5. Kết cấu luận án
2.5. Kinh nghiệm xây dựng chính sách chi trả chonhà quản lý của các công ty cổ
2.5.3. Kinh nghiệm của các công ty cổ phần ở Trung Quốc
Chính sách chi trả đối với nhà quản lý điều hành ở Trung Quốc có sự khác biệt so với chính sách chi trả ở Úc và Mỹ nhưng xu hướng đang có sự thay đổi nhanh chóng trong thời gian gần đây.
Dựa trên một nghiên cứu của Conyon (2017), chính sách chi trả cho nhà quản lý điều hành ở Trung Quốc hiện nay phần lớn vẫn bao gồm chỉ hai bộ phận tiền lương và tiền thưởng, vì quyền chọn cổ phần và ưu đãi về cổ phần là những yếu tố tương đối hiếm hoi nằm trong gói chính sách chi trả cho nhà quản lý cao cấp của Trung Quốc.
Kể từ năm 2016, các công ty Trung Quốc được liệt kê phải báo cáo tổng mức chi trả của các nhà quản lý và thành viên hội đồng quản trị hàng đầu của họ. Tuy nhiên, sự minh bạch và những thông tin mà công ty lựa chọn để phát hành ra công chúng khác nhau rất nhiều. Ở Trung Quốc, các CTCP khơng có vốn Nhà nước hoặc cố vốn Nhà nước không chi phối thường thực hiện mơ hình chính sách chi trả dựa trên kết quả thực hiện, trong khi các CTCP có vốn Nhà nước chi phối áp dụng một hệ thống quản lý thống nhất về tiền lương, tiền thưởng và khơng áp dụng chính sách chi trả ưu đãi cổ phiếu. Bồi thường điều hành cho giám đốc điều hành Trung Quốc đạt 150.000 USD một cách trung bình và tăng 9,1% vào năm 2017 [93].
Trung Quốc trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, hai tác giả Hongxia Li và Liming Cui (2003), thông qua việc điều tra 211 DN niêm yết từ trong giai đoạn 1999-2001, các tác giả đưa ra mơ hình quan hệ giữa chi phí đại diện (tổng mức chi trả của ban điều hành) và cấu trúc vốn. Kết quả phân tích của các DN Trung Quốc niêm yết chỉ ra tổng mức chi trả của ban điều hành phụ thuộc vào kết quả và hiệu quả điều hành DN. Sự xung đột giữa khả năng điều hành và giá trị điều hành tạo ra giá trị công ty và là cơ sở xác định tổng mức chi trả của Ban điều hành (Thể hiện qua mối quan hệ ngược dấu giữa Agency cost và Board).