Kinh nghiệm quốc tế về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố hà nội (Trang 75 - 84)

2.4. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

2.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

2.4.1.1. Kinh nghiệm quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Thủ đô London, nước Anh

Việc quản lý đầu tư phát triển đô thị ở Thủ đô London của nước Anh dựa trên sự tham gia toàn diện của cộng đồng được thể hiện ở các nội dung sau:

Thứ nhất, Chính quyền cấp thành phố đã xây dựng và tổ chức thực hiện

chiến lược, quy hoạch kế hoạch một cách chi tiết cụ thể: từ khâu lập quy hoạch đô thị trong từng giai đoạn đến việc thực hiện do vậy có tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính phù hợp rất cao. Tiềm năng sáng tạo trong quy hoạch đơ thị xanh đóng vai trị cực kỳ quan trọng đối với các nhà lãnh đạo thành phố, trong việc chia sẻ tầm nhìn và xây dựng để London là một thành phố gây ấn tượng nhất, sâu sắc nhất với các tiêu chí quan trọng: Tính cạnh tranh là một nhân tố tạo ra cảnh quan vừa tự nhiên, vừa nhân tạo do vậy phải kết hợp một cách nhuần nhuyễn nhất, hài

hịa nhất. Tiếp đó là sự liên kết giữa các vùng, các quận với nhau tạo nên sự hợp lý trong quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh phát triển bền vững và ổn định.

Thứ hai, Chính sách được Chính phủ và Thủ đơ London ban hành là việc

quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh phải bảo đảm môi trường sống, chất lượng sống, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, nâng cao các yếu tố văn hóa và các hoạt động cơng cộng, hoạt động xã hội. Chính vì điều này nên khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý đầu tư phát triển đô thị rất cao, đặc biệt là sự tham gia của các tổ chức xã hội.

Để quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở London đạt hiệu quả cao, nước Anh đã xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, các thể chế chính sách đồng bộ, minh bạch và hoạt động rất hiệu quả. Các nhà đầu tư và cộng đồng cũng như chính quyền của London rất tơn trọng và thực hiện tốt các Luật về đầu tư, Luật phát triển đô thị, Luật về quản lý đầu tư phát triển đô thị đã tạo ra đặc trưng cơ bản trong công tác quản lý đầu tư phát triển đơ thị nói chung, quản lý đầu tư phát triển đơ thị xanh nói riêng tại Thủ đơ nước này.

Thứ ba, Thơng qua thể chế chính sách trên thì chính quyền thành phố đã

quy tụ các cán bộ có kinh nghiệm cũng như năng lực chuyên môn trong việc kiểm tra, giám sát một cách nghiêm túc. Điều này được thể hiện thông qua kiểm tra giám sát từng quý, từng tháng, và thường xuyên kiểm tra khi có nghi ngờ về các vấn đề liên quan đến việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.

2.4.1.2. Kinh nghiệm quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc

Bắc Kinh - Thủ đơ của nước láng giềng Trung Quốc, có hệ thống chính trị, văn hóa gần như tương đồng với Việt Nam. Do vậy, Trung Quốc coi trọng việc đầu tư phát triển đô thị lớn và đô thị cực lớn làm động lực cho phát triển kinh tế quốc gia. Đầu tư phát triển Thủ đô Bắc Kinh theo hướng văn minh, xanh, sạch đẹp và phát triển bền vững phải phù hợp với phát triển chung của Vùng

Thủ đô Trung Quốc trong từng giai đoạn, từng thời kỳ.

Chính quyền Thủ đơ Bắc Kinh lên kế hoạch, chiến lược phát triển cụ thể, đầu tư có trọng tâm trọng điểm từng giai đoạn. Kế hoạch vốn đầu tư phát triển đô thị xanh tại Bắc Kinh được lập rất chi tiết, cụ thể. Hàng năm có kiểm tra, giám sát hiệu quả sử dụng vốn, việc thực hiện kế hoạch đề ra.

Việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Bắc Kinh do Hội đồng nhân dân và chính quyền Thủ đơ thực hiện. Sự tham gia cộng đồng và các bên liên quan tham gia còn nhiều hạn chế, yếu kém và chỉ mang tính hình thức. Do vậy trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã làm có trộng tâm trọng điểm, khắc phục các nguyên nhân và hạn chế để đạt được hiệu quả của quản lý đầu tư, tính phù hợp với phát triển chung của đất nước là tất yếu khách quan, nhiệm vụ chính trị trọng tâm của chính phủ Trung Quốc cũng như chính quyền thành phố.

