Những giá trị khoa học và thực tiễn luận án được kế thừa và khoảng trống

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chính sách chi trả cho nhà quản lý của các công ty cổ phần ở việt nam (Trang 35 - 37)

5. Kết cấu luận án

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

1.1.4. Những giá trị khoa học và thực tiễn luận án được kế thừa và khoảng trống

Các điều kiện thị trường, cấu trúc sở hữu, các nhà đầu tư tổ chức và hội đồng thù lao là các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô chi trả cho nhà quản lý.

Ferri và Meber (2009)

“Say on pay vote and CEO compensation: Evidence from the UK”

(Bàn về bỏ phiếu cho việc chi trả thu nhập CEO: Bằng chứng từ các công ty Anh Quốc)

Các Quy định pháp lý đóng vai trị quan trọng trong việc kiểm soát mức chi trả cho CEO và hướng tới trách nhiệm giải trình cao hơn.

Boyd (1994) “Board control and CEO compensation”

(Sự kiểm soát của HĐQT và mức chi trả cho CEO)

HĐQT là một cơ chế kiểm soát nội bộ quan trọng trong việc sắp xếp kế hoạch chi trả cho CEO.

George-Levi Gayle và cộng sự (2018)

“How Well Does Agency Theory Explain Executive Compensation?” (Lý thuyết

đại diện giải thích thế nào về vấn đề chi trả ban điều hành?)

Csách chi trả cho ban điều hành của các công ty cổ phần được khảo sát trong các nghiên cứu tiền nhiệm nhìn chung phù hợp với lý thuyết sở hữu-đại diện. Juie Ann Elston và Lawrence G.Goldberg (2001) “Executive Compensation and Agency Costs in Germany” (mối quan hệ giữa chi trả ban điều hành và Chi phí đại diện ở các công ty ở Đức)

Các công ty ở Đức cũng tồn tại vấn đề đại diện gây ra bởi sự tách biệt quyền sở hữu khỏi quyền kiểm soát, với sự phân tán quyền sở hữu dẫn đến mức chi trả cao hơn cho ban điều hành.

Nguồn: tác giả tổng hợp

1.1.4. Những giá trị khoa học và thực tiễn luận án được kế thừa và khoảng trống nghiên cứu nghiên cứu

Qua việc tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án, cho thấy còn một số khoảng trống trong nghiên cứu như sau:

đến chính sách chi trả cho nhà quản lý của các công ty cổ phần niêm yết trên nhiều thị trường tại các quốc gia khác nhau. Về cơ bản, các nghiên cứu đã sử xem xét nhiều yếu tố khác nhau và cho những kết quả tương đối thống nhất ở một số yếu tố chủ yếu. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vai trò và quan điểm của HĐQT trong từng CTCP cũng như sự khác nhau về khung pháp lý và thể chế chính sách của các quốc gia có tác động đến việc xây dựng chính sách chi trả tại các CTCP niêm yết như Usman Tariq (2010) đối với 30 công ty niêm yết tại TTCK Thụy Sĩ, Collins G. Ntim et al (2015) đối với các nhà quản lý các công ty niêm yết ở Nam Phi hay Zhou (2000) đối với chính sách chi trả nhà quản lý của cơng ty niêm yết ở Canada. Bên cạnh đó, đặc thù của các doanh nghiệp ở các nước này đó là cấu trúc sở hữu được phân tán, hoặc sở hữu vốn của Nhà nước là khá thấp, khác xa so với đặc thù của các doanh nghiệp nói chung ở Việt Nam với nhiều cơng ty có vốn Nhà nước tham gia khá lớn. Do vậy, việc kiểm định các yếu tố tác động đến chính sách chi trả cho nhà quản lý tại các CTCP niêm yết trên TTCK Việt Nam là đòi hỏi thiết yếu trong việc giúp các DN xem xét xây dựng mơ hình chi trả cho các nhà quản lý ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn Việt Nam.

