Quy trình quản lý thu Bảo hiểm xã hội cấp quận, huyện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý thu tại Bảo hiểm xã hội Huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa (Trang 30 - 35)

Quy trình quản lý thu bao gồm tồn bộ các khâu liên hoàn từ đầu đến cuối trong việc quản lý thu theo loại đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH. Kết quả và hiệu quả thu BHXH là thước đo một quy trình thu hồn thiện. Chính vì thế quy trình quản lý thu cần phải được xây dựng một cách khoa học cụ thể, phù hợp với yêu cầu của việc quản lý thu.

Quản lý thu BHXH bao gồm 3 nội dung: Lập Kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra.

1.2.1. Lập Kế hoạch thu Bảo hiểm xã hội

Đối với lĩnh vực thu BHXH, kế hoạch là cơ sở để triển khai thu ở từng đơn vị. Lập kế hoạch thu sẽ được cơ quan BHXH các cấp thực hiện hàng năm, hàng quý hoặc thậm chí hàng tháng trên cơ sở đối tượng thu và mức thu. Để lập kế hoạch thu, cơ quan BHXH cấp trên dựa vào kết quả thu của năm trước và khả năng mở rộng đối tượng của năm sau để đưa ra số thu cần đạt được trong năm. Sau đó cơ quan BHXH cấp dưới sẽ lập kế hoạch chi tiết để hoàn thành kế hoạch đề ra.

Đối với cấp huyện: BHXH huyện Nga Sơn sẽ căn cứ tình hình thực hiện năm trước, 6 tháng đầu năm và khả năng mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN tại huyện, lập 02 bản kế hoạch thu BHXH, BHYT, BHTN năm sau (mẫu K01-TS) gửi 01 bản về BHXH tỉnh trước ngày 10/6 hằng năm. (Mục 1 Điều 40 Khoản 1 điểm 1.1 tiết a Quyết định 595 BHXH Việt Nam)

1.2.2. Tổ chức thực hiện thu thu BHXH cấp quận, huyện.

Tổ chức có nghĩa là bố trí, sắp xếp các cơng việc, giao quyền hạn và phân phối các nguồn lực của tổ chức sao cho chúng đóng góp một cách tích cực và có hiệu quả vào mục tiêu chung của đơn vị.

Kết quả và hiệu quả của công tác thu BHXH là thước đo một quy trình thu hồn thiện. Nội dung quản lý thu bao gồm toàn bộ các khâu liên hoàn từ đầu đến cuối trong việc quản lý thu theo loại đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH. Chính vì thế quy trình quản lý thu cần phải được xây dựng một cách khoa học cụ

thể, phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý thu. Quản lý thu BHXH bao gồm 3 nội dung: Lập Kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra.

a) Lập Kế hoạch thu BHXH:

Lập kế hoạch thu là cơng tác có vai trị quan trọng trong việc thực hiện quản lý thu BHXH, đò các đơn vị lập kế hoạch đòi hỏi phải nắm rõ tình hình thực tế, sự phát triển của số đơn vị, tổng số lao động và quỹ lương tại huyện, lập kế hoạch thu sát với tình hình thực tế sẽ thuận lợi công tác thu BHXH, đảm bảo khai thác tối đa tiềm năng, ngược lại sẽ làm cho cơng tác thu gặp nhiều khó khăn, nặng nề do phải chạy theo chỉ tiêu kế hoạch quá cao, dẫn tới việc đơn vị khơng hồn thành được kế hoạch được giao. Việc lập kế hoạch thu BHXH căn cứ đến việc phát triển đối tượng tham gia BHXH, biến động về tiền lương, tiền cơng của người lao động và tình hình phát triển kinh tế xã hội tại huện.

Căn cứ lập kế hoạch thu: BHXH huyện căn cứ lao động, quỹ lương trích nộp của các đơn vị và đối tượng đang tham gia BHXH để thực hiện kiểm tra, đối chiếu, giám sát, tổng hợp và số thực hiện năm trước, khả năng mở rộng đối tượng của năm sau để đưa ra số thu cần đạt được trong năm. Sau đó sẽ lập kế hoạch chi tiết để hồn thành kế hoạch đề ra.

Quy trình lập kế hoạch thu: Dựa theo các căn cứ nêu trên lập thành 02 bản kế hoạch thu BHXH năm sau, một bản lưu tại BHXH huyện, một bản gửi BHXH tỉnh, trước ngày 15/6 hàng năm.

b) Tổ chức thực hiện kế hoạch thu BHXH:

Tổ chức có nghĩa là sắp xếp và bố trí các cơng việc, giao quyền hạn và phân phối các nguồn lực của tổ chức sao cho đảm bảo hiệu quả vào mục tiêu chung của đơn vị. Công tác tổ chức gồm có 2 nội dung cơ bản:

Tổ chức cơ cấu là việc phân chia hệ thống quản lý thành các bộ phận và xác định các mối quan hệ, xác định nhiệm vụ, quyền hạn chức năng của các bộ phận trong bộ máy và lựa chọn, bố trí cán bộ vào các trách nhiệm phụ trách các bộ phận đó.

