Một số khái niệm có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố hà nội (Trang 42 - 59)

2.1. Một số khái niệm và lý thuyết liên quan

2.1.1. Một số khái niệm có liên quan

2.1.1.1. Khái niệm về đơ thị xanh

Có rất nhiều khái niệm về đô thị, ở Việt Nam vấn đề này được hiểu như sau: “Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nơng nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hố hoặc chun ngành, có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm thành phố trực thuộc trung ương, thị trấn được cơ quan có thẩm quyền cơng nhận là đơn vị hành chính đơ thị và đơ thị mới. Đơ thị có nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã”[54].

Với khái niệm đô thị đã được biết đến từ lâu và có sự thống nhất tương đối cao thì “đơ thị xanh” cịn khá mới ở Việt Nam, nhiều người vẫn hiểu đô thị xanh là đơ thị có nhiều cơng viên, cây xanh, mặt nước, khá hơn thì có thêm việc sử dụng năng lượng bằng pin mặt trời cho các tòa nhà và trồng cây xanh trên mái. Một số khu đơ thị ở thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh được gọi là đơ thị sinh thái hay đô thị xanh cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ có nhiều cây xanh, tổ chức khơng gian cơng cộng tốt. Điều đó đúng nhưng chưa đủ để đơ thị có thể được gọi là đơ thị xanh. Các nước phát triển khi xây dựng đô thị xanh là trong quy hoạch đều tích hợp Quy hoạch xây dựng với sử dụng tài nguyên hiệu quả. Phát triển đô thị trên cơ sở mật độ xây dựng thấp, hệ số sử dụng đất cao, bảo tồn văn hóa bản địa và di sản lịch sử, tiếp tục khai thác có hiệu quả tài nguyên, tạo không gian mở cho đô thị, nâng cao chất lượng và mức độ phổ biến của giao

thông công cộng, giảm thiểu giao thơng cá nhân đồng thời tích hợp với việc sử dụng đất có hiệu quả.

Nghiên cứu của ngài Lee Dong Youn - Công ty Jungdo UIT Hàn Quốc (2016) tại Hội thảo khoa học quốc tế [36], Kinh nghiệm của Hàn Quốc và thực

tiễn của Việt Nam trong xây dựng đô thị xanh, ông đã đưa ra khái niệm về đô thị

xanh như sau: “Đơ thị xanh là đơ thị được hệ thống hóa dựa trên các dữ liệu thông tin không gian xanh, kết hợp công nghệ xây dựng xanh và công nghệ thông tin thông minh cung cấp cho người dân các loại hình dịch vụ đơ thị mọi lúc, mọi nơi được tốt nhất, hợp lý nhất”. Theo Lee Dong Youn xây dựng mơ

hình đơ thị xanh thơng minh như hình sau:

Nguồn: Chiến lược và kinh nghiệm tăng trưởng xanh, ít khí thải của Hàn Quốc,

KRIHS (2010) [37]

Hình 2.1. Xây dựng mơ hình đơ thị xanh thơng minh XÂY DỰNG

MƠ HÌNH ĐƠ THỊ XANH Sử dụng đất, không gian:

Sử dụng đất nhằm xây dựng khơng gian đơ thị ít khí thải

Sinh thái, cây xanh:

Mở rộng diện tích cây xanh, tịa nhà tiết

kiệm năng lượng

Năng lượng, nhà ở ít khí thải:

Áp dụng năng lượng mới tái tạo, mơ hình nhà xanh

Tuần hồn nước, thiên nhiên:

Giảm thiểu nước thải trên toàn bộ khu vực

Hệ thống giao thông xanh:

(mở rộng phố đi bộ, Ubike, green

car...

Sinh hoạt xanh: Vận động

tồn dân tiêu thụ xanh, có lối sống xanh…

Nguồn: Chiến lược và kinh nghiệm tăng trưởng xanh ít khí thải của Hàn Quốc, KRIHS (2010)[37]

Đô thị vườn Đơ thị tuyến tính

Phát triển bền vững: Mơi trường, kinh tế, xã hội

Đô thị sinh

thái Đô thị xanh

Đô thị thân thiện với mơi trường

Vấn đề biến đổi khí hậu và các Hiệp ước Quốc tế

Đơ thị khơng khí thải Đơ thị giảm thiểu khí thải Đô thị xanh thơng minh Đơ thị ít khí thải Đơ thị thơng minh

Theo ơng Phạm Ngọc Đăng [31] thì đơ thị xanh là đơ thị đạt bảy tiêu chí

sau: (1) Không gian xanh; (2) công trình xanh; (3) giao thơng xanh; (4) cơng nghiệp xanh;

(5) chất lượng môi trường đô thị xanh;

(6) bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, cơng trình lịch sử văn hóa;

(7) cơng đồng dân cư sống thân thiện với môi trường và thiên nhiên”.

