Tình hình báo cáo tổng kết hoạt động thu BHXH hàng năm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý thu tại Bảo hiểm xã hội Huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa (Trang 74 - 76)

1.3.2 .Mức nộpBHXH theo từng đối tượng

2.2. Thực trạng quản lý thu Bảo hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội huyện Nga

2.2.4. Tình hình báo cáo tổng kết hoạt động thu BHXH hàng năm

BHXH huyện Nga Sơn luôn xác định rõ đảm bảo số thu là yêu cầu tiên quyết góp phần ổn định nguồn quỹ BHXH, từ đó góp phần giải quyết kịp thời các chế độ cho người tham gia.

BHXH Nga sơn hàng năm báo cáo kịp thời cho huyện ủy, UBND huyện và BHXH tỉnh vào đầu tháng 12 của năm và tham mưu cho UBND huyện ra văn bản thông báo cho các đơn vị có nguy cơ nợ động.

Do có sự vào cuộc của UBND huyện chỉ đạo nên tỷ lệ nợ dẫn đến tỷ lệ nợ giảm dần so với năm trước đó.

Trong 4 năm liền từ 2018 đến 2021, mặc dù cịn nhiều khó khăn nhưng bằng sự nỗ lực, quyết tâm của mỗi cán bộ, nhân viên trong thực hiện nhiệm vụ chuyên mơn nên BHXH huyện Nga Sơn đã hồn thành tốt các chỉ tiêu, kế hoạch

được giao, thường xuyên vượt mức chỉ tiêu giao của BHXH tỉnh Thanh Hóa. Căn cứ vào tổng quỹ lương và tỷ lệ nộp để đối chiếu và xác định số tiền thu BHXH theo quy định.

BHXH huyện Nga Sơn đã luôn coi nhiệm vụ thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và giảm nợ tiền là trọng tâm, là nhiệm vụ cốt lõi. Việc thu BHXH thường xuyên nhận được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo tỉnh, hàng năm báo cáo, tham mưu với cấp ủy, chính quyền huyện Nga Sơn trong việc giao chỉ tiêu phát triển BHXH, BHYT và sự phối hợp với các ban, ngành, các Hội đồn thể chính trị – xã hội trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về BHXH, BHYT để phát triển, mở động đối tượng tham gia, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch thu, thu nợ.

Số thu BHXH từ 2018 – 2021 liên tục tăng lên qua các năm, với số thu năm sau cao hơn năm trước. Cùng với đó là tốc độ tăng tương đối ổn định.

Tuy nhiên, ngoài những yếu tố tạo thuận lợi trong quản lý thu, chi BHXH nêu trên, còn một số văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHXH của các bộ ngành còn chậm, chưa rõ, chưa đồng bộ, gây khó khăn, thắc mắc trong việc triển khai thực hiện. Chưa có chế tài xử phạt thích hợp đối với hành vi trốn nộp, chậm nộp BHXH bắt buộc: Hiện nay, Nhận thức của NLĐ về pháp luật, chính sách BHX cịn chưa cao. Các chính sách, chế độ về tiền lương, mức lương tối thiểu… chưa hợp lý ảnh hưởng trực tiếp tới mức thu BHXH và ảnh hưởng đến thu nhập của CBCC, viên chức ngành BHXH, thu nhập không tương xứng với khối lượng công việc phải thực hiện. Phần đông các doanh nghiệp NQD do chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của NLĐ nên chưa tích cực tham gia BHXH cho NLĐ và cho chính bản thân chủ doanh nghiệp.

Chế tài xử phạt đối với các trường hợp vi phạm Luật BHXH chưa đủ răn đe, một số trường hợp còn bất cập cả về mức xử phạt và thủ tục tiến hành dẫn đến các doanh nghiệp cịn chây ỳ. Cơ quan BHXH chưa có chức năng thanh tra,

xử phạt đối với những vi phạm chính sách BHXH của NSDLĐ; chế tài xử phạt chưa đủ mạnh, cịn nhiều bất cấp, tính cưỡng chế của pháp luật chưa nghiêm do đó nhiều chủ sử dụng lao động cịn tìm cách tránh né, khơng thực hiện việc trích nộp BHXH đúng, đủ và kịp thời cho NLĐ.

+ Tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh đã có chuyển biến tích cực, nhưng sự tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức thấp; ý thức chấp hành và tuân thủ pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN của một số chủ sử dụng lao động chưa nghiêm, nhiều đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến nghĩa vụ và giải quyết kịp thời quyền lợi của người lao động… do vậy đã ảnh hưởng trực tiếp đến cônviệc phát triển đối tượng và thu nộp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý thu tại Bảo hiểm xã hội Huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa (Trang 74 - 76)

w