Bài học về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh cho Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố hà nội (Trang 90 - 96)

2.4. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

2.4.3. Bài học về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh cho Hà Nội

Thành phố Hà Nội - Thủ đô của nước cộng hịa XHCN Việt Nam là đơ thị đặc biệt có tính chất đặc thù khác với đô thị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Do vậy cần nhận thức được tầm quan trọng trong việc xây dựng chiến lược, cơng tác quy hoạch, chính sách quản lý đầu tư cũng như quản lý kế hoạch hóa đầu tư trong việc phát huy thế mạnh của Thủ đô, hiệu quả của quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh được thể hiện qua việc quy hoạch tổng thể thành phố Hà Nội nói chung, quy hoạch và đầu tư phát triển đô thị xanh cho phù hợp với đầu tư phát triển của thành phố, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội trong từng giai đoạn cụ thể, từng thời kỳ và phù hợp với chiến lược phát triển Vùng Thủ đô.

Qua việc nghiên cứu về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở trong nước và nước ngoài, tác giả rút ra bài học kinh nghiệm về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh cho thành phố Hà Nội:

a) Những bài học thành công

Hà Nội cần học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh để đạt được hiệu quả cao. Cụ thể:

Thứ nhất, Kinh nghiệm của Singapore, London cho thấy, cần xây dựng

các công cụ pháp lý và thể chế chính sách phù hợp với quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh được can thiệp chủ động của Chính phủ: ban hành các nghị định thông tư, kế hoạch điều tiết hợp lý, thống nhất sao cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của Hà Nội.

hướng bền vững thì cần phải có quy hoạch dài hạn thông qua bản “Concept plan” về nhận diện đô thị xanh. Hiện tại thành phố Hà Nội chưa có quy hoạch tổng thể, thời gian cụ thể để phát triển khu đô thị xanh, mặt khác chưa nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của đầu tư phát triển đô thị xanh, do vậy cần có lộ trình và kế hoạch cụ thể. Các nhà quy hoạch cần phải tính tốn kỹ lưỡng để sử dụng đất cho hợp lý và hiệu quả. Đó là sự kết hợp của quy hoạch dài hạn, chính sách đất đai phù hợp có sự kiểm sốt trong phát triển và thiết kế thơng minh đã phát huy tối ưu việc đầu tư phát triển đô thị xanh đảm bảo kiến trúc cảnh quan, môi trường sinh thái và thân thiện. Tuy nhiên, chúng ta lại đang lãng phí trong quy hoạch khi vẫn cịn nhiều dự án xây dựng bị bỏ hoang, không sử dụng hiệu quả và kinh tế. Theo kinh nghiệm Bắc Kinh thì cần lên kế hoạch, chiến lược phát triển cụ thể, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm từng giai đoạn góp phần quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh được hợp lý nhất, hiệu quả nhất.

Thứ ba, kinh nghiệm của Singapore thì với diện tích đất hạn chế, chính

phủ đã thực hiện chiến lược “vườn trong phố”, “vườn tường”, “vườn mái”, “vườn ở bất cứ đâu”. Mật độ cây xanh che phủ cao đã khiến không gian đô thị được “mềm hóa” và cải thiện chất lượng mơi trường nói chung. Trong khi đó Thủ đơ Hà Nội thì thống cây xanh lâu năm theo tốc độ đô thị lại đang dần bị chặt phá một cách nhanh chóng để làm cầu vượt, mở rộng đường, làm đường sắt trên cao. Mới đây, hệ thống cây xanh tại một số khu vực ở Thủ đô Hà Nội đã chặt đi để phục vụ xây đường sắt trên cao, mở rộng đường: Đường Nguyễn Trãi, đường Phạm Văn Đồng... Tuy mục đích là tránh những nguy cơ tai nạn do bão lụt và nhường diện tích cho quy hoạch phát triển hạ tầng, nhưng nếu xét sang chiến lược quy hoạch như của Singapore thì chính quyền thành phố Hà Nội cần xem lại để chọn lọc và giữ gìn hệ sinh thái đơ thị đảm bảo mơi trường Thủ đô xanh, sạch, đẹp.

