2.4. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh
2.4.2. Kinh nghiệm trong nước về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh
2.4.2.1. Kinh nghiệm về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng là một thành phố lớn thứ tư của Việt Nam, phát triển nhanh chóng với dân số tăng gần gấp đơi trong vịng 15 năm qua. Thành phố Đà Nẵng là một trung tâm kinh tế, đô thị chính của miền Trung nước ta. Trong những năm qua, chính quyền thành phố đã chú trọng đến việc quản lý đầu tư phát triển đô thị thành phố Đà Nẵng hướng tới đô thị sinh thái, hiện đại, thân thiện với môi trường - lấy dân cư đô thị làm trung tâm cho sự phát triển. Đến nay, Đà Nẵng là một đô thị đáng sống vào bậc nhất của nước ta. Có được sự thành cơng là do
chính quyền thành phố chú trọng đến công tác phát triển đô thị xanh - văn minh - hiện đại theo hướng bền vững, điều này thể hiện trong việc chính quyền thành phố luôn đặt công tác quy hoạch đô thị và chiến lược phát triển đô thị, quy hoạch và đầu tư phát triển đơ thị xanh có trọng tâm, trọng điểm, khơng đầu tư dàn trải. Các quy hoạch đều đảm bảo chất lượng, có tầm nhìn vĩ mơ, tiếp cận theo hướng phát triển đô thị xanh - thông minh - bền vững. Do vậy, diện mạo đô thị được đổi thay, xứng đáng là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung và Tây nguyên.
Thành phố Đà Nẵng từ một đô thị nhỏ bé, khơng gian đơ thị chỉ gói gọn trong các quận Hải Châu, Thanh Khê và một phần của quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn tương ứng với diện tích 5.600 héc ta. Đến nay đô thị đã gấp 3 lần đô thị cũ trong vịng 15 năm. Có được như vậy là do UBND thành phố Đà Nẵng có chính sách thu hút vốn đầu tư, các nhà đầu tư như các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước cũng như nước ngoài, các tổ chức phát triển từ chính phủ các nước cũng như các tổ chức phi chính phủ, các nhà đầu tư tham gia đầu tư phát triển các khu đô thị xanh, đô thị thông minh, cùng với phát triển đồng bộ giao thông xanh, hạ tầng kỹ thuật xanh, môi trường đô thị xanh.
Hộp 2.2. Xây dựng đô thị Đà Nẵng xanh và bền vững
Những năm gần đây, mật độ cây xanh đô thị của Đà Nẵng ngày một tăng với sự đa dạng và phong phú các chủng loại cây, góp phần tạo nên một “Thành phố xanh” bên màu xanh của biển, của rừng. Có được thành cơng này là nhờ chủ trương đúng đắn của chính quyền và sự vào cuộc tích cực của cộng đồng, doanh nghiệp.
Phủ xanh nhiều hạng mục cây xanh:
Để cây xanh đô thị phát triển ổn định và bền vững, từ năm 2011, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Đề án Phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng giai
đoạn 2011-2015. Đến nay, Đà Nẵng đã hoàn thiện danh mục cây xanh khuyến khích trồng, hạn chế trồng và cây xanh cấm trồng trên đường phố, ven biển thuộc địa bàn thành phố. Trong đó, yếu tố được quan tâm hàng đầu là đặc điểm, khả năng chống chịu của cây xanh đối với tác động của mưa bão nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, ứng phó hiệu quả với tác động biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, khó lường. Một số lồi cây xanh được triển khai trồng bằng trên vỉa hè các tuyến đường ven biển như Dừa, Bàng biển, Phi lao, Tra, Mù u… bước đầu cho thấy sự phù hợp, thích nghi được với điều kiện thời tiết khắc nghiệt ven biển. Hệ thống công viên, vườn hoa, vườn dạo, thiết chế văn hóa trong khu dân cư tại các quận, huyện theo quy hoạch đã được triển khai đầu tư, thi cơng hình thành các mảng xanh lớn, thực hiện tốt chức năng cải thiện môi trường và bộ mặt đô thị. Sau 5 năm triển khai, đến nay, thành phố đã quy hoạch vành đai xanh phòng hộ ven biển từ khu vực Kim Liên - Nam Ô kéo dài dọc tuyến đường Nguyễn Tất Thành đến cầu Thuận Phước và khu vực bãi biển Thọ Quang - Mân Thái. Vệt cây xanh đã được trồng có tác dụng tích cực trong việc hạn chế ảnh hưởng của gió, cát biển, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng của hệ thống cây xanh công cộng tại các tuyến đường ven biển.
