Sử dụng linh hoạt các tiêu chí đo lường hiệu suất làm việc của nhà quản lý làm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chính sách chi trả cho nhà quản lý của các công ty cổ phần ở việt nam (Trang 163 - 165)

5. Kết cấu luận án

4.2. Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hồn thiện chính sách chi trả chonhà

4.2.2. Sử dụng linh hoạt các tiêu chí đo lường hiệu suất làm việc của nhà quản lý làm

làm căn cứ xây dựng chính sách chi trả

- Thứ nhất, kết quả phân tích nêu trên cũng đã chỉ ra tổng mức chi trả của các nhà quản lý điều hành phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh. Các tiêu chí tài chính được đại số các cơng ty niêm yết ở Việt Nam sử dụng để xây dựng chính sách chi trả đều là các tiêu chí mang tính ngắn hạn như: Doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận.... Do vậy, các công ty niêm yết cần phải bổ sung xây dựng một hệ thống tiêu chí đánh giá đủ mạnh và chính xác tính hiệu quả cũng những giá trị gia tăng mà các nhà quản lý tạo ra như: chỉ tiêu về mức độ tăng trưởng, mức độ tăng giá cổ phiếu…

Bộ tiêu chí này cần được xây dựng dựa theo chuẩn chức danh của từng vị trí quản lý theo khung năng lực. Đây sẽ là căn cứ để xây dựng các tiêu chí tuyển chọn nhà quản lý, đánh giá hiệu quả làm việc nhà quản lý một cách bài bản và chuyên nghiệp tạo cơ sở thực hiện việc chi trả một cách công bằng và hợp lý.

- Thứ hai, chính sách chi trả phải gắn chặt với tiêu chí về hiệu quả sản xuất

kinh doanh, thành quả của cơng ty. Một trong những hướng hồn thiện cơ chế trả lương thưởng là gắn tiền lương với kết quả sản xuất kinh doanh. Khi doanh nghiệp làm ăn tốt, lợi nhuận cao, người quản lý, điều hành được trả lương cao. Qua kết quả điều tra nghiên cứu ở trên, nhận thấy mặc dù tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (hay vốn chủ sở hữu) đã và đang được sử dụng thống nhất là thước đo cho hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như đang được sử dụng làm tiêu chí để xác định mức lương thưởng chi trả cho nhà quản lý. Song, tiêu chí này khơng phải lúc nào cũng phù hợp và phản ánh chính xách tình hình hiệu quả hoạt động của cơng ty. Có những giai đoạn, doanh nghiệp cần chấp nhận lợi nhuận vừa phải để “nuôi” nguồn thu cho giai đoạn tiếp theo hoặc những giai đoạn cần đẩy mạnh các chi phí liên quan đến nghiên cứu phát triển, chi phí thị trường để đón nhận những nguồn thu lớn trong tương lai dài hạn. Sức ép lợi nhuận cũng là lý do khiến người quản lý, điều hành doanh nghiệp chấp nhận rủi ro cao, bất lợi cho chủ sở hữu. Bên cạnh đó, kết quả sản xuất kinh doanh đôi khi cũng khơng phải hồn tồn phụ thuộc vào năng lực và nỗ lực của người quản lý, điều hành mà nó cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như thị trường hay chu kỳ kinh doanh. Khi thị trường thuận lợi, một doanh nghiệp vẫn có thể lãi lớn mặc dù được điều hành bởi một giám đốc kém. Ngược lại, một doanh nghiệp có giám đốc giỏi và nỗ lực đến đâu vẫn có thể thua lỗ trong điều kiện thị trường nhiều biến động.

- Thứ ba, ngồi các tiêu chí đánh giá hiệu quả công ty dựa trên số liệu tài

chính kế tốn mang tính chủ quan (Subjective measures) như tỷ suất lợi nhuận, cần bổ sung tiêu chí về phát triển dài hạn mang tính khách quan (Objective measures) như nguồn nhân lực, giá trị tăng thêm... Tiêu chí chính để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay là tỷ suất lợi nhuận trên vốn và được tính hàng năm. Kết quả khảo sát cũng cho thấy nhà quản lý, điều hành các công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay thường được bổ nhiệm trong thời hạn tương đối ngắn nên có thể dẫn đến tình trạng các cơng ty ít đầu tư hoặc sử dụng quá mức những nguồn lực hiện có để đạt mục tiêu tài chính ngắn hạn. Đây chính là một biểu hiện của “bệnh nhiệm kỳ”, có hại cho sự phát triển lâu dài, bền vững của doanh nghiêp. Ngồi ra, người quản lý cịn có thể “xào nấu” số liệu để đưa ra một báo cáo tài chính đẹp, làm “bàn đạp” trước khi họ ra đi.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chính sách chi trả cho nhà quản lý của các công ty cổ phần ở việt nam (Trang 163 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)