Thực trạng ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển đô

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố hà nội (Trang 105 - 108)

3.3. Thực trạng quản lý đầu tư phát triển một số đô thị xan hở thành phố Hà Nộ

3.3.1.Thực trạng ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển đô

thị xanh và đầu tư phát triển đô thị xanh

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đã được Chính phủ ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 23/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ [17] đã chỉ rõ: “Tăng trưởng xanh là sự nghiệp của toàn Đảng, tồn dân, các cấp chính quyền, các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội…”. Tiếp đó là kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020 tại Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ [19]. Hiện tại đã rà sốt, kiến nghị phát triển quy hoạch ngành xây dựng từ quan điểm phát triển bền vững và xây dựng khung chính sách, kế hoạch tăng trưởng xanh ngành xây dựng giai đoạn 2014 - 2020. Bộ Xây dựng đã rà soát các kiến nghị điều chỉnh quy hoạch tổng thể của ngành để đảm bảo phát triển bền vững, tiết kiệm tài nguyên nhiên liệu, kiểm sốt ơ nhiễm và quản lý chất thải một cách hiệu quả, xây dựng khung chính sách đơ thị hóa xanh và kế hoạch tăng trưởng xanh của ngành xây dựng giai đoạn 2014 - 2020.

Đơ thị Hà Nội là trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa của cả nước, phát triển theo dạng lan tỏa. Cấu trúc đô thị Hà Nội được xây dựng dựa trên các yếu tố phát triển bền vững là sự kết nối đa cực, đa trung tâm, đa tầng bậc. Mơ hình khơng gian Thủ đơ Hà Nội gồm đô thị hạt nhân và các đô thị vệ tinh. Đơ thị hạt nhân có dân số khoảng 0,45 triệu người, được mở rộng từ đô thị lõi lịch sử về phía tây đến tuyến đường vành đai IV, về phía Bắc sơng Hồng - Khu vực Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm theo định hướng quy hoạch. Chuỗi đô thị nằm dọc vành đai IV Đan Phượng - Hồi Đức - Hà Đơng - Thường Tín sẽ xây dựng các cơng trình có mật độ cao, đặc biệt là kiến trúc cảnh quan cây xanh và mặt nước, có hành lang xanh dọc sơng Nhuệ. Khu vực Long Biên, Gia Lâm phát triển khu đô thị xanh, sinh thái (Vinhomes Riverside, Ecohome Phúc Lợi…) dịch vụ chất lượng cao và hỗ trợ các ngành công nghiệp. Đông Anh phát triển thương mại giao dịch quốc tế, công nghiệp kỹ thuật cao, du lịch sinh thái, trường quay gắn liền với bảo tồn khu di tích Cổ Loa và đầm Vân Trì, trung tâm thể thao thành phố Hà Nội. Mê Linh là dịch vụ công nghiệp sạch, đa ngành, kỹ thuật cao.

Hình thành năm đơ thị vệ tinh Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên - Phú Minh và Sóc Sơn với dân số từ 0,21 triệu người đến 0,75 triệu người trên một đô thị. Mỗi đơ thị vệ tinh có chức năng riêng biệt hỗ trợ cho các đô thị vệ tinh khác và đô thị trung tâm Hà Nội. Các đơ thị vệ tinh này đóng góp khơng nhỏ vào sự phát triển của không gian xung quanh - Vùng Thủ đô Hà Nội, các đơ thị vệ tinh có một hoặc nhiều nhân tố chính, đặc thù riêng, nhà ở, đào tạo chất lượng cao, công nghiệp, dịch vụ… Năm đô thị vệ tinh của Hà Nội có những chức năng chính sau đối với thành phố: Đô thị vệ tinh Sơn Tây là đơ thị văn hóa, lịch sử, di tích, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, phát triển tiểu thủ công nghiệp, nơng nghiệp sinh thái. Ở đây cịn có khu đại học tập trung quy mô lớn khoảng 400 - 500 hecta nhằm ưu tiên các ngành nghề đào tạo về khoa học xã hội, văn hóa, nghệ thuật, du lịch và kinh tế. Đô thị vệ tinh Hịa Lạc là đơ thị khoa học

công nghệ, nghiên cứu và phát triển, khu công nghiệp công nghệ cao, nghỉ dưỡng và là khu trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đô thị vệ tinh Xuân mai là đô thị dịch vụ, công nghiệp, hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp, hệ thống làng nghề, là đơ thị đại học hỗ trợ cho Hịa Lạc và dịch vụ cửa ngõ phía Tây Nam Hà Nội. Đô thị vệ tinh Phú Xuyên là đô thị công nghiệp, kho tàng, đầu mối giao thông, các dịch vụ trung chuyển, tiếp nhận hàng hóa logistics, đầu mố chế biến và phân phối nông sản, đô thị sinh thái gắn với hệ thống mặt nước, tạo cảnh quan đặc trưng, là trung tâm y tế khu vực phía nam thành phố.

Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu phát triển của các đô thị vệ tinh Hà Nội

Đô thị vệ tinh Các chỉ tiêu Đơn vị tính Sóc sơn Sơn tây Hịa Lạc Xn Mai Phú Xuyên

Quy mô dân số năm 2030 Triệu người 0,25 0,18 0,6 0,22 0,127

Quy mô dân số khống chế tối đa Triệu người 0,365 0,217 0,750 0,330 0,155

Diện tích tự nhiên Hecta 6.013 6.111 20.113 6.641 5.016

Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị m2/người 150 170 190 145 155

Chỉ tiêu đất dân dụng m2/người 80 95 90 85 70

Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị tối đa m2 55 38 145 45 25

Nguồn: Viện Kiến trúc quy hoạch đô thị và nông thôn (VIAP) [43]

Về chiến lược quy hoạch và phát triển nhà ở đô thị đạt 18 m2 sàn trên một người, phát triển nhà ở theo hướng xanh - văn minh - hiện đại nhưng vẫn bảo tồn được kiến trúc cảnh quan đơ thị, hồn thiện các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông, cải thiện chất lượng môi trường đô thị.

Quy hoạch mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng, thiết lập mạng lưới bệnh viện đa khoa tại các quận huyện, đô thị vệ tinh, đô thị xanh – thông minh - sinh thái… trên cơ sở quy mô dân số từng khu vực.

Xây dựng trung tâm văn hóa của thành phố Hà Nội tại quận Tây Hồ, trung tâm văn hóa quốc gia tại khu vực Sơn Đồng, Hoài Đức. Tiếp tục hoàn

thiện làng văn hóa các dân tộc Việt Nam - đây là trung tâm giao lưu, giải trí, sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Xây dựng tượng đài Nguyễn Trãi tại Hà Đông, tượng đài chiến thắng Cầu Giẽ tại Phú Xuyên.

Đặc biệt là thành phố rất quan tâm chỉ tiêu đất xanh đạt khoảng 15 m2

trên người, bảo vệ hệ thống kiến trúc cảnh quan các hệ thống cây xanh tại Sóc Sơn, Ba Vì, Hương Tích và hệ thống sơng hồ, kết nối công viên đô thị, công viên vui chơi giải trí.

Trên cơ sở chiến lược phát triển, quy hoạch chung của thành phố thì chiến lược quy hoạch phát triển các khu đơ thị xanh ln được chính quyền quan tâm, chú trọng. Cụ thể, đầu tư phát triển đô thị xanh – thông minh – hiện đại đáp ứng cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0, điển hình là khu đơ thị xanh Vinhomes Riverside Long Biên, Khu đô thị xanh Gamuda Gardens, Khu đô thị xanh The Manor Park Đại Kim, Khu đô thị xanh The Manor Park Đại Kim, Khu đô thị xanh Hà Nội Gardens City, EcoHome Phúc Lợi, Khu đô thị xanh Vinhomes Gardenia Cầu Diễn, Khu đơ thị xanh Vinhomes Gadenia Mỹ Đình, Khu đơ thị xanh Pentstudio Tây Hồ… từ đó lên kế hoạch cụ thể để thực hiện quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh theo chủ trương của chính quyền thành phố.

Chiến lược thực hiện quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh thông qua các việc quản lý cơ chế chính sách để thực hiện kế hoạch bao gồm: quản lý chính sách phát triển hạ tầng đơ thị, quản lý chính sách đất đai đơ thị, quản lý chính sách nhà ở đơ thị, các cơng trình văn hóa, thể dục thể thao, các khu cơng viên vui chơi giải trí, quản lý chính sách nguồn lực lao động đơ thị, quản lý chính sách mơi trường đơ thị, hệ thống cấp thốt nước, xử lý nước thải đơ thị… để đạt được hiệu quả cao nhất.

3.3.2. Thực trạng thực hiện cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố hà nội (Trang 105 - 108)