Để đảm bảo mảng xanh đô thị, năm 2013 UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Đề án Xã hội hóa phát triển cây xanh đơ thị giai đoạn 2013- 2015 theo tiêu chí thành phố mơi trường, tạo kiến trúc cảnh quan, tạo những không gian xanh riêng và hỗ trợ chương trình thích ứng biến đổi khí hậu. Theo đó, mỗi quận đã triển khai thí điểm 01 tuyến đường, trong đó việc tổ chức xây bồn hoa, trồng thảm hoa, thảm cỏ trên vỉa hè… bằng nguồn vốn huy động ngoài nhà nước. Đề án đã huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Mặc dù thành phố đã chú trọng quy hoạch, trồng và chăm sóc cây xanh tuy
nhiên, cây xanh ở Đà Nẵng vẫn phát triển cịn thiếu đồng bộ, nói đúng hơn là thiếu quy hoạch mang tầm chiến lược.
Ông Vũ Quang Hùng- Giám đốc Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng cho biết: Trên cơ sở quy hoạch hệ thống cây xanh đơ thị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy hoạch chung thành phố, thời gian tới, tiếp tục chú trọng lồng ghép nội dung ứng phó biến đổi khí hậu, phịng chống thiên tai vào cơng tác quản lý, phát triển cây xanh đô thị.
Thành phố đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin trong công tác quản lý cây xanh đô thị (sử dụng công nghệ GIS, ảnh viễn thám để thống kê…). Tăng cường và thực hiện tốt công tác hướng dẫn, kiểm tra, xử lý vi phạm về chất lượng, an toàn đối với cây xanh. Đồng thời, tiếp tục triển khai công tác xã hội hóa phát triển cây xanh đơ thị (thơng qua các hoạt động của Quỹ Đà Nẵng Xanh, công tác tuyên truyền về bảo vệ và phát triển cây xanh); thi phương án trang trí hoa, cây xanh tại các điểm nhấn cảnh quan nhân dịp tổ chức các sự kiện Lễ hội; đề xuất giới thiệu các mơ hình trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh có hiệu quả. Tất cả các giải pháp này sẽ được thực hiện đồng bộ để Đà Nẵng sớm trở thành “Đô thị xanh và đáng sống”.
Nguồn: Theo báo điện tử Tài nguyên môi trường, ra ngày 15/01/2016.
2.4.2.2. Kinh nghiệm về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh - đơ thị loại đặc biệt, là trung tâm tài chính, ngân hàng lớn nhất cả nước, dẫn đầu về số lượng ngân hàng và doanh số tài chính - tín dụng, là trung tâm xuất nhập khẩu, giáo dục - đào tạo. Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước, đóng góp khoảng 22% GDP và 30% tổng thu ngân sách cả nước. Trong những năm gần đây, thành phố chú trọng và
định hướng xây dựng các khu đô thị xanh - thông minh, các khu đô thị của thành phố trở thành các địa chỉ “đô thị đáng sống”, điều này được thể hiện như sau: Quản lý đầu tư phát triển đơ thị xanh - thơng minh với tiêu chí hiệu quả về kinh tế và an tồn được thể hiện thơng qua thiết bị thơng minh như cải thiện đời sống người dân, quản lý đô thị thông qua mạng IT, quản lý giao thông xanh tự động, quản lý cơ sở hạ tầng xanh, UBND thành phố cũng đề ra các chủ trương, chính sách để thực hiện tiết kiệm năng lượng góp phần phát triển đơ thị xanh của thành phố (xem hộp 2.3). Tại quyết định số 24/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố đến năm 2025 quy định: Bố trí trục cây xanh cảnh quan, mặt nước kết hợp với du lịch giải trí dọc theo hai bờ bên bờ sơng Sài Gịn, Đồng Nai, Nhà Bè có diện tích vào 7.000 hec ta. Tương lai các khu này là xương sống môi trường xanh kết hợp mặt nước xanh giữa thành phố. Chủ trương của chính