Theo Broekbakema Architects Rotterdam [73] thì đơ thị xanh (Green City) được phát triển từ ba ý niệm: đô thị sinh thái, bền vững và thông minh.

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ “Green City của tác giả Rotterdam” [73].

Hình 2.3. Đơ thị xanh

Trước hết, nó phải bắt đầu từ một đơ thị sinh thái (Eco-City), nơi một tỷ lệ đáng kể của cây xanh đóng góp vào sự cân bằng sinh thái trên một địa bàn quần cư đơng đúc. Tiếp đến nó phải thể hiện yếu tố phát triển bền vững (Sustainable City) với kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, việc khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên và ứng phó hữu hiệu với tình trạng biến đổi khí hậu. Cuối

Đơ thị xanh

(Green City)

Đô thị bền vững (Sustainable City)

Đô thị thông minh (Smart City) Đô thị sinh thái

cùng, đô thị này đạt đến cấp độ một thành phố thơng minh (Smart City) nhờ tích hợp công nghệ thông tin vào việc quản lý, điều hành và phục vụ dân sinh. Như vậy thành phố xanh theo quan điểm của Broekbakema Architects Rotterdam là khá tồn diện [73].

Đơ thị bền vững là đơ thị có sự khăng khít giữa môi trường - kinh tế và

được bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo chất lượng sống tối thiểu của người dân, hạn chế sự ô nhiễm về môi trường nước và môi trường khí, phát huy các mặt tích cực và có sự liên kết các khu vực khác của thành phố, đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu của thế hệ tương lai. Trong đó cơ cấu chính quyền cần phải tổ chức rộng rãi để thực hiện sự quản lý tự nhiên trong q trình phát triển bền vững.

Đơ thị sinh thái là đô thị cân bằng với thiên nhiên, cho phép các dân cư

sống trong điều kiện chất lượng cuộc sống nhưng sử dụng tối thiểu các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Như vậy đô thị sinh thái là đơ thị có mật độ xây dựng ít, dàn trải, có khơng gian cây xanh. Để đạt được mục tiêu sinh thái cần có biện pháp phối hợp liên ngành như tăng cường khả năng tiếp cận công nghệ thông tin, nâng cao nhận thức cộng đồng.

Đô thị thông minh là đơ thị có khơng gian bền vững, ứng dụng cơng nghệ

hiện đại để mang lại cho người dân môi trường sống an tồn và tiết kiệm.

Như vậy, đơ thị xanh là đô thị tổng hợp và kế thừa các yếu tố của đô thị sinh thái, đô thị bền vững và đô thị thông minh.

Theo Timothy Beatley (2012) đưa ra khái niệm đơ thị xanh là đơ thị có thể thúc đẩy sự phát triển bền vững về xã hội và mơi trường với tầm nhìn phát triển đơ thị xanh bao gồm: Các chương trình, chính sách, ý tưởng thiết kế sáng tạo, để đổi mới môi trường và phát triển bền vững. Timothy Beatley [92] đưa ra đặc điểm của đô thị xanh như sau:

(1) Tồn tại trong giới hạn sinh thái của thành phố và thừa nhận các kết nối của đô thị với các đô thị khác, dân cư ở các khu vực khác;

(2) Được thiết kế gần gũi với thiên nhiên;

(3) Đạt được sự trao đổi theo chuỗi khép kín hơn là sự trao đổi theo một chiều; (4) Hướng tới sản xuất tự túc ở từng vùng và khu vực, tận dụng tối đa việc sản xuất thực phẩm trong vùng, phát triển kinh tế, năng lực sản xuất và nhiều hoạt động khác nhằm duy trì và hỗ trợ dân cư của vùng;

(5) Khuyến khích và tạo điều kiện theo lối sống bền vững và lành mạnh hơn. (6) Nhấn mạnh tới cuộc sống chất lượng cao và tạo ra các khu vực lân cận có mức sống tốt nhất.