Tổ chức q trình hay nói cách khác đó chính là việc vận hành. Trong lĩnh vực BHXH, tổ chức là một quá trình mang tính liên hồn từ Trung ương đến địa phương. Để thực hiện thu BHXH bắt buộc có hiệu quả cần phải phân cấp quản lý nhằm đảm bảo sự đồng bộ trong toàn hệ thống đồng thời giao được trách nhiệm,

quyền hạn của từng bộ phận trong hệ thống. Phân cấp ở mỗi cấp có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định, giúp quản lý thu BHXH hoạt động thông suốt, trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng, tránh tình trạng chồng chéo, lãng phí.

Về cơ cấu tổ chức của ngành BHXH hiện nay tại Việt Nam phân cấp theo ba cấp, bao gồm: cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện.

Tổ chức gồm có 2 nội dung cơ bản:

+ Tổ chức cơ cấu là việc phân chia hệ thống quản lý thành các bộ phận và xác định các mối quan hệ giữa chúng với nhau, tức là chúng ta xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận trong bộ máy và bố trí, lựa chọn, cán bộ vào các cương vị phụ trách các bộ phận đó.

+ Tổ chức quá trình: là việc vận hành.

Trong lĩnh vực BHXH, tổ chức là một q trình khó khan và phức tạp, mang tính liên hồn từ Trung ương đến địa phương. Để thực hiện thu BHXH có hiệu quả cần phải phân cấp quản lý nhằm đảm bảo sự liên hoàn trong toàn hệ thống đồng thời ràng buộc được trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận trong hệ thống. Phân cấp ở mỗi cấp có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định, trách nhiệm và quyền hạn phân cơng rõ ràng, tránh tình trạng chồng chéo, lãng phí giúp bộ máy quản lý hoạt động lien hoàn.

Cơ cấu tổ chức của cơ quan BHXH hiện nay tại Việt Nam phân cấp theo ba cấp, bao gồm: cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện.

BHXH cấp Trung ương chịu trách nhiệm toàn diện đối với các vấn đề thu BHXH, bao gồm: tổng hợp và rà soát, phân loại đối tượng tham gia, hướng dẫn tổ chức quản lý thu BHXH, xác định mức lãi suất, từ đó làm căn cứ để tính tiền lãi chậm nộp, giao dự toán thu cho cơ quan BHXH cấp tỉnh và chịu trách nhiệm thẩm định số thu trên phạm vi cả nước.

BHXH cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và chỉ đạo BHXH cấp huyện thực hiện thu, Đồng thời BHXH cấp tỉnh chịu trách nhiệm lập kế hoạch thu, giám sát, kiểm tra, kiểm soát hoạt động thu, thẩm định số thu định kỳ của BHXH cấp huyện. BHXH cấp tỉnh còn chịu trách nhiệm thu theo phân

cấp, truy thu đối với các trường hợp chậm nộp, trốn nộp trên toàn tỉnh, quản lý tiền thu đồng thời chịu trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ cho BHXH cấp huyện khi có khó khăn, vướng mắc.

BHXH cấp huyện thực hiện tác nghiệp hàng ngày và thực hiện thu theo phân cấp. Quy trình thu bao gồm: nhận danh sách tờ khai tham gia BHXH; kiểm tra, đối chiếu thông tin và cấp sổ BHXH; kiểm tra, đối chiếu tiền thu BHXH và cuối cùng là xác nhận tiền thu BHXH. BHXH cấp huyện phải lập kế hoạch thu, hướng dẫn NSDLĐ đăng ký và nộp BHXH, thực hiện báo cáo theo tháng, quý, năm.

1.2.3. Kiểm tra giám sát thu Bảo hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội cấpquận,huyện quận,huyện

Theo quy định của luật BHXH cơ quan BHXH phải tiến hành kiểm tra việc thực hiện BHXH tại các đơn vị thuộc huyện mình quản lý. Trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị và quán triệt để các đơn vị sử dụng lao động và BHXH các cấp thực hiện theo quy định về thu BHXH nhằm đảm bảo việc thực hiện BHXH được đảm bảo đúng theo Luật BHXH quy định, đồng thời bên cạnh đó phát hiện các trường hợp sai phạm để có các biện pháp thích hợp, kịp thời xử lý trong quá trình tổ chức thực hiện thu BHXH. Đối với các trường hợp có vi phạm lớn, kiến nghị với BHXH Việt Nam và các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lí theo quy định của pháp luật.

