Mặt tích cực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý thu tại Bảo hiểm xã hội Huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa (Trang 76 - 78)

1.3.2 .Mức nộpBHXH theo từng đối tượng

2.3. Đánh giá tình hình quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại huyện Nga Sơn tỉnh

2.3.1. Mặt tích cực

Nhìn chung trong những năm qua quản lý thu BHXH đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ các chỉ tiêu thu đều tăng dần qua các năm.

Về quy trình quản lý thu BHXH, kể từ khi thành lập (1995) đến nay, BHXH Việt Nam đã trải qua những lần thay đổi quy định quy trình quản lý thu để phù hợp với thực tế quản lý của từng thời kỳ. Các bước triển khai thực hiện nghiệp vụ thu được chun mơn hóa cao, giảm bớt các thủ tục rườm rà, đảm bảo việc thực hiện thu, đối chiếu số thu và chuyển tiền thu nhanh chóng hiệu quả và an tồn. Từ ngày 01/05/2017 quy trình quản lý thu BHXH, BHYT được thực hiện theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH, ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Các quy định về quản lý thu BHXH được tổ chức thực hiện có nội dung như sau:

Một là, đối tượng tham gia BHXH đã từng bước được mở rộng, từ chỗ ở

phạm vi hẹp trong khu vực nhà nước đến chỗ mở rộng ra khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân có th mướn, và trả cơng cho người lao động.

Hai là, về mức đóng được tăng dần. Phương thức nộp thì vẫn quy định theo

tháng cùng với thời gian nhận tiền lương, tiền công của người lao động, trừ một số trường hợp các doanh nghiệp sản xuất theo thời vụ được phép nộp BHXH theo quý hoặc sáu tháng một lần.

Ba là, quy định tiền lương làm căn cứ đóng BHXH từng bước được nâng

lên theo mức thu nhập của người lao động và được giới hạn mức trần tối đa nhằm tạo cơng bằng trong đóng và hưởng.

Bốn là, về quản lý được phát triển theo hướng phân định rõ chức năng,

quyền hạn và trách nhiệm của người sử dụng lao động, đại diện người sử dụng lao động và cơ quan nhà nước. Hàng năm, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, các đơn vị dự toán phải xây dựng kế hoạch thu BHXH trong năm.

Quản lý thu BHXH bao gồm các nội dung: Quản lý đối tượng tham gia BHXH, Quản lý quỹ lương làm căn cứ tính tiền nộp BHXH, Kiểm tra đối chiếu đối tượng thu và mức thu, Quản lý tiền thu BHXH.

Cụ thể số tiền thu năm 2018 đạt 248.652 triệu đồng, bằng 107.7%, kế hoạch giao; năm 2019 đạt 284736 triệu đồng, bằng 105,6%, kế hoạch giao; 2020 đạt 292,516 triệu đồng, bằng 100.8%, kế hoạch giao.

Tỷ lệ nợ đọng giảm rõ rệt so với từng năm. Năm 2018: nợ 1,31%: Năm: 2019 nợ 0,92%; năm: 2020 nợ 0,81%; Năm 2021; nợ 0,81%

Tổng số đối tượng trốn nộp cũng giảm dần. Năm 2018: 275 người. Năm 2019: 185 người: năm 2020: 136 người . Năn 2021: 101 người

Trong 4 năm (2018 – 2021) số người tham gia BHXH đã gia tăng đáng kể, từ 12.089 người năm 2018 thì đến hết 2021 đã có 14.258 người tham gia.

Quản lý đối tượng được quan tâm và đi vào nền nếp. Hàng tháng ngoài việc phát sinh nghiệp vụ tăng, giảm lao động, điều chỉnh căn cứ nộp BHXH theo đề nghị của đơn vị, cán bộ quản lý thu còn thực hiện kết xuất danh sách người tham gia BHXH đến hạn đóng để thơng báo cho chủ sử dụng lao động..

Dữ liệu của người tham gia BHXH đã được quản lý trên hệ thống phần mềm của ngành BHXH cho nên công việc theo dõi số nộp và số nợ được cập nhật thường xuyên.

Có được kết quả trên phải kể đến việc tổ chức triển khai thu BHXH tại huyện đồng bộ, có chiều sâu từ khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện đến kiểm tra, giám sát, tuyên truyền, vận động,.... Bên cạnh đó hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH huyện được bố trí gọn nhẹ, khoa học, đây là một trong những cơ sở để BHXH huyện Nga Sơn hoạt động một cách có hiệu quả. Sự quản lý, điều hành, chỉ đạo tập trung thống nhất. Bám sát được thực tiễn yêu cầu chuyên môn, khắc phục được hạn chế để thực hiện nghiêm túc các quy định của ngành, của BHXH tỉnh Thanh Hóa và các ngành chức năng trong việc quản lý thu BHXH, từ đó tạo được mối quan hệ chặt chẽ ba bên giữa: cơ quan Bảo hiểm xã hội, chủ sử dụng lao động và người lao động. Điều đó khiến quản lý thu đạt được hiệu quả trong từng năm, đảm bảo số thu được phát triển, thu đủ, đúng quy định đồng thời khơng làm thất thốt quỹ BHXH.

Cán bộ BHXH huyện liên tục được đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn và phần mềm thu BHXH nên việc phát hiện nợ đọng được phát hiện kịp thời.

Mặt khác thời gian vừa qua BHXH huyện cũng được tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang bị máy móc thiết bị, phương tiện và phần mềm thu TST được nâng cấp, cập nhập thường xuyên, giúp thu BHXH được quản lý chính xác, hiệu quả, cán bộ thu BHXH cũng giảm tải được công việc đồng thời nắm bắt được những biến động, từ đó có thêm nhiều phương án trong việc quản lý thu cũng như báo cáo với cơ quan chức năng xử lí, nhờ vậy mà tỷ lệ nợ đọng BHXH tại huyện có xu hướng giảm dần theo từng năm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý thu tại Bảo hiểm xã hội Huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa (Trang 76 - 78)

w