Thứ hai, các nghiên cứu về chính sách chi trả cho nhà quản lý trong các CTCP ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở các phương pháp phân tích định tính và mơ tả các khung lý thuyết cơ bản, chưa phát huy được sức mạnh của lý thuyết thống kê và kinh tế lượng.

Thứ ba, hầu hết các nghiên cứu về chính sách chi trả của các CTCP ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu chính sách chi trả cho toàn bộ người lao động trong một công ty cụ thể thơng qua việc phân tích các chỉ tiêu nội tại doanh nghiệp. Chưa có cơng trình nghiên cứu chun sâu dành riêng cho chính sách chi trả cho nhóm lao động quản lý ở cấp điều hành công ty đặt trong mối quan hệ vừa xung đột và vừa hợp tác giữa HĐQT với người quản lý trong CTCP dựa trên tiếp cận từ lý thuyết chi phí đại diện.

Thứ tư, phần lớn các nghiên cứu về chi phí đại diện ở các CTCP ở Việt Nam (bao gồm cả định tính và định lượng) đều chỉ mới dừng lại ở việc xem xét nguyên nhân dẫn đến phát sinh chi phí đại diện hay các yếu tố tác động đến chi phí đại diện nói chung. Chưa có nghiên cứu đầy đủ nào về hồn thiện chính sách chi trả cho nhà quản lý như một giải pháp làm hạn chế chi phí đại diện tại các CTCP ở Việt Nam dựa trên các đặc điểm của từng công ty cũng như hiệu quả làm việc của các nhà quản lý nhằm gắn kết lợi ích của nhà quản lý với lợi ích của các cổ đơng.

trọng để luận án kế thừa và phát triển, xây dựng cơ sở lý thuyết về chính sách chi trả và mơ hình chính sách chi trả cho nhà quản lý của CTCP, đồng thời hình thành nên mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến chính sách chi trả cho nhà quản lý gắn với bối cảnh nghiên cứu tại các CTCP niêm yết ở Việt Nam. Với các cơng trình ở nước ngồi, nội dung và kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với luận án trong việc xây dựng quy trình nghiên cứu, hệ thống hóa các mơ hình chính sách chi trả cho nhà quản lý, hoàn thiện cơ sở lý thuyết của mơ hình các yếu tố tác động đến chính sách chi trả cũng như phương pháp tiếp cận và cách thức xử lý dữ liệu mơ hình nghiên cứu.

Xuất phát từ những khoảng trống nêu trên, luận án tập trung nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau đây:

1. Thực trạng chính sách chi trả cho nhà quản lý và việc áp dụng các mơ hình trong xây dựng chính sách chi trả cho nhà quản lý của các CTCP niêm yết ở Việt Nam như thế nào?

2. Chính sách chi trả cho nhà quản lý của các CTCP phụ thuộc vào những yếu tố nào và các yếu tố đó tác động như thế nào đến tổng mức chi trả cho nhà quản lý CTCP niêm yết trên TTCK Việt Nam?

3. Những kết quả đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân trong chính sách chi trả hiện thời cho nhà quản lý của các CTCP ở Việt Nam hiện nay?

4. Các CTCP ở Việt Nam cần áp dụng những mơ hình và giải pháp nào để hồn thiện chính sách chi trả cho nhà quản lý trong thời gian tới?

Các câu hỏi nghiên cứu trên cần được trả lời dựa trên luận cứ khoa học chặt chẽ, với các dữ liệu thực tế về các công ty cổ phần ở Việt Nam, đồng thời cũng cần được chứng minh bằng các phương pháp nghiên cứu định lượng tin cậy trên cở sở rút ra từ sự thành cơng của các nghiên cứu quốc tế trước đó.

Với khoảng trống nghiên cứu được phân tích ở trên, đề tài luận án “Nghiên

cứu chính sách chi trả cho nhà quản lý của các công ty cổ phần ở Việt Nam” là rất

cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chính sách chi trả cho nhà quản lý của các công ty cổ phần ở việt nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)