2.1. Khái lược chung về tỉnh Quảng Ngãi
2.1.3. Đặc điểm của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi
2.1.3.1. Sơ lược về Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi
Tỉnh ủy Quảng Ngãi là cơ quan do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đứng đầu là Bí thư Tỉnh ủy do Ban Chấp hành Đảng bộ cấp tỉnh bầu tại Đại hội. Bí thư Tỉnh ủy là Ủy viên Trung ương Đảng.
Tỉnh Quảng Ngãi giàu truyền thống cách mạng với những cuộc khởi nghĩa ngoan cường như Ba Tơ, Vạn Tường, Trà Bồng,…; sau hịa bình lập lại, đảng bộ Quảng Ngãi được sáp nhập vào đảng bộ tỉnh Nghĩa Bình (gồm Quảng Ngãi và Bình Định). Đến 1989, đảng bộ Quảng Ngãi được tái lập cùng với sự tái lập của tỉnh Quảng Ngãi.
Sau khi tái lập, điểm xuất phát của tỉnh rất thấp nhưng Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã thể hiện rõ bản lĩnh chính trị, sự năng động sáng tạo của mình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Quảng Ngãi phát huy cao độ truyền thống cách mạng kiên cường, tinh thần cần cù và sáng tạo trong lao động sản xuất, tranh thủ sự hỗ trợ của trung ương và các tỉnh, thành trong cả nước; đồng thời thấy rõ điều kiện, hồn cảnh của địa phương mình nên đã từng bước xây dựng, phát triển nền kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phịng, trật tự an tồn xã hội. Đời sống nhân dân được ổn định và từng bước được cải thiện.
2.1.3.2. Tổ chức bộ máy của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi a. Cấp tỉnh
- Tổng số cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc cấp ủy tỉnh: 06 cơ quan (Văn phòng Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tuyên giảo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy).
Tổng số phịng/ban trực thuộc các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc cấp tỉnh: 31 phòng/ban trực thuộc (Văn phòng Tỉnh ủy 07, Ban Tổ chức Tỉnh ủy 05, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy 07, Ban Dân vận Tỉnh ủy 04, Uy ban Kiểm tra Tỉnh ủy 05,
Ban Nội chính Tỉnh ủy: 03).
- Tổng số cơ quan Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh: 06 cơ quan (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Tỉnh đồn).
Tổng số phịng/ban trực thuộc cơ quan Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh: 34 đơn vị trực thuộc (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh 05, Liên đoàn Lao động tỉnh 06, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh 06, Hội Nông dân tỉnh 06, Hội Cựu chiến binh tỉnh 04, Tỉnh đoàn 07).
- Tổng số đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp ủy tỉnh: 03 đơn vị (Báo Quảng Ngãi, Trường Chính trị tỉnh, Ban Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh).
Tổng số khoa/phòng trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp ủy tỉnh: 13 đơn vị trực thuộc (Báo Quảng Ngãi 05, Trường Chính trị tỉnh 07, Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh 01).
b. Cấp huyện
- Tổng số cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc cấp huyện và hai đảng ủy khối (Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh 01, Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh 01): 72 đơn vị (trong đó có 70 cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc)
- Tổng số cơ quan Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện: 84 cơ quan (84 cơ quan của 14 huyện).
- Tổng số đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp ủy huyện là 14 đơn vị và 01 đơn vị của Văn phòng Tỉnh ủy (14 Trung tầm bơi dưỡng chính trị cấp huyện, Khách sạn cẩm Thành).
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi
2.1.3.3. Hoạt động của các cơ quan, đơn vị của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi
a) Về tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc cấp ủy - Ưu điểm: Trên cơ sở sắp xếp, kiện toàn các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của cấp ủy theo Quy định số 219-QD/TW và Quy định số 220-QD/TW ngày 27/12/2013 của Ban Bí thư, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của cơ quan, đơn vị đã được hoàn thiện theo hướng phân công cụ thể trách nhiệm, tránh sự chồng chéo, trùng lắp chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm cơ cấu cán bộ, công chức phù hợp với tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm; đội ngũ cán bộ, công chức cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Biên chế các cơ quan bảo đảm theo định khung biên chế, được sắp xếp hợp lý hơn; số lượng cấp phó của các cơ quan, đơn vị cơ bản bảo đảm quy định của Trung ương.
- Hạn chế: Tổ chức bộ máy của các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy chưa thật sự tinh gọn, chức năng của một số bộ phận còn trùng lặp, đơn vị trực thuộc vẫn chưa được sắp xếp họp lý; các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy đều có bộ phận văn phịng làm nhiệm vụ tổng họp, tổ chức, tài chính, quản trị, phục vụ... Một số chức năng, nhiệm vụ chưa được quy định rõ ràng, cụ thể. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy chưa thật sự chú trọng.
b) Về tổ chức bộ máy các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh
- Ưu điểm: Tổ chức bộ máy Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh được sắp xếp, kiện toàn theo quy định, hướng dẫn của Trung ương. Chức năng, nhiệm vụ các đơn vị trực thuộc được phân định rõ ràng, cụ thể, phù họp với Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Điều lệ của mỗi tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ được giao.
- Hạn chế: Tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh vẫn chưa tinh gọn, sắp xếp chưa hợp lý làm tăng cao số lượng cấp phó ở các phịng, ban; chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan, đơn vị vẫn còn trùng lặp về nội dung, tương đồng về nhóm lĩnh vực cơng tác; đội ngũ cán bộ còn hạn chế về năng lực, chưa xây dựng được đội ngũ cán bộ chuyên sâu.
c) Về mối quan hệ công tác, chức năng, nhiệm vụ
Sự phối hợp giữa các địa phương, cơ quan, đơn vị với Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội được thể chế hóa thành quy chế và tổ chức thực hiện có hiệu quả, nhất là trong việc cung cấp thông tin, quản lý cán bộ, đảng viên, công tác xây dựng đảng, thực hiện nhiệm vụ chính trị, hướng dẫn nghiệp vụ và giải quyết những khó khăn, vướng mắc.
Các phịng/ban chun mơn trong mỗi cơ quan, đơn vị sự phối họp với nhau ngày càng chặt chẽ, nhất là trong triển khai và tổ chức thực hiện công việc theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị.
Tuy nhiên, một số địa phương, cơ quan, đơn vị chưa xây dựng quy chế phối họp hoặc có xây dựng quy chế phối họp nhưng nội dung phối hợp chưa sâu, chưa đạt hiệu quả.