Hàng quý, hàng năm BHXH cấp trên tổ chức kiểm tra thẩm định số liệu thu BHXH trong kỳ của BHXH cấp dưới, việc tổ chức kiểm tra thẩm định số liệu thu BHXH thực hiện ngay sau kỳ báo cáo, biên bản kiểm tra số liệu thu BHXH sau khi được thẩm định là tài liệu kèm theo hồ sơ quyết tốn tài chính quý, năm của BHXH các cấp.

Các hình thức kiểm tra hoạt động thu của BHXH được phân theo:

+ Đối tượng đóng BHXH (các đơn vị sử dụng lao động): Căn cứ vào đặc điểm, tính chất, đặc thù hoạt động của các đơn vị sử dụng lao động, BHXH thường phân loại theo khối để thuận tiện cho việc quản lý, nhất là theo dõi,

kiểm tra q trình tham gia và đơn đốc đơn vị nộp tiền BHXH, ví dụ Khối Hành chính sự nghiệp, Khối Doanh nghiệp, Khối Ủy ban, Khối BHYT(4.5%) …

+ Căn cứ vào kế hoạch do BHXH tỉnh giao và tình hình thực tế trên địa bàn, BHXH để thực hiện cơng tác kiểm tra đột xuất, kiểm tra thường thường xuyên các đơn vị SDLĐ và NLĐ. Đối với BHXH cấp huyện có chức năng kiểm tra, Phối hợp các cơ quan chức năng các cấp : ủy ban nhân dân, công an, Ngành lao động Thương binh và xã hội, Ngành cơng đồn…. Để thực hiện kiểm tra liên ngành.

* Nội dung kiểm tra quản lý thu BHXH cấp huyện bao gồm: + Kiểm tra nguồn hình thành quỹ BHXH;

+ Kiểm tra đối tượng tham gia BHXH.

+ Kiểm tra việc trích tiền lương, tiền cơng đóng BHXH của NLĐ và NSDLĐ. + Kiểm tra việc thanh toán chế độ ốm đau, thai sản, chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe của người sử dụng lao động cho NLĐ.

+ Kiểm tra việc thu nộp BHXH.

1.2.4. Đánh giá, tổng kết,báo cáo tình hình thực hiện

Việc đạt được những kết quả trong quản lý thu đối với Bảo hiểm xã hội

tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018-2021 như vừa nêu có để đưa ra những nguyên nhân sau đây:

Một là, chính sách BHXH đối với người lao động luôn được Đảng và

Nhà nước thường xuyên quan tâm bổ sung, hoàn thiện phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước, phù hợp với xu hướng phát triển về BHXH của các quốc gia trên thế giới. NLĐ, NSDLĐ đã từng bước nâng cao nhận thức về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc thực hiện BHXH. Việc tham gia BHXH đã góp phần tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Hai là, sự vào cuộc của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tại tỉnh

Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 15 và Chỉ thị 06 về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ, chính sách pháp luật BHXH trong tình hình mới tạo ra bước phát triển vững chắc sự nghiệp BHXH trên toàn tỉnh. Bảo hiểm xã hội tỉnh đã không ngừng tăng cường thanh tra, kiểm tra. Thường xuyên báo cáo cấp ủy, chính quyền xin ý kiến chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng như Lao động - Thương binh & Xã hội, Thanh tra nhà nước, Liên đoàn Lao động, Y tế, Giáo dục & Đào tạo, Công an đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, xử lý những đơn vị vi phạm pháp luật về BHXH, đặc biệt là các đơn vị trốn nộp, nợ BHXH với số tiền lớn, dây dưa kéo dài. Bảo hiểm xã hội tỉnh không ngừng tăng cường, đổi mới về việc thơng tin tun truyền về chính sách pháp luật BHXH, BHYT đến người lao động và chủ sử dụng lao động nhằm không ngừng nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình.

Ba là, trong quá trình tổ chức thực hiện chế độ chính sách BHXH tại

tỉnh, BHXH Thanh Hóa ln được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự phối hợp giúp đỡ có hiệu quả của các ban, ngành có liên quan; đặc biệt là sự chỉ đạo, giúp đỡ thường xuyên và toàn diện của BHXH Việt Nam. Đó là ngoại lực quan trọng để BHXH Thanh Hóa hồn thành các nhiệm vụ được giao.

Bốn là, BHXH Thanh Hóa đã tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ trong

thực hiện nghiệp vụ quản lý thu đối với các đối tượng trong khu vực kinh tế ngồi quốc doanh. Đó là giải pháp tích cực ứng dụng cơng nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ, tăng cường và đổi mới Việc tuyên truyền chế độ chính sách BHXH; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thu BHXH; nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phụ trách thu BHXH; thực hiện phân cấp quản lý thu BHXH.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý thu tại Bảo hiểm xã hội Huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa (Trang 30 - 35)

w