Hoàn thiện khung khổ pháp lý, hệ thống chính sách có liên quan đến

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố hà nội (Trang 154 - 157)

Chính quyền thành phố Hà Nội cần nhận thức rõ vai trị quan trọng của chính sách đầu tư phát triển đơ thị xanh là góp phần tích cực vào việc xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại và bền vững.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư phát triển đô thị trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hóa đất nước, Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ trong Nghị quyết: “Đổi mới cơ chế, chính sách, kiểm sốt chặt chẽ q trình phát triển đơ thị theo quy hoạch và kế hoạch. Từng bước hình thành hệ thống đơ thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thân thiện với môi trường, gồm một số đô thị lớn, nhiều đô thị vừa và nhỏ liên kết và phân bố hợp lý trên các vùng. Nâng cao chất lượng, tính đồng bộ và năng lực cạnh tranh của các đơ thị, chú trọng phát huy vai trị, giá trị đặc trưng của các đô thị tạo động lực phát triển kinh tế của đất nước, của các vùng.

Để thể chế hóa sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ đã ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đó đề ra nhiệm vụ: “…Đổi mới cơ chế chính sách, phát triển đơ thị theo hướng đồng bộ, hiện đại, bền vững, thân thiện với mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu…”. Tại quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về “Kế hoạch hành động Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 -2020” [19]. Từ chương trình hành động này nên những năm gần đây các Bộ ngành đã tham mưu xây dựng để Chính phủ trình Quốc hội ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung một số luật liên quan đến công tác đầu tư xây dựng và phát triển đô thị gồm: Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai.... Các quy định này đã hình thành một khung pháp lý

quy định thống nhất, đơn giản hóa cho tồn bộ cơng tác đầu tư phát triển đơ thị. Tuy nhiên, quản lý đầu tư phát triển đơ thị xanh là cần có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau như quy hoạch đô thị, đất đai, tài chính, đầu tư xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, mơi trường và quản lý hành chính, dân cư… Các văn bản pháp luật hiện hành chưa quy định và điều chỉnh đầy đủ quá trình hình thành, đầu tư xây dựng và kiểm soát phát triển đô thị; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, pháp nhân, cá nhân trong quản lý đầu tư phát triển đô thị.

Để đảm bảo điều tiết quá trình quản lý phát triển đơ thị, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo nghiên cứu xây dựng Luật Quản lý đầu tư phát triển đô thị, với mục tiêu chung là: Hồn thiện hệ thống cơng cụ pháp luật điều chỉnh các hoạt động về quản lý đầu tư phát triển đô thị hiệu quả phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm kiến tạo môi trường sống đơ thị có chất lượng, sử dụng hiệu quả tài ngun, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của các đô thị, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các vùng và cả nước.

Để thúc đẩy đầu tư phát triển đô thị xanh cũng như việc quản lý đầu tư phát triển đô thị theo hướng xanh, văn minh và bền vững thì cần phải định hướng, quy hoạch tổng thể, chiến lược, chương trình phát triển đơ thị xanh và có kế hoạch; tạo lập các đô thị, khu vực phát triển đô thị, dự án phát triển đơ thị có hệ thống hạ tầng đô thị phát triển đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường; bổ sung hành lang pháp lý cho việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh đáp ứng u cầu chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tiết kiệm năng lượng, xây dựng đô thị xanh - văn minh - hiện đại, đô thị sinh thái; đa dạng hóa các nguồn lực phát triển đơ thị. Chính sách hướng tới mục tiêu giải quyết những vấn đề bất cập nổi bật hiện nay trong công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Cụ thể:

lược, quy hoạch và kế hoạch của Chính phủ và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Thứ hai, Các chính sách phát triển hạ tầng đô thị xanh đồng bộ. Thứ ba,

Chính sách quản lý đầu tư phát triển đơ thị xanh. Thứ tư, Chính sách phát triển đô thị xanh - thông minh - hiện đại theo hướng bền vững thơng qua việc chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tiết kiệm năng lượng, xanh, sinh thái, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đô thị. Thứ năm, Cần ban hành chính sách đa dạng hóa và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đơ thị xanh. Thứ sáu, Chính sách tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển đô thị xanh theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững. Thứ bảy, Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát hàng tháng, hàng quý và hàng năm sát sao hơn, khách quan hơn và trung thực trong thanh tra kiểm tra giám sát để công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững.

Với các chính sách nêu trên với hiệu lực pháp lý của văn bản Luật được kỳ vọng sẽ giúp cho thành phố Hà Nội sẽ hạn chế được các mặt trái và phát huy những lợi thế của q trình đơ thị phát triển đơ thị xanh cũng như hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện.

Chính quyền các quận huyện cần quyết liệt hơn nữa trong việc tham mưu cho chính quyền thành phố Hà Nội về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh, cần chủ động xây dựng kế hoạch việc hồn thiện bộ cơng cụ về quy hoạch để quản lý trật tự xây dựng, phát triển đô thị xanh quyết liệt hơn. Cụ thể, cần hoàn thành việc lập quy quy hoạch Vùng Thủ đô, quy hoạch chung các đô thị vệ tinh; cơ bản hoàn thành quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị đối với những khu vực cần phải có quy hoạch, quy chế; đặc biệt là quy hoạch và đầu tư phát triển đô thị xanh tăng cả về số lượng và chất lượng. Cùng với các Luật trên, chính quyền thành phố từng bước hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Nghị định về quản lý đầu tư phát

triển đô thị xanh - văn minh - hiện đại và theo hướng bền vững phù hợp với thực tế và đặc thù của Thủ đô Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố hà nội (Trang 154 - 157)