quyền thành phố là tận dụng tối đa diện tích, khơng gian đơ thị để phát triển thêm diện tích mảng xanh cơng cộng theo phương châm: có cây xanh đường phố, có cơng viên, cơng trình giao thơng xanh, các hành lang giao thông được cải tạo, mở rộng và các tuyến đường khu trung tâm thành phố theo kiểu Singapore làm cho môi trường giao thông thân thiện với cư dân đô thị hơn. Thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng theo kiểu đô thị Phương Tây: Phát triển đô thị dọc theo hai bờ sơng Sài Gịn. Để xây dựng thành phố xanh - thông minh - hiện đại, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra kế hoạch và chiến lược sau: Quy hoạch mảng xanh đô thị, giải quyết vấn đề thoát nước, chống ngập đô thị, công tác quy hoạch, thiết kế và quản lý đô thị, thị trường bất động sản, nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc nhất của thành phố trong quá trình phát triển đơ thị nói chung và các khu đơ thị xanh nói riêng.
Hộp 2.3. Tiết kiệm năng lượng, phát triển đô thị xanh
Vừa qua, nhờ việc vừa đưa vào sử dụng những máy điều hòa thế hệ mới, tủ hệ thống quản lý năng lượng, bộ thơng gió nhiệt thải và bộ quạt đảo gió đã giúp Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức (Hà Nội) tiết kiệm đến 830.261 kWh, tương đương 1,2 tỉ đồng/năm và giảm phát thải 518 tấn CO2 /năm (theo đánh giá của Trung tâm Tiết kiệm năng lượng thành phố Hồ Chí Minh). Trung tâm Tiết kiệm năng lượng thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết thực hiện tiết kiệm năng lượng cho các bệnh viện khơng chỉ góp phần tiết kiệm năng lượng cho quốc gia, mà còn cải tạo thiết thực giúp môi trường trong lành hơn, nâng cao hơn chất lượng dịch vụ cho các bệnh viện… Bước đầu dự án bệnh viện xanh sẽ thực hiện mơ hình thí điểm tại Bệnh viện Nhân dân 115 (thành phố Hồ Chí Minh) và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội).
Nguồn: Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Tp. Hồ Chí Minh, 2015.
Do vậy, thành phố cần đổi mới mới công tác quy hoạch: chùm đô thị, đô thị cực lớn, phát triển đô thị xanh gắn kết với phát triển đô thị vùng, đô thị khu vực, phát triển và gắn kết các mạng lưới giao thông xanh. Nâng cao năng lực quản lý hệ thống cung cấp nước sạch, cần phát triển hệ thống thốt nước và chống ngập đơ thị hiệu quả. Đặc biệt cần ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại trong việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Để làm tốt các việc nêu trên, chính quyền thành phố cần hồn thiện hệ thống pháp luật quản lý đô thị xanh trên tinh thần cải cách hành chính, thể chế hóa chính sách và cải thiện cơ chế đầu tư phát triển, tổ chức bộ máy quản lý đơ thị có hệ thống, đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh, hiện đại hóa cơ sở vật chất nền hành chính. Tích cực triển khai giám sát cộng đồng cư dân đô thị để đảm bảo việc đầu tư phát triển đơ thị xanh hiệu quả, chống lãng phí thất thốt xảy ra. Việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh phù hợp với thông lệ quốc tế và khu
vực. Hạn chế trong việc quản lý đầu tư phát triển đơ thị xanh ở thành phố Hồ Chí Minh: Thứ nhất, Chưa giải quyết triệt để vấn đề ngập úng sau mỗi trận mưa cũng như thủy triều dâng. Thứ hai, Vấn đề ơ nhiễm mơi trường khơng khí ngày càng trở nên trầm trọng. Thứ ba, Công tác quản lý chất thải rắn chưa được tốt.