Tổng quan về các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chính sách chi trả cho nhà quản lý của các công ty cổ phần ở việt nam (Trang 104 - 106)

5. Kết cấu luận án

3.1. Tổng quan về các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt

3.1. Tổng quan về các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Việt Nam

Thị trường chứng khốn (TTCK) Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2000. Sau gần 18 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đã đạt được sự phát triển nhanh chóng về quy mơ, mở ra thêm nhiều kênh huy động và đầu tư dài hạn cho nền kinh tế, từng bước đạt được những mục tiêu kinh tế và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế. Để thị trường chứng khoán Việt Nam từng bước phát triển bền vững, sánh ngang với các thị trường chứng khoán của các nước trong khu vực và trên thế giới, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và hai Sở giao dịch chứng khốn TP Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HNX) tiếp tục hoàn thiện thể chế, luật pháp, cơ chế chính sách liên quan đến lĩnh vực chứng khốn nói chung và của các CTCP niêm yết nói riêng để phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế, giúp TTCK hoạt động minh bạch, công khai, hiệu quả, lành mạnh theo cơ chế hị trường và trong điều kiện hội nhập sâu rộng với nền kinh tế quốc tế.

Số lượng CTCP niêm yết ngày càng gia tăng, là một trong những dấu hiệu cho thấy sự phát triển ngày càng lớn mạnh của TTCK Việt Nam. Đứng trên góc độ nhà đầu tư, số lượng CTCP niêm yết tăng lên đồng nghĩa với sự gia tăng lượng hàng hóa và các cơ hội đầu tư trên thị trường.

Nguồn: Tập hợp từ website http://www.hnx.vn và http://www.hsx.vn

Hiện nay, Sở GDCK TP Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HNX) đều có tiêu chuẩn phân ngành cụ thể cho các CTCP niêm yết. Ví dụ như hiện nay HaSIC (

Hanoi Stock Exchange Standard Industrial Classification) được sử dụng để phân ngành cho các CTCP niêm yết khi đăng ký giáo dịch trên HNX. Các CTCP niêm yết được phân thành 11 ngành cấp I [100], [101], bao gồm: Nông, lâm nghiệp và thủy sản; Khai khống và dầu khí; Cơng nghiệp; Xây dựng; Vận tải kho bãi; Thương mại và dịch vụ lưu trú ăn uống; Thông tin, truyền thông và các hoạt động khác; Y tế; Hoạt động chuyên môn khoa học và cơng nghệ, hành chính và dịch vụ hỗ trợ; Tài chính; Bất động sản.

Tính đến thời điểm hiện nay đầu năm 2018, tỷ trọng các CTCP niêm yết phân theo ngành trên HNX được phân bổ như sau:

Nguồn: Tập hợp từ website http://www.hnx.vn

Số lượng CTCP niêm yết chiếm tỷ trọng cao nhất trên sàn HNX là các công ty hoạt động trong ngành công nghiệp với 123 cơng ty niêm yết, tiếp sau đó là ngành xây dựng và ngành thương mại dịch vụ. Chiếm tỷ trọng số lượng công ty niêm yết ít nhất trên sàn HNX là thuộc về các công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản với chỉ 2 công ty.

Đồng thời cũng tính đến đầu năm 2018, tỷ trọng khối lượng giao dịch niêm yết theo các ngành trên HNX cũng có sự khác biệt đáng kể, được phân bổ như sau:

Nguồn: Tập hợp từ website http://www.hnx.vn

CTCP niêm yết trên HNX đã chọn ra 11 mã ngành cấp I, trong đó: Ngành Tài chính dẫn đầu với mức vốn hóa thị trường cao nhất đạt hơn 3.894 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ hơn 32% tồn sàn. Xếp vị trí thứ 2 là ngành cơng nghiệp với mức vốn hóa đạt 2.1334 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 18% trên sàn HNX, bao gồm 123 công ty niêm yết.

Ngành xây dựng với số lượng công ty niêm yết đứng thứ 2 cũng đứng thứ 3 trên sàn HNX với mức vốn hóa thị trường đạt hơn 1.586 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng trên sàn khoảng xấp xỉ 13%... Gần một nửa danh sách là các ngành có tỷ trọng thấp nhất, chỉ chiếm dưới 1% tồn sàn như: Ngành Khoa học cơng nghệ, hành chính (0,82%); Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (0,12%); Ngành thông tin truyền thông (0,82%) Ngành Y tế (0,76%).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chính sách chi trả cho nhà quản lý của các công ty cổ phần ở việt nam (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)