đều và công bằng cho dân cư các thành phố, cùng với sự gia tăng dân số, hạn hẹp về tài nguyên và mơi trường thì việc quản lý đầu tư phát triển đơ thị xanh đã có những tác động đến môi trường sống của dân cư trong đô thị. Do vậy, để quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tốt nhất, hiệu quả nhất thì cần phải phân bổ tài ngun và mơi trường hợp lý nhất, với hiệu dụng tối ưu nhất.

Thứ năm, Học tập kinh nghiệm của chính quyền Stockholm - Thụy Điển

về xây dựng một hệ thống quản lý tổng hợp bảo đảm mọi khía cạnh, phù hợp với kế hoạch hoạt động, báo cáo giám sát. Đặc biệt là chính sách tái sử dụng các loại đất, kết nối các khu đô thị xanh với giao thông xanh một cách thuận tiện nhất. Tôn trọng, khai thác tối đa, bảo tồn cảnh quan, bảo tồn hệ sinh thái. Hà Nội học tập được xây theo hướng mở, hiện đại, gắn kết pha trộn khối truyền thống và khu đô thị xanh hợp lý.

Thứ sáu, Hà Nội học tập kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng về công tác

quản lý quy hoạch - kiến trúc đô thị xanh, thông minh, hiện đại. Cần phải có tầm nhìn vĩ mơ để quy hoạch các khu đô thị xanh đảm bảo chất lượng, kết nối giao thông xanh, hạ tầng kỹ thuật xanh, phát triển theo hướng bền vững của hệ sinh thái đô thị… thu hút các nhà đầu tư phát triển lồng ghép các khu đô thị, khu cơng nghiệp với chính sách bảo vệ mơi trường cho cư dân sống trong khu đô thị.

Thứ bảy, Hà Nội cần học tập thành phố Hồ Chí Minh về quản lý cải cách

hành chính, thể chế hóa chính sách và cải thiện cơ chế đầu tư phát triển, tổ chức bộ máy quản lý đơ thị có hệ thống, đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ quản lý đầu tư phát triển đơ thị xanh, hiện đại hóa cơ sở vật chất nền hành chính. Tích cực triển khai giám sát cộng đồng cư dân đô thị để đảm bảo việc đầu tư phát triển đô thị xanh hiệu quả, chống lãng phí thất thốt xảy ra, phù hợp thông lệ quốc tế và khu vực.

b) Những bài học không thành công (bài học thất bại)

Bài học về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh không thành công như sau:

Thứ nhất, Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) đầu tư phát triển đô thị xanh

với những thành cơng nhưng vẫn cịn thất bại là bị ô nhiễm mơi trường trầm trọng xếp vào nhóm báo động vàng - đây là mức báo động cao thứ hai trong hệ thống cảnh báo ô nhiễm, như vậy ô nhiễm môi trường ở Bắc Kinh đứng nhất nhì thế giới. Nhà chức trách từng ban hành nhiều quy định, chính sách, đầu tư nhiều khu đơ thị xanh tại Bắc Kinh đồng thời đưa ra các hình phạt nghiêm khắc nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường đô thị. Tuy nhiên việc thực thi các biện pháp này chỉ mang tính chất đối phó chưa được giải quyết một cách khoa học và quyết liệt. Từ bài học này, thành phố Hà Nội phải có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cụ thể trong công tác quản lý đầu tư phát triển đơ thị xanh hài hịa với kiến trúc cảnh quan và môi trường đô thị.

