Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của Hà Nội có ảnh hưởng đến quản

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố hà nội (Trang 96 - 98)

quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

3.1.1. Các đặc điểm về tự nhiên

Hà Nội nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với 8 tỉnh: Thái Nguyên ở phía Bắc; Bắc Giang - phía Đơng Bắc; Bắc Ninh, Hưng n - phía Đơng; Hà Nam ở phía Nam, Hịa Bình - Tây Nam, Phú Thọ - phía Tây; Vĩnh Phúc - phía Tây Bắc. Với diện tích là 3.328,9 km2 trong đó đất đơ thị là 423 km2; dân số 3.443.500 người, mật độ dân số trung bình 2.136 người /km2

(trong đó mật độ dân số đơ thị trung bình là 8.141,5 người /km2

), Hà Nội là một trong 17 Thủ đơ có diện tích lớn nhất thế giới (Hà Nội đứng thứ 13), là đầu mối giao thông quan trọng không chỉ vùng đồng bằng Bắc bộ, mà còn của cả nước, khu vực và thế giới.

Thủ đô Hà Nội được xem là vùng đất “địa linh - nhân kiệt”, nơi hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị của cả nước. Hà Nội có vị thế “rồng cuộn, hổ ngồi”, các mạch núi Tây Bắc và Đơng Bắc đã hội tụ về đây (Hồng Liên Sơn, Tam Đảo, các cánh cung Đơng Bắc), và các dịng sơng cũng tụ thủy về Hà Nội để rồi phân tỏa về phía biển Đông (sông Đà, sông Thao, sông Lô, sông Chảy, sông Cầu, sơng Hồng, sơng Thái Bình). Hà Nội có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa. Hà Nội là đầu mối giao thơng bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường sông tỏa đi các vùng khác trong cả nước và đi quốc tế.

Thành phố Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt so với các địa phương khác trong cả nước. Nghị quyết 15 NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15

tháng 12 năm 2000 [7] đã xác định: Hà Nội “là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế”.

Địa hình Hà Nội khá đa dạng với núi thấp, đồi và đồng bằng. Điều này ảnh hưởng nhiều đến quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Một trong những nét đặc trưng của Hà Nội là có nhiều hồ, đầm tự nhiên. Tuy nhiên, do yêu cầu đơ thị hóa cũng như do thiếu quy hoạch, quản lý kém nên nhiều ao hồ đã bị san lấp để lấy đất xây dựng. Hồ, đầm của Hà Nội đã tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái đẹp cho thành phố, điều hịa khí hậu cho khu vực, rất có giá trị đối với du lịch, giải trí và nghỉ dưỡng.

Khí hậu Hà Nội mang khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết có sự khác biệt giữa mùa nóng và mùa lạnh, nhiệt độ trung bình mùa đơng là 16,50

C, trung bình mùa hạ là 29,50C. Lượng mưa trung bình hàng năm vào 1.800 mm.

3.1.2. Các đặc điểm về kinh tế - xã hội có liên quan đến đầu tư phát triển đô thị xanh của Hà Nội

Trong giai đoạn 2010 - 2017, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 12 - 13%/năm. Trong đó, dịch vụ: 12,2 - 13,5%; cơng nghiệp -xây dựng: 13 - 13,7%; nơng nghiệp: 1,5-2,0%. GDP bình qn/người năm 2017: từ 85 triệu đồng đến 90 triệu đồng, năm 2018 GDP bình quân đầu người tăng 6,81% so với năm 2017 (Ước tính từ 90 triệu đồng đến 96 triệu đồng).

Do mở rộng địa giới hành chính Hà Nội (từ năm 2008) nên dân số là 6,45 triệu người, mật độ trung bình là 1.926 người/km2

, Hà Nội được tổ chức thành 29 quận, huyện với 577 phường, xã và thị trấn (tính đến 31/12/2008). Đến năm 2017, dân số toàn thành phố là 7.742.200 người, mật độ trung bình là 1.979 người/km2. Hà nội có 4 điểm cực: Cực bắc là xã Bắc Sơn huyện Sóc Sơn, cực Tây là xã Thuần Mỹ huyện Ba Vì, cực Nam là xã Hương Sơn huyện Mỹ Đức, cực Đông là xã Lệ Chi huyện Gia Lâm.

Q trình đơ thị hóa mạnh nên hầu hết các sơng ở Hà Nội bị ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng, vì hàng ngày lượng nước thải chưa được xử lý xả thẳng vào các sông là rất lớn.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước tăng cường, thay đổi diện mạo của thủ đô. Quy hoạch các khu công nghiệp và chú trọng đầu tư hạ tầng vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Đẩy nhanh tốc độ đầu tư các dự án trọng điểm, tạo môi trường thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Ngành dịch vụ được chú trọng phát triển cả về quy mô, ngành nghề, xây dựng và hồn thành các khu cơng nghiệp, khu đô thị mới, nhà ở xã hội…

Công tác quy hoạch xây dựng tổng thể của thành phố Hà Nội được triển khai quyết liệt nên bước đầu đã đạt được những kết quả đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố hà nội (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)