* Theo Liên minh châu Âu (EU) [94] thì đơ thị xanh bao gồm:

- Khơng gian xanh: Đơ thị có mật độ cây xanh cao, tỷ lệ cây xanh/người cao,

không gian công cộng, không gian công viên, mặt nước được quan tâm.

- Cơng trình xanh: Xanh hóa cơng trình, vật liệu xanh, tiết kiệm năng lượng, ưu

tiên tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, sử dụng năng lượng hiệu quả và vật liệu thân thiện môi trường.

- Giao thông xanh: Nâng cao tỷ lệ giao thông công cộng, giảm sử dụng các

phương tiện cá nhân, giảm khí thải CO2, sử dụng khí tái chế cho giao thông công cộng.

- Công nghiệp xanh: Công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, hạn chế ô

nhiễm.

- Chất lượng môi trường đô thị xanh: Mơi trường khơng khí sạch, giảm rác thải,

khói, bụi, độ ồn trong đơ thị.

- Bảo tồn cảnh quan văn hóa lịch sử danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên.

Nguồn: United Nations Urban Environmental Accords[94].

Hình 2.4. Đơ thị xanh theo EU

* Tại Caribbrean diễn đàn về phát triển đơ thị xanh và kinh tế xanh, thì đơ thị xanh bao gồm:

- Kiến trúc xanh: thiết kế các tòa nhà mới và cải tạo những tòa nhà cũ để có năng lượng hiệu quả hơn và sử dụng ít nước hơn trong cả quá trình xây dựng và bàn giao đưa vào khai thác sử dụng.

- Chính sách mua sắm của chính phủ: liên kết việc mua hàng hóa và dịch vụ, như một sự cam kết một phần của nhà thầu cũng như các nhà cung cấp về vấn đề môi trường.

- Năng lượng: hệ thống phân phối năng lượng hiệu quả là rất cần thiết, giảm thiểu tiêu thụ năng lượng, áp dụng hệ thống năng lượng tái tạo ở cả tầm vĩ mô và vi mô rất quan trọng trong cảnh quan xanh đơ thị.

TIÊU CHÍ ĐƠ THỊ XANH

Cơng nghiệp xanh

Giao thơng xanh Cơng trình xanh Khơng gian xanh

Chất lượng môi trường xanh

Bảo tồn cảnh quan văn hóa lịch sử danh lam thắng cảnh cảnh quan thiên nhiên Cộng đồng dân cư sống thân thiện với môi trường

- Quản lý nước: giảm thiểu sự mất nước, trong quá trình thu hoạch và phân phối, hệ thống lưu trữ giảm áp lực lên nguồn cung cấp nước uống.

- Vận tải: giảm số lượng xe và tăng hiệu quả của giao thơng cơng cộng có thể làm giảm ơ nhiễm, giảm phát khí thải nhà kính.

- Quản lý chất thải: tái chế chuyển đổi chất thải thành năng lượng.

- Hệ thống kiến trúc cảnh quan: không gian xanh cung cấp một loạt các dịch vụ hệ sinh thái cũng như lợi ích giải trí. Kết hợp khơng gian xanh vào thiết kế đơ thị cần phải xem xét các hình thức tồn bộ đơ thị và bố trí cũng như các chính sách sử dụng đất phù hợp.

Qua nghiên cứu trên, tác giả luận án cho rằng: “Đô thị xanh là đơ thị được

đầu tư xây dựng có quan tâm đến điều kiện sống tốt nhất cho mọi dân cư đô thị, đa dạng về sinh học, đảm bảo kiến trúc cảnh quan đơ thị có khơng gian xanh, cơng trình xanh, có hệ thống giao thông đạt tiêu chuẩn xanh, các khu công nghiệp xanh và môi trường đô thị đạt chất lượng xanh, đảm bảo cung cấp các điều kiện tốt nhất về kinh tế, xã hội, môi trường cho cư dân đô thị”.

Như vậy đô thị xanh được hiểu là đô thị nhằm giảm những tác động bất lợi, có mật độ xây dựng thấp nhưng hệ số sử dụng đất cao, tạo không gian đô thị mở, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên đạt hiệu quả và nâng cao chất lượng sống cho người dân, kết nối hệ thống giao thơng xanh, mơi trường đơ thị ít ơ nhiễm nhưng vẫn bảo tồn được di sản văn hóa.

Đơ thị thông minh được hiểu là đô thị áp dụng các thành tự khoa học công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu điện tử để nâng cao chất lượng nhà ở đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội và các tiện ích cơng cộng, chất lượng cuộc sống của người dân đơ thị, khả năng thích ứng của đơ thị và sử dụng các nguồn lực phát triển đô thị một cách hiệu quả.

