Một số cơng trình nghiên cứu trong nước liên quan đến việc nghiên cứu luận án “Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội” như:
Trương Văn Quảng (2013), Một số yêu cầu trong quy hoạch phát triển đô
thị xanh ở Việt Nam, Hội thảo khoa học quốc tế. Tác giả đã đưa ra tổng quan về
đô thị và nhận thức về đơ thị xanh, từ đó xác định các yêu cầu trong quy hoạch phát triển đô thị xanh tại Việt Nam: Thứ nhất, Sự đồng thuận trong nhận thức
thức, khái niệm, tiêu chí phát triển đơ thị xanh. Tuy nhiên để có sự đồng thuận về một xu hướng phù hợp với điều kiện Việt Nam thì chắc cũng khơng khó bởi lối sống, văn hóa Việt Nam ln hịa quyện với thiên nhiên. Bởi vậy cần hoạch định chính sách, quy hoạch, thiết kế cơng trình đảm bảo mục đích nâng cao chất lượng sống đơ thị và phát triển bền vững. Để phát triển đô thị xanh gồm 7 tiêu chí: Khơng gian xanh, cơng trình xanh, giao thơng xanh, công nghiệp xanh, chất lượng môi trường đô thị xanh, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, cơng trình lịch sử, văn hóa, cộng đồng dân cư sống thân thiện với môi trường và thiên nhiên. Thứ hai, Bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để định hướng và đáp ứng tốt yêu cầu phát triển đô thị xanh. Thứ ba,
Giảm cường độ phát thải khí nhà kính từ 8-10% như hiện nay. Thứ tư, Cần quy hoạch chủ động bảo tồn hệ thống cấu trúc xanh đơ thị, hệ thống sinh thái tự nhiên có giá trị. Thứ năm, Sử dụng đất đô thị hợp lý, phân bố những khu vực chức năng chuyên biệt không để lẫn vào nhau, bảo đảm khơng gian xanh là tiêu chí đầu tiên của đơ thị xanh, đô thị sinh thái, đô thị thông minh - hiện đại. Hệ thống mặt nước, cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ làm tăng giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ cảnh quan, tơn cao giá trị thẩm mỹ của cơng trình xanh, đơ thị xanh - Đây là
một trong những thành tố không thể thiếu trong cấu trúc đô thị xanh hiện nay.
Thứ sáu, Quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng đô thị xanh: bền vững về môi
trường, hệ thống giao thông công cộng sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường. Thứ bảy, Thiết kế xây dựng cơng trình kiến trúc đơ thị xanh theo các tiêu chí: xanh hóa cơng trình, tiết kiệm và sử dụng hợp lý năng lượng, tiết kiệm nguồn nước, thải chất thải ra mơi trường xung quanh ít nhất; mơi trường trong nhà xanh. Thứ tám, Xây dựng và phát triển công nghiệp xanh, công nghiệp phát thải các bon thấp, sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu có hiệu quả cao, sử dụng cơng nghệ sản xuất theo hướng sản xuất sạch hơn; tái sử dụng, tái chế chất thải trong ngành sản xuất công nghiệp để giảm thiểu chất thải ra môi trường, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo… Thứ chín, chất lượng mơi trường đô thị xanh: Các đô thị xanh phải đạt được chất lượng mơi trường khơng khí, nguồn nước sạch; quản lý chất thải rắn tốt; vệ sinh đường phố luôn sạc, đảm bảo các quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định. Thứ mười, chất lượng, lối sống đô thị xanh thân thiện với môi trường: cộng đồng dân cư của đơ thị xanh có nhận thức cao và có ý thức tự giác sống hòa hợp với nhau, đặc biệt là ứng xử có văn hóa trong các hoạt động của đơ thị, có trách nhiệm bảo vệ và thân thiện với môi trường tự nhiên[35].
Đào Ngọc Nghiêm (2013), Đơ thị xanh, thơng minh - mơ hình phát triển
của Thủ đơ Hà Nội, Hội thảo khoa học quốc tế. Tác giả đã đưa ra bối cảnh đơ thị
hóa của một số nước và Việt Nam và phát triển bền vững là một xu thế tất yếu của toàn cầu, tác động đến từng lĩnh vực với những nghiên cứu cụ thể, chuyên ngành hơn, trong đó có đơ thị hóa, đó là đơ thị bền vững - đơ thị sinh thái - đô thị xanh - kiến trúc xanh. Phát triển bền vững là quá trình liên tục cân bằng và hài hịa các mục tiêu kinh tế - văn hóa - xã hội và mơi trường sinh thái. Từ đó tác giả xác định mơ hình phát triển đơ thị xanh ở Hà Nội “Xanh - văn hiến - văn
minh - hiện đại”, đô thị năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao trong nước, khu vực và quốc tế, có mơi trường sống tốt… [35]
Nguyễn Hồng Thục (2013), Các yếu tố của phát triển đô thị xanh thông
minh tại Việt Nam, Hội thảo khoa học quốc tế. Tác giả đã đưa ra hiện trạng đơ
thị hóa diễn ra ở quy mơ và tốc độ chưa từng thấy ở Việt Nam – đây là vấn đề nóng nhất hiện nay. Đơ thị hóa nhanh góp phần khơng nhỏ để thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của đất nước. Tác giả cũng chỉ ra các bệnh đô thị: kiến trúc lộn xộn, giao thông tắc nghẽn, ô nhiễm mơi trường, dự án đơ thị theo kiểu phịng ngủ độc canh mà thiếu vắng các dịch vụ công cộng thiết yếu, bất động sản khơng có lối ra… Từ đó tác giả đã đưa ra cách tiếp cận mới về các đô thị là tăng trưởng kinh tế, tài nguyên đô thị, môi trường sinh thái, tăng trưởng xanh, quy hoạch lãnh thổ bền vững dựa trên các cơ sở pháp lý [35].
