* Ghi chú:
+ Trong phần tính toán đ−a đến công thức (1-7) ở trên, ta mới chỉ tính đến các nhiễu loạn độ ẩm do sự thay đổi dung ẩm (d) gây ra. Trong thực tế, đặc biệt ở các không gian bảo quản, có kích th−ớc nhỏ (hộp, bao gói, v.v...) có tính cách nhiệt kém, sự biến động của nhiệt độ cũng khiến độ ẩm thay đổi đáng kể, và trong nhiều tr−ờng hợp mặc dù không có sự thâm nhập ẩm nào từ ngòai vào thì hệ thống xử lý ẩm vẫn phải “đẩy” bớt hơi ẩm ra để đảm bảo độ ẩm phía trong nằm trong phạm vi cho phép. Điều này có thể đ−ợc thấy rõ qua ví dụ sau:
+ Xét một thùng bằng kim loại thể tích 1m3 đ−ợc hàn kín xung quanh, có nghĩa là không có một sự trao đổi dung ẩm nào giữa bên trong và bên ngoài, thời điểm hàn kín vào buổi tr−a không khí bên trong có giá trị 340C, độ ẩm 50% và dung ẩm d = 16,86g/kg hay cả thùng chứa 16,86 x 1,2 = 20,232 g hơi ẩm. Tuy nhiên vào buổi tối khi nhiệt độ bên ngoài hạ xuống 260C, thì nhiệt độ bên trong cũng dần hạ xuống 260C và do không có sự trao đổi dung ẩm với bên ngòai nên dung ẩm bên trong vẫn là 16,86g/kg và lúc này độ ẩm t−ơng ứng đã tăng lên giá trị 79,2%, vậy muốn giữ độ ẩm bên trong ở mức 50% thì ta bắt buộc phải tiến hành một trong 2 biện pháp hoặc là sấy nóng nhiệt độ không khí bên trong lên 340C hoặc phải bơm bớt 7,6g ẩm ra ngoài để giúp hạ dung ẩm bên trong xuống mức 10,54g/kg t−ơng ứng với 50% ở 260C. Trong thực tế công suất xử lý ẩm Ca tính theo các thành phần ở trên th−ờng lớn hơn nhiều so với yêu cầu thải ẩm để duy trì độ ẩm không đổi khi nhiệt độ không đổi do vậy có thể bỏ qua thành phần này. Tuy nhiên trong các hệ bảo quản tĩnh kín, thành phần Ca không đáng kể thì cần phải chú ý đến sự dao động ẩm do sự biến thiên nhiệt độ của môi tr−ờng xung quanh.
Trong phần này ta sẽ tìm hiểu, so sánh một số biện pháp xử lý ẩm cơ bản nhằm lựa chọn các biện pháp thích hợp ứng dụng ở từng công đoạn trong ngành sản xuất giầy, cụ thể:
* Sử dụng chất hút ẩm desiccant
Sử dụng một l−ợng chất hút ẩm cần thiết, có công suất hút ẩm Cacha bằng hoặc lớn hơn tổng l−ợng ẩm thâm nhập vào không gian cần bảo quản trong suốt thời gian bảo quản mong muốn, vậy công suất chất hút ẩm sử dụng sẽ đ−ợc tính bằng:
Cacha = k.AΣ.τ với AΣ tải ẩm thâm nhập trong một đơn vị thời gian và τ thời gian bảo quản mong muốn, và k là hệ số an toàn.
Một số đặc điểm sử dụng: Do l−ợng chất hút ẩm đ−ợc đ−a vào ở thời điểm ban đầu phải đảm bảo khả năng hút ẩm trong suốt thời gian bảo quản, do vậy cần phải hạn chế tối đa tải ẩm bằng việc sử dụng bao gói kín và cách ẩm.
Tt(0C) ≠ Txq(0C) RHt(5) ≠ RHxq(%)
Ghi chu: - Do chất hút ẩm ban đầu có thủy phần thấp nên độ ẩm ban đầu có thể xuống thấp hơn yêu cầu và tăng dần về cuối thời hạn sử dụng.
