Tăng cường quản lý công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của chính

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố hà nội (Trang 160)

quyền thành phố trong quản lý đầu tư phát triển đơ thị xanh

Chính quyền thành phố Hà Nội cần tăng cường quản lý công tác kiểm tra, kiểm sốt và giám sát q trình đầu tư phát triển đơ thị xanh. Cơng tác kiểm tra giám sát phải có kế hoạch cụ thể, phải có hệ thống và kiểm tra thường xuyên, cần hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư một cách tồn diện, rõ ràng khơng qua loa đại khái. Hiện nay, tình trạng kiểm tra, giám sát cịn nặng về hình thức và chồng chéo trùng lặp trong chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn kiểm tra, giám sát. Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quản quản lý nhà nước về đầu tư phát triển đơ thị xanh. Các quy trình kiểm tra, giám sát và kiểm sốt chưa được xây dựng và ban hành một cách khoa học, chưa đầy đủ và kịp thời. Trách nhiệm của người thực hiện công tác kiểm tra giám sát chưa được cao.

Để việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh một cách hiệu quả nhất, theo tác giả cần thực hiện tốt các nội dung sau:

Một là, Công khai minh bạch tình hình đầu tư, nguồn vốn đầu tư cho việc

phát triển các khu đô thị xanh cần minh bạch, rõ ràng, đầy đủ thơng tin, chính xác và kịp thời. Xây dựng hệ thống báo cáo thực hiện các kế hoạch đầu tư một cách khoa học, đúng thời gian quy định và hợp lý nhất. Bên cạnh đó cần phân cơng, phân cấp người theo dõi, kiểm tra việc thực hiện đầu tư phát triển đô thị xanh đúng với kế hoạch đề ra.

Hai là, Xây dựng quy trình kiểm tra, kiểm sốt, giám sát trước, trong và

sau khi thực hiện đầu tư. Việc kiểm soát trước khi đầu tư mạng lại hiệu quả có nên đầu tư phát triển hay khơng, việc đầu tư có khả thi khơng, có phù hợp với phát triển chung của Thủ đơ hay khơng? Kiểm tra, giám sát q trình thực hiện đầu tư phát triển đô thị xanh thông qua việc bảo đảm đầu tư, tạo điều kiện hành lang pháp lý cho việc thực hiện đầu tư được thuận tiện và hiệu quả, đảm bảo cho việc quản lý đầu tư phát triển đơ thị xanh hiệu quả nhất. Kiểm tra, kiểm sốt việc kết thúc đầu tư có hiệu quả khơng? Các tiêu chí về đầu tư phát triển đơ thị xanh có đạt được khơng?

Ba là, Cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc đầu tư

phát triển đô thị xanh, hiện nay rất nhiều cơ quan quản lý kiểm tra giám sát: UBND phường có khu đơ thị xanh cần xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội, Thanh tra Quận (huyện) khu đất đô thị, Sở Tài Ngun và Mơi trường, Sở Tài Chính, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Giao thông vận tải… do vậy cần xác định rõ chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị quản lý, tránh chồng chéo, trùng lắp, cản trở q trình đầu tư phát triển đơ thị xanh.

Khi đã xác định rõ chức năng nhiệm vụ thì cần phải kiểm tra, giám sát thường xuyên, theo định kỳ, đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát cần phải có kế hoạch cụ thể, thời gian rõ ràng, tinh thần trách nhiệm cao để đạt được hiệu quả cao nhất.

4.4. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy triển khai các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội

Chính phủ cần ban hành các Nghị định về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trong thời gian tới để đáp ứng yêu cầu đặt ra trong việc phát triển kinh tế - xã hội để phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế. Đặc biệt, cần có những chính sách đặc thù riêng cho Thủ đô Hà Nội về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Để làm tốt việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh, Nhà nước cần rà soát, đánh giá những điểm chưa phù hợp của nghị định quản lý phát triển đơ thị, những bất cập, phát sinh trong q trình quản lý đầu tư phát triển đô thị để xây dựng hệ thống pháp luật không chồng chéo, hạn chế kẽ hở, chống xung đột giữa các luật liên quan.

Chính phủ cần có các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp từ nước ngoài, huy động nguồn vốn nhàn rỗi của người dân, của các doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước, các nguồn vốn của kiều bào ở nước ngoài. Bên cạnh đó cần có biện pháp quản lý đầu tư phát triển đơ thị xanh có hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững để Thủ đơ Hà Nội có các khu đơ thị xanh - thông minh - hiện đại, thực sự đáng sống cho người dân cũng như kết nối giao thông thuận tiện chú trọng giao thông xanh, hạ tầng kỹ thuật xanh và đồng bộ, môi trường đô thị xanh, sinh thái, hài hòa nhất và tốt nhất.

