Theo tính tốn của Savolainen trước đây, khác biệt 1 nucleotide trong vùng 582 cặp base ở DNA ty thể (hay 1 đơn vị khoảng cách di truyền giữa hai quần thể) tương ứng với khoảng 40000 năm [55]. Như vậy, xét trên tồn bộ quần thể chó khảo
Nguồn biến thiên Tổng bình phƣơng sai khác Độ biến thiên Tỷ lệ phần trăm biến thiên Chỉ số F Giá trị P Giữa hai nhóm chó 21,120 0,19002 4,38 0,04378 0,10655 Giữa các quần thể trong nhóm 6,923 -0,04919 -1,13 -0,01185 0,84360 Trong nội bộ quần thể 818,857 4,19927 96,76 0,03245 0,06647 Tổng cộng 451,278 4,31726 100%
chó lưng xốy Phú Quốc và chó nhà Việt Nam ngày nay đã phân hóa từ tổ tiên chung vào khoảng 6780 năm trước (0,33899 x 40000/2).
3.3.3.3. Quan hệ di truyền của chó lưng xốy Phú Quốc và chó nhà Việt Nam tại Kiên Giang Kiên Giang
Xét riêng quần thể chó ở tỉnh Kiên Giang thì giữa nhóm chó ở đất liền Kiên Giang (Rạch Giá) và nhóm chó ở đảo Phú Quốc có sự tương đồng rất lớn về sự hiện diện của các haplotype. Các haplotype chung giữa hai nhóm chó (10/20 haplotype, bao gồm A7, A11, A17, A18, A65, B1, C2, C3, E1, E4) đều chiếm tỷ lệ cao trong quần thể. Trong khi đó, các haplotype riêng của mỗi nhóm chó, đặc biệt là ở nhóm chó trên đảo Phú Quốc, đều chiếm tỷ lệ rất thấp (Hình 3.14). Đây là dấu hiệu rõ ràng của hiện tượng chuyển dịch di truyền (gene flow), nhóm chó trên đảo Phú Quốc được hình thành do một nhóm chó từ đất liền Kiên Giang di cư lên đảo.
Hình 3.14: Sự tương đồng haplotype giữa nhóm chó đất liền Kiên Giang và nhóm chó trên đảo Phú Quốc
Cùng sinh sống trong một khu vực địa lý, cùng chia sẻ đến 13/19 haplotype với chó nhà Việt Nam, chó lưng xốy Phú Quốc có mối quan hệ di truyền rất gần gũi với chó nhà Việt Nam. Sự tương đồng về thành phần haplotype giữa hai quần thể chó nhà sống ở đất liền Kiên Giang và đảo Phú Quốc cũng cho thấy có sự
0 5 10 15 20 25 30 A9 A24 A15 3 B5 B1 0 A7
A11 A17 A18 A65 B1 C2 C3 E1 E4 A2 A73 A75 A22 3 B6
Tỷ lệ (%)
Haplotype
Nhóm chó trên đảo Phú Quốc Nhóm chó đất liền Kiên Giang
chuyển dịch di truyền từ đất liền ra đảo. Để khảo sát sự khác biệt di truyền giữa các quần thể chó ở Kiên Giang này, phân tích AMOVA được thực hiện với 3 nhóm chó: chó lưng xốy Phú Quốc tại Phú Quốc, chó nhà Việt Nam tại Phú Quốc và chó nhà Việt Nam tại đất liền Kiên Giang. Trong đó chó nhà Việt Nam tại Phú Quốc và đất liền Kiên Giang được xếp chung vào nhóm chó nhà Việt Nam, và chó lưng xốy Phú Quốc là một nhóm. Kết quả phân tích cho thấy trong số các mẫu thu thập được ở Kiên Giang (bao gồm cả đảo Phú Quốc), chó lưng xốy Phú Quốc và chó nhà hầu như khơng có sự khác biệt về di truyền (Bảng 3.16). Theo đó, khác biệt giữa hai nhóm chó lưng xốy Phú Quốc và chó nhà là rất nhỏ, tương ứng với 3,38% trên toàn bộ sự đa dạng di truyền của cả quần thể chó sống tại Kiên Giang. Trong khi đó, sự đa dạng di truyền giữa các cá thể tương ứng với 97,47% sự đa đạng di truyền của quần thể này. Sự khác biệt giữa ba quần thể nhỏ có giá trị âm (được xem như bằng 0 trong phân tích AMOVA [20], [89]) cho thấy có sự tương đồng di truyền lớn giữa các quần thể chó tại Kiên Giang. Các chỉ số thống kê F thể hiện sự khác biệt rất thấp, cùng với giá trị p lớn (>0.05) cũng khẳng định khơng có sự sai khác di truyền trong các quần thể chó sống tại Kiên Giang.