- Không cần sử dụng nguồn điện hoặc năng l−ợng ngoài
* Sử dụng hút ẩm dehumidifier
+ Nguyên tắc
+ Sử dụng máy hút ẩm, có công suất hút ẩm Cacha bằng hoặc lớn hơn tải ẩm của không gian cần bảo quản, Cacha = k.AΣ với AΣ tải ẩm thâm nhập trong một đơn vị thời gian và k là hệ số an toàn.
Chú ý: có hai dạng máy hút ẩm chính, một dạng hoạt động theo nguyên tắc ng−ng tụ ẩm ở dàn lạnh (làm lạnh không khí xuống d−ới nhiệt độ điểm s−ơng) và một dạng sử dụng hóa chất hút ẩm sẽ có kết cấu phù hợp để đảm bảo 3 chu trình (hút ẩm - nhả ẩm và làm nguội chất hút ẩm).
+ Một số đặc điểm sử dụng:
> Có nhiều cỡ máy và công suất, phù hợp với việc sử dụng hút ẩm trong các không gian lớn (nhà x−ởng, phòng sản xuất, kho bãi, v.v...).
Tt(0C), RHt(%) Cacha =k.AΣ.τ Txq(0C), RHxq(%) AΣ.τ
> Sử dụng điện năng
> Độ ẩm đ−ợc duy trì ổn định trong suốt khoảng thời gian bảo quản
> Có thể thực hiện việc hút ẩm trong cả không gian kín và không gian hở (làm khô cục bộ)
* Sử dụng việc sấy nóng không khí
+ Nguyên tắc:
Với cùng một áp suất hơi không, thì độ ẩm sẽ tỉ lệ nghịch với nhiệt độ không khí, do vậy trong một số tr−ờng hợp có thể sẩy nóng không khí lên để giảm độ ẩm.
+ Một số đặc điểm sử dụng:
> Đây là ph−ơng pháp th−ờng đ−ợc ứng dụng ở các khu vực có khí hậu lạnh, tuy nhiên ở Việt Nam có nhiệt độ trung bình năm cao thì ph−ơng pháp này không phát huy hiệu quả lớp do muốn đảm bảo duy trì độ ẩm, thì đôi khi cần phải tăng nhiệt độ lên quá cao không thích hợp cho cả điều kiện sản xuất cũng nh− bảo quản (ví dụ: vào mùa hè ở Hà Nội, nhiệt độ có thể lên đến 350C và độ ẩm 70%, áp suất hơi t−ơng ứng 3,94 kPa vậy muốn giảm độ ẩm xuống 50% thì ta cần sấy không khí lên và duy trì ở mức 410C).
> Sử dụng nhiều nguồn năng l−ợng thay thế (điện, than, dầu, v.v....)
> Để đảm bảo tiết kiệm năng l−ợng sấy không khí, kết cấu bao che cần phải đ−ợc cách hiệt tốt để giảm thiểu việc truyền nhiệt ra ngoài.
> Có thể ứng dụng vào mùa đông ở một số vùng có nhiệt độ thấp (Phía Bắc n−ớc ta)
> Có thể thực hiện việc làm khô trong cả không gian kín và không gian hở (ở đây khái niệm làm khô đồng nghĩa với khái niệm s−ởi ấm).
