Tổng quan về đầu tư phát triển đô thị xan hở Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố hà nội (Trang 102 - 105)

3.2. Tổng quan đầu tư phát triển khu đô thị xanh của thành phố Hà Nội

3.2.2.Tổng quan về đầu tư phát triển đô thị xan hở Hà Nội

Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được lập với mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành một thành phố xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 [15]. Cấu trúc đô thị được thiết lập trên cơ sở của các yếu tố phát triển bền vững, là một cấu trúc đa cực, đa trung tâm, đa tầng bậc. Đầu tư phát triển đô thị thực thi được phải có nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị. Nguồn vốn đầu tư phát triển đơ thị nói chung, đơ thị xanh nói riêng bao gồm nguồn vốn trong nước và nguồn vốn ngoài nước. Nguồn vốn trong nước bao gồm nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước, nguồn vốn đầu tư của dân cư và tư nhân. Nguồn vốn nước ngoài bao gồm nguồn vốn tài trợ phát triển chính thức ODA, nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI. Để có được nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị cao nhất, hiệu quả nhất nhà nước cần có chính sách ưu thu hút đầu tư, huy động vốn tối đa tư các nguồn khác nhau, ở trong nước cũng như nước ngoài.

Huy động vốn đầu tư phát triển đơ thị xanh của chính quyền thành phố Hà Nội luôn được chú trọng và quan tâm đặc biệt. Cụ thể: Các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển đơ thị nói chung, đầu tư phát triển đơ thị xanh nói riêng ngày càng được nâng cao. Các nguồn vốn huy động góp phần quan trọng tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội rất cao và ổn định.

Theo cục thống kê Hà Nội thì vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội hàng năm rất cao. Từ năm 2012 đến năm 2017 huy động được

1.763.926 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, tình hình huy động vốn hàng năm tăng đều riêng năm 2016 bị giảm do nền kinh tế bị suy thoái, đến năm 2017 lại có chiều hướng tăng lên, điều này được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1. Vốn đầu tư phát triển hàng năm trên địa bàn TP Hà Nội

Năm Vốn đầu tư phát triển (tỷ đồng)

2012 232.658 2013 279.200 2014 313.214 2015 352.685 2016 277.950 2017 308.219

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội,

Cục Thống kê Hà Nội hàng năm từ 2012 - 2017 [21÷28].

Từ bảng 3.1 ta lập được biểu đồ vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội hàng năm như sau:

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Nguồn: Tác giả xây dựng và tổng hợp

Hình 3.1. Biểu đồ vốn đầu tư phát triển hàng năm

Mỹ, như vậy vốn thực hiện so với vốn kế hoạch là 1,43 %, năm 2010 vốn thực hiện là 4.270 triệu USD nhưng đến năm 2017 vốn thực hiện là 1.012 triệu USD tăng 23,7% (so với năm 2010) điều này được thể hiện chi tiết ở bảng sau:

Bảng 3.2. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Hà Nội

Năm Số dự án được cấp mới Tổng vốn đăng ký (triệu USD) Vốn thực hiện (triệu USD) 2010 288 470 4.270 2011 285 1.322 1.129 2012 211 899 900 2013 257 487 871 2014 313 651 1.017 2015 304 845 1.091 2016 459 1.913 1.200 2017 556 1.434 1.012

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội 2017 [27].

Giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá hiện hành phân theo loại cơng trình được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất ngành xây dựng hàng năm

ĐVT: Tỷ đồng

Năm Phân loại cơng trình

2010 2011 2015 2016 2017

Cơng trình nhà để ở 49.893 62.453 63.509 69.283 92.576 Cơng trình nhà khơng để ở 33.100 32.982 37.859 44.357 49.744 Cơng trình kỹ thuật dân dụng 38.241 50.875 75.917 85.361 84.533

Cơng trình xây dựng chun dụng 26.547 24.400 37.896 51.866 51.368

Từ bảng trên ta thấy, với cơng trình nhà để ở thì giá trị xây dựng năm 2017 là 92.576 tỷ đồng tăng 185,55% so với năm 2010 là 49.893 tỷ đồng.

Đầu tư phát triển đơ thị xanh trong những năm gần đây được chính quyền thành phố quan tâm đặc biệt. Tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố hàng năm luôn được đưa ra thảo luận về đầu tư phát triển đô thị, nhu cầu về vốn, quản lý đầu tư phát triển đô thị, quản lý về vốn đầu tư sao cho hiệu quả, công tác quy hoạch luôn được chú trọng, xây dựng đơ thị xanh có trọng tâm, trọng điểm nhưng phải phù hợp với phát triển đô thị chung của thành phố, đảm bảo kiến trúc cảnh quan, bảo tồn văn hóa di sản, mơi trường đơ thị tốt, giao thông và hạ tầng đơ thị hài hịa, hợp lý, ln đáp ứng nhu cầu dân cư đô thị.

3.3. Thực trạng quản lý đầu tư phát triển một số đô thị xanh ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố hà nội (Trang 102 - 105)