Đầu tư phát triển đơ thị xanh ở Bắc Kinh cũng có những yếu tố thường thấy như ở bất cứ thành phố nào đang trong q trình đơ thị hố, đó là như dân số tăng cao. Với tốc độ tăng trưởng dân số được kìm hãm, quá trình đầu tư phát triển đơ thị xanh được kiểm sốt và được diễn ra một cách bền vững hơn.

Việc phân bổ tài nguyên không đồng đều và công bằng cho cư dân thành phố. Các tài nguyên bao gồm tài nguyên tự nhiên như nước sạch, đất đai, khơng khí, và các tài nguyên nhân tạo như đường xá, thư viện, bệnh viện, việc làm, nhà cửa, trường lớp,v.v... Tuy tốc độ gia tăng dân số đã được kìm hãm, hệ quả của việc tỉ lệ sinh nở cao của những năm giữa thế kỷ 20 đang tạo ra một thế hệ cao tuổi, khơng đóng góp được cho nền kinh tế và là gánh nặng về phúc lợi cho ngân quỹ nhà nước. Cũng như Singapore, diện tích chật hẹp đang khiến cho Bắc Kinh hứng chịu mật độ dân số cao, chật hẹp.

Với trình độ học vấn và dân trí ngày càng tăng cao, nhu cầu về thu nhập và tài sản của người dân sống tại thành phố sẽ ngày càng lớn. Những hạn hẹp về tài nguyên và môi trường sẽ ngày càng trở thành thách thức lớn hơn cho chính

phủ khi thế hệ trẻ mới ra trường sẽ đưa ra những đòi hỏi về quyền lợi cần được đáp ứng ngày càng lớn.

Tuy nhiên, những chính sách về quản lý đầu tư phát triển đơ thị xanh của Bắc Kinh đã có những tác động rõ rệt đến môi trường sống của cư dân đơ thị, giảm thiểu các khí thải, nước thải và được tái tạo trở lại phục vụ các hoạt động của khu đô thị xanh cũng như không gây ô nhiễm môi trường.

Đầu tư phát triển đô thị xanh ở Bắc Kinh cũng liên quan mật thiết đến tốc độ thối hóa chất lượng cao của nước ở Thủ đơ này. Những lượng khí và nước thải gây ơ nhiễm này sẽ có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe của người dân, đặc biệt với những cư dân với các vấn đề sức khỏe như hen suyễn, các bệnh về tim và phổi.

2.4.1.3. Kinh nghiệm quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh Singapore

Singapore - Là một quốc đảo nhỏ bé, với diện tích 719 km2, dân số 5,6 triệu người, GDP khoảng 296 tỷ USD, với thu nhập bình quân đầu người 56.700 USD là quốc gia giàu thứ 3 trên thế giới (sau Qatar và Luxembourg), là quốc gia đa chủng tộc, với mật độ dân số tương đối cao, do vậy từng mét vuông đất tại Singapore được sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Để phát triển thành phố trở thành một nơi đáng sống và có tính bền vững, truyền cảm hứng cho người dân là mục tiêu mà chính quyền đơ thị Singapore hướng tới. Do vậy quan điểm chỉ đạo quy hoạch đô thị của thành phố dựa trên ba từ khóa cơ bản: Tổng thể (Comprehensive), Tích hợp (Integrated) và Hướng tới tương lai (Forward- looking) với mục tiêu biến Singapore từ “Thành phố vườn” (Garden City) thành “Thành phố trong vườn” (City in a Garden). Singapore đã áp dụng chính sách vườn ở bất kì nơi đâu, từ tường nhà tới mái. Đi đến đâu cũng có thể nhìn thấy một màu xanh của thiên nhiên. Với chiến lược quy hoạch và phát triển đơ thị xanh nên diện tích cây xanh đã chiếm 50% diện tích tồn thành phố, con số đáng mơ ước với nhiều thành phố khác trên thế giới. Tầm nhìn về xây dựng thành phố

vườn đã được cố Thủ tướng Lý Quang Diệu khởi xướng từ năm 1967 nhằm đưa Singapore trở thành một thành phố nhiều cây xanh và môi trường trong sạch để cuộc sống người dân thư giãn hơn.