2.1.1.2. Phát triển đơ thị xanh

Phát triển đơ thị chính là sự phát triển hài hịa giữa kinh tế, mơi trường và xã hội với mục tiêu cuối cùng là đời sống cư dân đô thị phải khá giả hơn, sống tiện nghi và hạnh phúc hơn.

Phát triển đô thị xanh là xu hướng phát triển đô thị rất phù hợp với các đơ thị có lợi thế vùng khí hậu và địa hình tự nhiên phong phú, đa dạng. Các đơ thị trung bình và nhỏ có lợi thế về khơng gian cảnh quan đơ thị đa dạng, phong phú, cảnh quan thiên nhiên sông, núi, biển, rừng đẹp, trên cơ sở đó dễ dàng phát triển thành các đô thị du lịch, đô thị truyền thống làng nghề cho phép khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững, hạn chế xây dựng mà vẫn tạo nguồn lực phát triển đô thị, hạn chế việc khai thác tài nguyên theo kiểu tăng cường các quỹ đất dành cho xây dựng, bê tơng hóa bề mặt đơ thị.

Sự phát triển của các đô thị xanh cho phép khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững và hiệu quả, tránh tình trạng bê tơng hóa trong tương lai.

Nghiên cứu về “Phát triển đô thị xanh ở Việt Nam”của Lê Thị Bích Thuận cho rằng giải pháp đơ thị nên là một lựa chọn quan trọng của đô thị xanh hướng tới mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Cùng với đó là giải pháp hạ tầng kĩ thuật và giao thông theo hướng hạ tầng xanh, phát triển giao thông công cộng hạn chế cacbonic (CO2). Với mạng lưới giao thông hợp lý, đô thị phát triển tập trung hơn sẽ tạo cho các dịch vụ cung cấp hạ tầng kỹ thuật cho đô thị hoạt động hiệu quả và giảm được chi phí năng lượng để vận hành. Cấu trúc của hệ thống giao thông đô thị sẽ quyết định tới khả năng khai thác và sử dụng đất, đồng thời cơ cấu sử dụng đất sẽ quyết định tới nhu cầu đi lại [57].

Để đạt được tiêu chí phát triển đơ thị xanh thì cần đạt được các cơng trình xanh, sản phẩm xây dựng xanh. “Cơng trình xanh, sản phẩm xanh”: Là cơng

giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường, đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường xây dựng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.

Sản phẩm xanh được hiểu là sản phẩm không độc hại, sử dụng hiệu quả năng lượng, nước và vô hại đối với môi trường.

Qua nghiên cứu, theo quan điểm của tác giả: “Phát triển đô thị xanh là sự

gia tăng thêm số lượng và chất lượng đô thị xanh phù hợp với chiến lược phát triển chung của đô thị”.

2.1.1.3. Đầu tư phát triển đô thị xanh a) Khái niệm về đầu tư

Theo nhóm tác giả David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dor đưa ra khái niệm như sau: “Đầu tư là việc mua sắm hàng hóa tư bản mới”. Với khía cạnh tiêu dùng thì “Đầu tư là sự hy sinh tiêu dùng hiện tại để tăng tiêu dùng tương lai”; dưới góc độ kỳ vọng thì “Đầu tư là một canh bạc tương lai, với sự đánh cược rằng thu nhập đầu tư đem lại sẽ cao hơn chi phí đầu tư”, “Đầu tư bao gồm hữu hình và vơ hình” [32].

Theo từ điển kinh tế học hiện đại: “Đầu tư là một lượng chi tiêu dành cho các dự án sản xuất hàng hóa khơng phải để tiêu dùng trung gian. Các dự án đầu tư này có thể bổ sung vào cả vốn vật chất, vốn nhân lực lẫn hàng tồn kho”.

Như vậy, theo quan điểm nhà quản lý: Đầu tư là hoạt động bỏ vốn kinh doanh, để từ đó thu được số vốn lớn hơn số đã bỏ ra, thông qua lợi nhuận trong tương lai. Còn theo quan điểm của xã hội, đầu tư là hoạt động bỏ vốn phát triển, để từ đó thu được các hiệu quả kinh tế - xã hội, vì mục tiêu phát triển quốc gia.

Theo Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 thì đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố hà nội (Trang 42 - 59)