phẩm hoàn chỉnh cùng loại, có kích th−ớc, cách đóng gói các hộp giầy nói trên giống nhau.

* Cách tiến hành

- Để tăng độ chính xác và khách quan khi đánh giá hiệu quả hút ẩm, mỗi loại chất chống ẩm sẽ đ−ợc dùng để bảo quản ba hộp giầy.

- Tr−ớc khi đóng gói hộp giầy:

+ Đo độ ẩm của sản phẩm tr−ớc khi đóng gói

+ Cân trong l−ợng của các gói hút ẩm tr−ớc khi đ−ợc sử dụng để bảo quản. - Các hộp giầy đ−ợc đóng gói theo đúng quy trình sản xuất và đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu thực tế.

+ Đo độ ẩm của sản phẩm

+ Cân trọng l−ợng của các gói hút ẩm sau thời gian bảo quản

+ So sánh các thông số thực tế thu đ−ợc tr−ớc và sau quá trình bảo quản - Đánh giá kết quả thực nghiệm

Các thông số thu đ−ợc sẽ thể hiện:

+ Khả năng hút ẩm thực tế của mỗi chất hút ẩm

+ Hiệu quả bảo quản của chất chống ẩm trong việc bảo quản giầy xuất khẩu.

7.3. Đánh giá hiệu quả bảo quản của bao gói tiêu chuẩn hiện tại đang đ−ợc sử dụng tại Công ty (bao gói giầy có sử dụng gói hút ẩm nặng 2,1 gr)

* Nguyên tắc:

+ Đặt một dụng cụ đo nhiệt độ và độ ẩm tự động vào phía trong bao gói để ghi nhận sự biến thiên nhiệt độ và độ ẩm trong suốt thời gian tiến hành thực nghiệm.

+ Dụng cụ đo và ghi tự động: hiệu HUBO LCD Temp/RH Logger ( Onset Corp, USA)

* L−u ý:

- Các số liệu về độ ẩm và trọng l−ợng của các gói hút ẩm tại thời điểm bắt đầu va kết thúc thử nghiệm đ−ợc ghi lại cụ thể trong bảng số liệu đính kèm

- Trong thời gian tiến hành thử nghiệm, độ ẩm trong hộp giầy đ−ợc theo dõi và ghi lại bằng thiết bị đo ẩm ghi số liệu tự động.

Phụ lục III.4.1.2.

Nhu cầu và hiệu quả sử dụng máy hút ẩm trong kho bảo quản

1. Nhu cầu:

Một số xí nghiệp hiện nay đang sử dụng hệ thống làm mát sử dụng quá trình bay hơi n−ớc đoạn nhiệt dạng xuyên phòng. Khi hoạt động, hệ thống này sẽ khiến độ ẩm trong x−ởng may cao hơn ngoài trời dẫn đến một số sản phẩm vải (đặc biệt là bông) có thể hút ẩm và tăng thuỷ phần trong quá trình sản xuất. Tuy điều kiện cụ thể ở từng xí nghiệp sản xuất, loại sản phẩm và quy trình công nghệ, có một số sản phẩm đã bị mốc hoặc mốc sau khi vận chuyển đến thị tr−ờng tiêu thụ n−ớc ngoài do thủy phần sản phẩm tăng cao (đặc biệt áo vét ni).

Một số xí nghiệp khác cũng gặp hiện t−ợng t−ơng tự vào mùa m−a hoặc đặc biệt vào mùa nồm (đối với các xí nghiệp ở miền Bắc).

2. Giải pháp:

Nhằm giải quyết yêu cầu chống mốc bằng cách giảm thuỷ phần để chống mốc trong sản phẩm tr−ớc khi đi tiêu thụ, đặc biệt xuất khẩu, mà vẫn phải sử dụng hệ thống làm mát nêu trên nhằm cải thiện lao động công nhân, tác giả đã đề xuất ph−ơng án xây dựng kho khô, gắn máy hút ẩm, với mục đích hạ thấp thuỷ phần trong sản phẩm tr−ớc khi bao gói lần cuối để nhập kho thành phẩm xuất khẩu. Công đoạn bổ sung này đ−ợc gọi là công đoạn làm khô thành phẩm cuối quá trình.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CHỐNG NẤM MỐC ÁP DỤNG TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG CÁC LOẠI GIẦY VẢI, GIẦY DA XUẤT KHẨU (Trang 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)