Trong chiến lược xanh hóa đơ thị đặc biệt là Thủ đô Singapore - một trong những mơ hình đáng chú ý nhất. Với kết hợp hài hòa giữa hai khái niệm: công viên và trung tâm thương mại. Công viên với những cảnh quan sinh thái phục vụ mục đích giải trí cho người dân; cịn trung tâm thương mại được thiết kế theo kiểu các nhóm văn phịng làm việc và sản xuất hiện đại.

Đơ thị xanh đóng vai trị quan trọng đối với phát triển bền vững kinh tế, xã hội, môi trường, kiến trúc cảnh quan và văn hóa của mỗi quốc gia. Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trên nguyên tắc giữ lại được những cơng trình tự nhiên có giá trị kết hợp hài hịa các khu đơ thị sinh thái hợp lý nhất do đó vẫn đáp ứng được nhu cầu nhà ở cho người dân, giữ gìn mơi trường sống xanh sạch và bảo vệ được những kiến trúc lâu năm cần thiết. Mục đích tối ưu hóa diện tích đất sử dụng ln được chú ý và thực hiện một cách hiệu quả nhất.

Để đầu tư phát triển đô thị xanh với hệ thống tập trung cao độ, cả nước chỉ có một tổ chức chịu trách nhiệm về xét duyệt Quy hoạch và đầu tư - Cơ quan tái phát triển đơ thị. Tính tập trung, cơng khai và mục đích quy hoạch cùng với cơng tác quy hoạch kiểm sốt và quản lý theo quy hoạch rõ ràng nên quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Thủ đô Singapore đặt biệt quan tâm và hoạt động rất có hiệu quả.

Q trình đơ thị hóa ở Singapore được phát triển với tốc độ cao, đặc biệt là quan tâm đến việc đầu tư phát triển đô thị xanh tại Thủ đô Singapore chủ yếu là đầu phát triển đô thị theo hướng tập trung cho phát triển cây xanh, cho không gian sống xanh và bền vững, đảm bảo mô trường sống cho người dân, với giải pháp là “đưa công viên vào thành phố” và “đưa nhà ở về với thiên nhiên” để hướng đến một không gian xanh và môi trường sống tốt hơn. Việc đầu tư phát

triển đô thị được chính quyền Thủ đơ Singapore rất quan tâm và thực hiện nghiêm túc, đầu tư có trọng tâm trọng điểm, khơng dàn trải.

Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh một cách khoa học, phù hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của từng đô thị, theo từng thời kỳ phát triển của đất nước trên nền tảng của trình độ phát triển khoa học - kỹ thuật tương ứng thì chắc chắn đơ thị sẽ phát triển xanh, thông minh, hiện đại theo hướng bền vững.

Quản lý đầu tư phát triển đơ thị xanh vì mới được quan tâm nhiều đến tại Việt Nam trong những năm vừa qua nên chúng ta phải học hỏi và biết cách tiếp thu cả những kinh nghiệm thành cơng lẫn thất bại của q trình quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của các nước trên thế giới.

Tầm nhìn của Singapore là đạt tiêu chuẩn đơ thị xanh, đạt tiêu chuẩn cao về y tế cơng cộng và mơi trường có chất lượng cao, đặc biệt là môi trường sống trong đô thị được nâng cao với khơng khí trong lành, sạch sẽ, nước sạch và yên tĩnh- Thành phố sẽ là trung tâm của khu vực cơng nghệ và mơi trường. Vai trị của người dân sống trong đơ thị rất quan trọng, chính họ góp phần để đạt được mục tiêu trên, Singapore giáo dục đến toàn thể người dân thấm nhuần các cam kết bảo vệ và gìn giữ mơi trường.

Các nguyên tắc và chiến lược lập kế hoạch phát triển đô thị xanh của Singapore dựa trên 5 nguyên tắc sau:

(1) Tư duy dài hạn (Think long term);

(2) Lập kế hoạch có tính liên kết xun ngành (Integrated planning across agencies);

(3) Đảm bảo tính minh bạch trong quá trình lập kế hoạch và phát triển (Transparency in planning and development processes); (4) Thi hành có hiệu quả (Effective in implementation);

Hộp 2.1. Tầm nhìn kế hoạch xanh của Singapore

Tầm nhìn của Singapore là đạt thành phố xanh (Green City) ngay từ những năm 2000, một thành phố xanh với các tiêu chuẩn cao về y tế công cộng, môi trường đô thị sinh thái và đạt chất lượng cao. Đặc biệt chú trọng đến môi trường sống: không khi trong lành, sạch sẽ, với nguồn nước sạch đầy đủ và có khơng gian sống sinh thái, yên tĩnh. Đô thị xanh sẽ là một trong những khu vực về công nghệ môi trường bậc nhất.

