Đẩy mạnh việc khắc phục nợ đọng tiền nộp bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý thu tại Bảo hiểm xã hội Huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa (Trang 100 - 103)

1.3.2 .Mức nộpBHXH theo từng đối tượng

3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hộ

3.2.5. Đẩy mạnh việc khắc phục nợ đọng tiền nộp bảo hiểm xã hội

* Căn cứ đề xuất.

Mức độ vi phạm pháp luật về nộp BHXH không chỉ dừng lại ở hiện tượng nộp không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH hay nộp khơng đúng mức quy định mà cịn nợ dây dưa kéo dài tiền nộp BHXH, thậm chí có doanh nghiệp đã thu tiền BHXH của NLĐ nhưng lại khơng nộp BHXH cho họ. Tình trạng nợ đọng, chiếm dụng BHXH trong các doanh nghiệp đang phổ biến và trở thành một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp và khiếu kiện giữa NLĐ và CSDLĐ.

Vấn đề các DN nợ đọng, thậm chí là trốn nộp BHXH cho NLĐ qua thanh tra chuyên ngành và phối hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành cơ quan BHXH, các

ngành đã lập biên bản vi phạm hành chính, ban hành Quyết định xử phạt Thực tế nợ đọng BHXH trong những năm qua đã tạo nên vịng luẩn quẩn, có thể khái quát là: NLĐ đến tuổi nghỉ hưu chờ sổ hưu-sổ hưu chờ BHXH-BHXH chờ doanh nghiệp nộp tiền-doanh nghiệp nợ BHXH thì nhiều lý do và cuối cùng NLĐ chịu thiệt thòi. các doanh nghiệp nợ BHXH được phân theo hai nhóm, trên cơ sở đó có biện pháp xử lý phù hợp:

- Nhóm thứ nhất: Đó là các doanh nghiệp thực sự khó khăn và có thể phá sản như các doanh nghiệp ngành giao thông, xây dựng, các doanh nghiệp trong danh sách chuyển đổi, sắp xếp, đặc thù của nhóm này là khi cơng trình hồn thành mới được quyết tốn, Lúc đó doanh nghiệp mới có nguồn nộp BHXH. - Nhóm thứ hai: Những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ổn định, NLĐ có việc làm thường xuyên, lương cao nhưng cố tình nợ đọng BHXH dây dưa kéo dài, lạm dụng quỹ BHXH, vi phạm quyền lợi của NLĐ. Nếu nhìn nhận việc nộp, nộp chậm BHXH .

* lộ trình thực hiện.

Một là, xử phạt nghiêm minh vi phạm về BHXH, nâng cao mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH, BHYT, nâng lãi chậm nộp BHXH. Sau khi xử phạt, nếu đơn vị tiếp tục vi phạm thì phải có chế tài mạnh đó là xử lý hình sự, phong tỏa tài khoản tại Ngân hàng...

Hai là, ban hành các Văn bản phối hợp giữa cơ quan BHXH với ngành Lao động, Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động địa phương, thơng qua hình thức xây dựng Quy chế phối hợp thực hiện chính sách, chế độ BHXH cho NLĐ. quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ cơng tác giữa các bên cần có hướng dẫn hoặc có sự hiệp y của cơ quan quản lý cấp trên về Quy chế đó, như Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, BHXH Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đây là ba cơ quan có mối quan hệ mật thiết, trực tiếp đến việc thực hiện chính sách BHXH: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực

hiện quản lý nhà nước, BHXH Việt Nam là cơ quan thực hiện và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện giám sát, đặc biệt phát huy vai trị của tổ chức Cơng đồn, đặc biệt Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giám sát chặt chẽ trong việc hình thành và hoạt động của các Cơng đồn cơ sở tại các doanh nghiệp trốn, nợ BHXH để Cơng đồn ở cơ sở có chỗ dựa vững chắc bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của NLĐ.

Xây dựng văn bản liên tịch với Ngân hàng hoặc Kho bạc để thực hiện việc trích nộp BHXH và lãi của số tiền nợ BHXH từ tài khoản của doanh nghiệp hoặc phong tòa tài khoản đến khi doanh nghiệp nộp đủ tiền nợ BHXH theo quy định của pháp luật.

Ba là, cán bộ chuyên quản thu cần tích cực xuống các đơn vị để đối chiếu và đôn đốc thu nợ. Kịp thời tổng hợp số liệu thu để thường xuyên theo dõi số đơn vị nợ đọng, phân loại nợ nhằm có biện pháp xử lý thu nợ BHXH, chẳng hạn khi phát hiện nợ gối đầu thì phải đơn đốc, nhắc nhở để NSDLĐ đóng đúng kỳ, đủ số lượng. Khi phát hiện nợ chậm nộp thì đơn đốc, nhắc nhở bằng văn bản và khi thấy nợ tồn đọng phải báo cáo với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan chức năng để kiểm tra, xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật Lao động, pháp luật BHXH. Sau khi đã xử phạt mà đơn vị vẫn cố tình khơng nộp BHXH thì tiếp tục khởi kiện ra tịa án dân sự để xử lý trước pháp luật.

Bốn là, cần có các quy định đồng bộ và đủ mạnh, đặc biệt hoàn thiện hệ

thống luật pháp. Vì hiện nay, các doanh nghiệp nợ đọng BHXH có thể kéo dài triền miên, thực hiện quyết liệt đối với các đơn vị nợ BHXH lớn, thời gian kéo dài để xử lý theo quy định tại Điều 216, Bộ luật Hình sự (sửa đổi); có chế tài đủ mạnh để xử lý các đơn vị nợ đọng BHXH, trốn nộp BHXH như hình thức rút Giấy phép kinh doanh...

Như vậy, những giải pháp được đưa ra ở trên mục đích lớn nhất là nhằm phục vụ và quản lý tốt hơn chủ sử dụng lao động và các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, nâng cao vị thế và vai trị sẵn có của BHXH đối với đời sống của NLĐ, để họ an tâm sản xuất, góp phần xây dựng nền kinh tế đất nước giàu mạnh. Bên cạnh đó việc đưa ra những biện pháp này cũng nhằm mục đích nâng cao trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ, để học thấy rằng việc tham gia đóng góp đầy đủ các chế độ BHXH bắt buộc là quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý thu tại Bảo hiểm xã hội Huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w