- Tổng kết
* Mặc dù muốn ngăn chặn nấm mốc thì cần phải khống chế độ ẩm, tuy nhiên
trong thực tế không thể thực hiện đ−ợc việc kiểm soát độ ẩm trong suốt cả quá trình sản xuất, l−u thông sản phẩm cho đến tay ng−ời tiêu dùng. Do vậy ta cần phân “chuỗi” di chuyển của giầy thành một số “công đoạn” giúp xác định các đặc thù riêng biệt trong từng “công đoạn” giúp lựa chọn giải pháp chống ẩm phù hợp cho mỗi “phân đoạn” này. Đứng trên quan điểm “chống ẩm” ta có thể chia “chuỗi” di chuyển của giầy thành những “công đoạn” chính nh− sau:
* Đặc điểm mỗi công đoạn d−ới quan điểm "chống ẩm"
Công đoạn 1 Nguyên liệu tại nhà máy Công đoạn 2 Sản xuất Công đoạn 3 Kho nhà máy Công đoạn 4 L−u thông
+ Công đoạn 1: Cần đảm bảo nguyên vật liệu khi nhận về nhà máy ở trong tình
trạng tốt (không bị ẩm, mốc tr−ớc). Nếu nguyên liệu chính (vải, da) có thời gian l−u kho tr−ớc khi đ−a vào sản xuất lâu, mùa có độ ẩm cao và bao gói nguyên liệu có tính chống ẩm kém, thì cầm xem xét việc sử dụng máy hút ẩm để giữ khô kho bảo quản nguyên liệu tránh ngắn ngừa việc xuất hiện nấm mốc tr−ớc khi sản xuất (việc sử dụng chất hút ẩm không phù hợp vò đòi hỏi bao gói nguyên liệu phức tạp, không thích hợp khi hàng thô và cồng kềnh. Việc sử dụng nhiệt độ cao sấy không khí cũng không phù hợp khí hậu n−ớc ta đặc biệt vào mùa hè, do nhiệt độ cao kéo dài có thể ảnh h−ởng đến tính chất, màu sắc da, vải v.v...). (độ ẩm kho khô: 55%).
+ Công đoạn 2: Nhìn chung công đoạn này diễn ra ở trong nhà x−ởng sản xuất có kích th−ớc lớn, nhiều công nhân và trải qua nhiều quy trình công nghệ khác nhau do vậy việc sử lý ẩm trong giai đoạn này là khá khó khăn (không thể dùng chất hút ẩm và nhiệt độ cao, còn việc dùng máy hút ẩm sẽ không thực tế trong điều kiện các nhà x−ởng lớn và cần l−ợng thông gió lớn cho công nhân làm việc và giảm nồng độ hóa chất trong x−ởng). ⇒ do vậy không nên xử lý ẩm ở công đoạn này.
+ Công đoạn 3: Đối với các sản phẩm nằm lâu trong kho tại nhà máy và là loại
dễ bị ẩm mốc, thì đ−ợc chứa trong các kho khô (độ ẩm: 55%) (ngay cả trong tr−ờng hợp sản phẩm đã đ−ợc bao gói kín và có dùng chất hút ẩm phía trong, thì việc chứa trong kho khô ở giai đoạn này sẽ giúp chất hút ẩm không hút ẩm và sẽ dành toàn bộ công suất hút ẩm cho giai đoạn l−u thông là giai đoạn nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà sản xuất).
+ Công đoạn 4: ở công đoạn này do hàng hóa đã l−u thông trên thị tr−ờng nên điều có thể làm là đảm bảo hàng tr−ớc khi đ−a vào l−u thông đ−ợc đảm bảo giữ khô theo tiêu chí sau: “Giầy càng khô càng tốt + Bao gói khí ẩm + Chọn l−ợng chất hút ẩm trong bao gói phù hợp”.
* Nhận xét:
Để đảm bảo sản phẩm không bị nấm mốc khi đến tay ng−ời tiêu dùng thì cần thái độ “phòng bệnh chữa bệnh” có nghĩa là thực hiện biện pháp chống ẩm liên tục ở bất cứ khâu nào có “nhạy cảm ẩm” (thời gian cất giữ lâu d−ới môi tr−ờng độ ẩm cao), tránh để thủy phần trong giầy tăng cao khiến nấm mốc phát triển, và một khi đã phát triển thì sẽ rất khó xử lý. Và có hai công cụ chống ẩm cơ bản có thể tận dụng là: máy hút ẩm (dùng cho những không gian kín, thể tích lớn và có nguồn điện) và chất hút ẩm (dùng cho những bao gói nhỏ, và không có điện).
III.4.1.2. Nghiên cứu thử nghiệm, phân tích đánh giá kết quả