Thứ hai, Bài học thất bại của thành phố Hồ Chí Minh là vấn đề ngập úng

nhưng chưa giải quyết triệt để, ô nhiễm mơi trường khơng khí nặng, cơng tác quản lý chất thải rắn khơng tốt… Cụ thể: Địa hình thành phố Hồ Chí Minh phần lớn thấp, trên 70% diện tích đất tự nhiên nằm trong vùng ngập triều, bán ngập triều. Thành phố Hồ Chí Minh đã chi ra 100.000 tỷ đồng (giai đoạn I) để giải quyết vấn đề ngập úng và biến đổi khí hậu. Các bãi rác gần thành phố gây ô nhiễm mơi trường đơ thị ngày càng tăng, hiện nay tồn thành phố mỗi ngày phát sinh 8.700 tấn chất thải rắn sinh hoạt, khoảng 350 - 400 tấn/ngày rác thải nguy hại, khoảng 21,4 tấn /ngày chất thải y tế nguy hại. Từ bài học không thành công của thành phố Hồ Chí Minh làm tiền đề cho cơng tác quản lý của thành phố Hà Nội để có biện pháp phịng tránh và có chiến lược đúng trong quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.

Kết luận chương 2

Nghiên cứu về cơ sở lý luận, kinh nghiệm về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Thủ đô của một số nước trên thế giới và một số đô thị trong nước, tác giả đã làm rõ một số vấn đề sau:

(1) Làm rõ nội hàm một số khái niệm: đô thị xanh, phát triển đô thị xanh, đầu tư phát triển đô thị xanh, quản lý đầu tư phát triển đơ thị xanh. Từ đó thấy sự khác biệt khi so sánh giữa đô thị và đô thị xanh, phát triển đô thị và phát triển đô thị xanh, đầu tư phát triển đô thị với đầu tư phát triển đô thị xanh, quản lý đầu tư phát triển đô thị với quản lý đầu tư phát triển đơ thị xanh. Qua đó thấy được tính ưu việt của cơng tác quản lý và “xanh hóa đơ thị”. Tác giả đưa ra một số lý thuyết liên quan đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh: Lý thuyết quản lý hệ thống của Bertalafly, lý thuyết quản lý tổng hợp và thích nghi, thuyết sinh thái, thuyết nhị ngun về “đơ thị - nông thôn” làm căn cứ để quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trong thời gian tới.

(2) Tác giả phân tích được nội dung và các tiêu chí đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Trong khuôn khổ luận án này tác giả đưa ra 04 tiêu chí đánh giá: tiêu chí hiệu lực, tiêu chí hiệu quả, tiêu chí phù hợp và tiêu chí bền vững. Các tiêu chí này sẽ được đánh giá cụ thể ở phần thực trạng.

(3) Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và trong nước về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh: London (Anh), Bắc Kinh (Trung Quốc), Singapore, Stockholm (Thụy Điển), thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Bài học thành công và bài học thất bại cho thành phố Hà Nội. Đây là các căn cứ quan trọng để đưa ra các giải pháp sau này.

Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và trong nước, tác giả thấy rất cần thiết và rút ra các bài học kinh nghiệm ứng dụng vào thực tế hiện nay cho công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội.

Để việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh, thông minh, hiện đại, bền vững trong q trình đơ thị hố mạnh mẽ hiện nay, những bài học kinh nghiệm quý báu từ các nước trên thế giới là hết sức cần thiết cho Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, việc ứng dụng các kinh nghiệm một cách hiệu quả phù hợp với những đặc thù của điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế -xã hội, chính trị, văn hóa và bản sắc văn hiến lâu đời của Thủ đô Hà Nội thực sự quan trọng, chính quyền thành phố cần có cơ chế chính sách quản lý hợp lý, kế hoạch phân bổ vốn hiệu quả và môi trường thu hút đầu tư phát triển.

Thể chế chính sách, luật pháp của Nhà nước là một trong những yếu tố ràng buộc cho đầu tư phát triển đô thị xanh của thành phố Hà Nội sao cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử, chính trị và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội.

Hy vọng rằng trong một tương lai gần, quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh và các hoạt động đầu tư phát triển đô thị ở Hà Nội theo hướng “xanh - văn minh - hiện đại và bền vững”, để Thủ đô phát triển ngang tầm khu vực và thế giới.

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố hà nội (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)