Chính phủ cần ban hành các văn bản về kiểm tra, giám sát quá trình quản lý thực hiện đầu tư phát triển đơ thị xanh với tính chất đặc thù cho Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới, hàng năm tổng kết, rút kinh nghiệm việc thanh tra, kiểm tra, giám sát về quản lý đầu tư phát triển đơ thị xanh để hồn thiện các văn bản cho phù hợp và hiệu quả.

Cần có chính sách đầu tư phát triển đô thị xanh hợp lý, xây dựng các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và có chế tài xử lý vi phạm về đầu tư phát triển đô thị xanh kém hiệu quả.

Kết luận chương 4

Trong chương 4, tác giả đã đề xuất định hướng về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trong những năm tới của thành phố Hà Nội. Đây là những căn cứ quan trọng để tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 - 2030, bao gồm:

(1) Rà sốt, hồn thiện cơng tác quy hoạch đô thị, tăng cường công tác kế hoạch hóa đầu tư phát triển đơ thị xanh cho thành phố Hà Nội trong những năm tới.

(2) Hồn thiện hệ thống chính sách có liên quan đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội.

(3) Tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển việc xây dựng đô thị xanh - hiện đại ở Hà Nội trong thời gian tới.

(4) Tăng cường cơng tác quản lý của chính quyền thành phố Hà Nội trong việc đầu tư phát triển đô thị xanh.

(5) Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan để hồn thiện bộ máy quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.

(6) Tăng cường quản lý công tác kiểm tra, kiểm soát và giám sát của chính quyền quận huyện cũng như chính quyền thành phố trong quản lý đầu tư phát triển đơ thị xanh với tần suất lớn, tích cực hơn và quyết liệt hơn, trung thực hơn. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm trong công tác quản lý kịp thời, hiệu quả, tránh thất thốt lãng phí trong đầu tư phát triển đô thị xanh trên địa bàn thành phố.

Để các giải pháp trên có tính khả thi, trong chương này tác giả đề xuất một số kiến nghị với chính phủ để trong thời gian tới cơng tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trên địa bàn thành phố đạt kết quả cao nhất.

KẾT LUẬN

Quản lý đầu tư phát triển đơ thị xanh có vai trị quan trọng đối với Thủ đơ Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, đây là vấn đề rất lớn và phức tạp bởi vì liên quan đến nhiều chủ thể. Để hồn thiện cơng tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh được hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững thì cần phải giải quyết đồng bộ và bài bản nhiều vấn đề liên quan, mỗi vấn đề đều có những tác động nhất định ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Nghiên cứu để tìm ra những nguyên nhân của sự hạn chế, tồn tại từ đó đề xuất những giải pháp cho vấn đề này là rất khó khăn.

Qua đề tài “Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của thành phố Hà Nội” luận án đã thực hiện tốt và tập trung nghiên cứu đề ra hướng giải quyết một số nội dung chính so với mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu. Các kết quả cụ thể của luận án như sau:

(1) Tác giả đã hệ thống hóa và làm rõ nội hàm các khái niệm: đô thị xanh, phát triển đô thị xanh, đầu tư phát triển đô thị xanh và quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành của nhà nước Việt Nam về quản lý đầu tư phát triển nói chung và quản lý đầu tư phát triển đơ thị xanh nói riêng, để phân tích nhiệm vụ, vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền thành phố Hà Nội cũng như việc giám sát cộng đồng, ý thức trách nhiệm của cư dân đô thị.

(2) Luận án đã luận giải rõ khung lý thuyết phân tích, đánh giá việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý đầu tư phát triển đơ thị xanh để tác giả có định hướng và mục tiêu nghiên cứu cụ thể.

(3) Trên cơ sở lý luận về quản lý đầu tư phát triển đơ thị xanh, tác giả phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển đô thị xanh, quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của chính quyền thành phố Hà Nội. Từ đó cho thấy những kết quả đạt được, những điểm chưa được, nguyên nhân thành công và nguyên nhân hạn chế về môi trường pháp lý, hệ thống tổ chức của chính quyền thành phố, trình độ năng lực chun môn cũng như năng lực điều hành công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của thành phố Hà Nội. Tổng hợp những lý luận, nguyên tắc quản lý đầu tư phát triển đô thị theo hướng xanh - thông minh - hiện đại - bền vững.

(4) Từ định hướng về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trong những năm tới, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội đến năm 2030 đạt được hiệu hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững cũng như khẳng định vai trò, vị thể của Thủ đô Hà Nội - Là trái tim của tổ quốc, là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.

Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo: Luận án tập trung nghiên cứu quản lý của chính quyền thành phố Hà Nội về đầu tư phát triển đô thị xanh, chưa nghiên cứu quản lý đô thị xanh của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội cũng như ý thức của người dân sống tại các khu đô thị xanh… Đây là vấn đề khoa học cần tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới.

Với thời gian nghiên cứu có hạn, trong khi vấn đề nghiên cứu rộng và phức tạp, sự hiểu biết của tác giả cịn hạn chế nên khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý chia sẻ của các nhà khoa học, các đọc giả quan tâm đến lĩnh vực quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh để tác giả tiếp tục hoàn thiện nghiên cứu.

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Le Minh Thoa (2018), “Application of Information Technology to the Building of Smart Cities in Countries around the world lessons for Vietnam”,

International Seminar Proceeding, 24th August 2018, Ho Chi Minh City, Vietnam, Session 5, pp.234-239.

2. Lê Minh Thoa (2018), “Các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (Số 518 tháng 6 năm 2018), tr.77-79.

3. Lê Minh Thoa (2018), “Đánh giá công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình

Dương (Số Cuối tháng 5 năm 2018), tr.82-83, 88.

4. Lê Minh Thoa (2018), “Cơ sở lý luận về đầu tư phát triển đơ thị xanh”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (Số 515 tháng 4 năm 2018), tr.106-

108.

5. Lê Minh Thoa (2017), “Kinh nghiệm quốc tế về phát triển đô thị xanh cho TP Hà Nội”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Số 12/2017), tr.47-49.

6. Lê Minh Thoa (2017), Giáo trình “Lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng”, Nxb Xây dựng, Hà Nội.

7. Lê Minh Thoa (2015), “Hồn thiện cơng tác quản lý chi phí tại các dự án xây dựng ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Số 03/2015 - Số chuyên đề), tr.63-65.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Lê Xuân Bá (2010), Nghiên cứu về quan hệ kinh tế giữa tăng trưởng kinh tế

và phát triển bền vững ở Việt Nam, Đề tài cấp Bộ - Bộ Kế hoạch và đầu tư, Hà Nội.

2. Lê Xuân Bá (2007), Cơ chế chính sách thu hút đầu tư của các thành phần

kinh tế vào lĩnh vực xây dựng nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, đề tài cấp Bộ - Bộ Kế hoạch và đầu tư, Hà Nội.

3. Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, Nxb Xây

dựng, Hà Nội.

4. Ban Đặc trách của ESCAP về Đơ thị hóa (2014), Kế hoạch hành động cấp khu vực về đơ thị hóa ở Châu Á và Thái Bình Dương.

5. Ban Quản lý và đầu tư xây dựng khu đơ thị mới Hà Nội (2013), Báo cáo tình

hình phát triển khu đơ thị mới Hà Nội năm 2013, Hà Nội.

6. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội (2013), Thủ đô Hà Nội - 5 năm mở rộng

địa giới hành chính.

7. Bộ Chính trị (2000), Nghị quyết số 15NQ/TW ngày 15 tháng 12 năm 2000 về

phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001-2010.

8. Bộ Nội chính Đài Loan (2005), Sổ tay kỹ thuật thiết kế kiến trúc xanh ở Đài Loan, Sở nghiên cứu kiến trúc, Đài Bắc.

9. Bộ Xây dựng (2008), Phát triển bền vững đô thị Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.

10. Bộ Xây dựng, UBND thành phố Hà Nội, Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam và Hiệp Hội các Đô thị Việt Nam (2009), Đô thị Việt Nam, Quy hoạch và Quản lý phát triển bền vững. Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội ngày 07 tháng 11 năm 2009.

11. Bộ Xây dựng, Tổ chức hợp tác quốc tế Cộng hòa liên bang Đức (GIZ) (2013), Phát triển đô thị hợp nhất - Hướng tới các đơ thị xanh và thích ứng

với biến đối khí hậu ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế ngày 24 và 25

tháng 10 năm 2013.

12. Bộ Xây dựng (2018), Thông tư số 01/2018/TT-BXD ngày 05 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Quy định về chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh.

13. Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quy hoạch và đầu tư xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội (2014), Kỷ yếu hội thảo về Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu

quả của hệ thống quy hoạch xây dựng Việt Nam.

14. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2011), Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2011 về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

15. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2011), Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2011 phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

16. Chính phủ nước Cộng hịa XHCN Việt Nam (2012), Quyết định số 222/QĐ-

TTg ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà nội đến năm 2030,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố hà nội (Trang 160)