Nguyễn Văn Cường (2015), Phát triển các khu đô thị mới theo hướng bền
vững: Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội, Luận án tiến sĩ ngành Quản lý kinh tế,
Đại học Kinh tế quốc dân. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra định nghĩa về đơ thị hóa, đơ thị phát triển bền vững. Qua việc nghiên cứu tác giả đã tiến hành khảo sát việc phát triển các khu đô thị mới ở Hà Nội. Tác giả đã khẳng định về phát triển các khu đơ thị cần mang tính bền vững [29].
Phạm Ngọc Tuấn (2015), Phát triển các khu đơ thị mới tại thành phố Hồ
Chí Minh theo hướng bền vững, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quy hoạch vùng
và đô thị, Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận về phát triển các khu đơ thị mới, các tiêu chí phát triển khu đơ thị mới theo hướng bền vững. Tác giả nghiên cứu chuyên sâu về quy hoạch đô thị vùng theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh [59].
Trong cuốn sách “Phát triển bền vững đô thị: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của thế giới”, của Đào Hoàng Tuấn (2008) đã nêu một cách tổng
thấy q trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ nhưng việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng, do vậy dân cư nông thôn mất tư liệu sản xuất không kịp chuyển đổi sang các ngành nghề phù hợp. Sự phát triển đô thị ở nhiều nơi gặp khó khăn, nguyên nhân là do quy hoạch đô thị chưa tốt, quản lý đầu tư phát triển đơ thị cịn yếu kém, chưa có thể chế cụ thể trong việc quản lý đầu tư phát triển đơ thị nói chung, thể chế quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh nói riêng, đầu tư phát triển các khu đơ thị cịn manh mún và tự phát, thiếu nguồn vốn đầu tư trầm trọng, di dân từ nông thôn vào thành thị quá nhiều. Q trình đơ thị hóa đang diễn ra theo chiều hướng “Đơ thị hóa giả tạo” thể hiện qua việc đô thị phát triển lấn sang khu vực nông thơn rất nhiều, bên cạnh đó cơ sở hạ tầng đô thị và cơ sở hạ tầng sản xuất phát triển chưa tương xứng. Do vậy công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị cần phải theo chiều sâu: Nâng cao chất lượng đô thị, phân bố hợp lý mạng lưới quần cư đô thị theo lãnh thổ của đô thị để tương ứng với các chức năng đơ thị, xây dựng phương án mơ hình phát triển, dự báo hiệu quả đầu tư, các tác động tích cực cũng như tiêu cực trong quản lý đầu tư phát triển đơ thị từ đó đưa ra các giải pháp để điều chỉnh cho phù hợp [58].
Đồ án “Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm
nhìn đến năm 2050” do Tư vấn liên danh quốc tế PPJ, Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập [42] và được phê duyệt theo quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ [15]. Nội dung quan trọng của đồ án là: “Tạo môi trường sống theo hướng bền vững: môi trường sống, làm việc, sản xuất và nghỉ ngơi giải trí phải đảm bảo tiện nghi, an toàn và bền vững. Đồ án Quy hoạch trên đề cập đến 09 vấn đề sau:
Một là, Tạo hình ảnh riêng về Thủ đô Hà Nội: mặt nước, cây xanh và văn hóa;
Ba là, Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ trong đó giao thơng cơng chính là quan trọng nhất, vừa kết nối đô thị vừa đem lại hiệu quả cao và bảo vệ môi trường;
Bốn là, Phát triển hệ thống các trung tâm đô thị hiện đại, mang tính cạnh tranh, tạo động lực phát triển đô thị;
Năm là, Cải tạo nâng cấp đơ thị, kiểm sốt phát triển; Sáu là, Ngăn ngừa các hiểm họa thiên nhiên;
Bảy là, Gìn giữ, bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống; Tám là, Tăng cường thể chế, quản lý đô thị hiệu quả; Chín là, Tạo dựng và tăng cường phát triển nguồn lực.
Qua các cơng trình nghiên cứu đã trình bày, cho thấy các nghiên cứu này chủ yếu xem xét, đánh giá việc đầu tư phát triển bền vững các đơ thị, các tiêu chí đánh giá đơ thị hóa. Chưa có cơng trình nghiên cứu quản lý đầu tư phát triển đơ thị xanh ở Việt Nam nói chung, ở thành phố Hà Nội nói riêng.