Vai trị của cơng chúng trong việc đạt được mục tiêu trên là rất quan trọng. Chúng tôi sẽ giáo dục người dân thấm nhuần các cam kết bảo vệ và gìn giữ mơi trường của chính nhà mình cũng như trên thế giới. Để thành công, chúng tôi cần sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng. Chúng tơi sẽ tìm kiếm sự ủng hộ mạnh mẽ, cam kết và sự tham gia của khu vực doanh nghiệp, các phương tiện truyền thơng và các nhóm phi chính phủ để phát triển một nền văn hóa có nhận thức cao về môi trường.

Nguồn: Ministry of Environment of Singapore, 1992.

Để quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh, Singapore đã sử dụng các bộ công cụ sau:

Thứ nhất, các công cụ pháp lý được thể hiện với hơn 40 luật về đầu tư

phát triển đô thị. Đặc biệt điều tiết đến đơ thị có các chính sách quy hoạch đơ thị theo hướng xanh hóa kết hợp việc nghiêm khắc xử phạt đối với việc vi phạm các quy định về đất đai đô thị, môi trường đô thị, kiến trúc cảnh quan đơ thị… Ví dụ như làm ơ nhiễm khơng khí sẽ bị phạt 10.000 đơ la Singapore, xả khói và hơi nước vào môi trường sẽ bị phạt 500 đô la Singapore.

Thứ hai, quy hoạch dài hạn để mang đến không gian sống lý tưởng cho

thông qua bản “Kế hoạch Concept” biểu hiện qua cách làm sau: Nhận diện sự phát triển đô thị xanh về sử dụng đất đơ thị có ảnh hưởng đến mơi trường sống của dân cư. Đô thị xanh phải được phát triển đồng bộ với cơ sở hạ tầng, các dịch vụ cung ứng, y tế, các khu vực bảo tồn thiên nhiên của thành phố, bảo vệ các khu vực mặt nước và cây xanh.

Thứ ba, để quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh được tốt cần phải có

chính sách ưu đãi kinh tế. Các cơng cụ quản lý kinh tế góp phần quản lý đầu tư phát triển đơ thị xanh thơng qua việc cấp phép xây dựng, phí sử dụng cũng như các biện pháp tài chính để hiệu quả nhất. Cần có biện pháp để thu hút đầu tư trong nước cũng như ngoài nước. Bên cạnh đó cần có giải pháp chống ùn tắc giao thơng đô thị để đảm bảo giao thông xanh, quản lý nhu cầu đi lại trong đô thị, cải thiện việc quản lý giao thông, quản lý giá dịch vụ giao thông công cộng.

Thứ tư, Nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng về vấn đề đầu

tư phát triển đô thị xanh thông qua việc giáo dục người dân nhận thức sâu sắc và thực hiện nghiêm túc các luật định. Trường học là nơi tuyên truyền tốt nhất về việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh thơng qua việc đưa các chương trình giảng dạy cho học sinh, sinh viên.

2.4.1.4. Kinh nghiệm quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Thủ đô Stockholm, Thụy điển

Thành phố Stockholm là Thủ đô của Thụy Điển, ở Bắc Âu. Tổng diện tích tự nhiên khoảng 188 km2, dân số khoảng trên 800.000 người. Stockholm nằm trải dài trên mười bốn hòn đảo nơi hồ Mälaren chảy vào Biển Baltic, là trung tâm văn hóa, truyền thơng, chính trị và kinh tế của Thụy Điển, với GDP chiếm một phần ba của tổng quốc gia. Stockholm là một thành phố toàn cầu quan trọng, là trung tâm chính của cơ quan đầu não đồn thể của vùng Bắc Âu, là một trong những Thủ đô sạch nhất thế giới, được trao giải “Thủ đô xanh Châu Âu” năm 2010 và là Thủ đô xanh đầu tiên của Châu Âu. Để đạt được giải

thưởng cao quý này, chính quyền thành phố Stockkholm đã xây dựng một hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố hà nội (Trang 75 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)