Tổng quan thực tiễn về thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ở

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh ủy quảng ngãi (Trang 37)

quan hành chính Nhà nước và bài học kinh nghiệm cho Tỉnh Quảng Ngãi

Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ngãi luôn cố gắng thu hút đội ngũ lao động chất lượng cao vào phục vụ cho khu vực công như chế độ ưu đãi trong tuyển dụng, đề bạt, lương bổng. Tuy nhiên, lao động trong khu vực cơng của Tỉnh vẫn cịn nhiều tồn tại, bất cập. Thực tế cho thấy có rất nhiều tỉnh, thành phố trong nước đã thực hiện rất tốt về thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc trong khu vực công. Trong giới hạn nghiện cứu, Luận văn chỉ nêu ra một số địa phương điển hình.

1.2.1. Kinh nghiệm của một số cơ quan hành chính Nhà nước

1.2.1.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh ln dẫn đầu cả nước về thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Thực tế, do có chính sách hấp dẫn hơn so với các địa phương khác nên thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được đơng đảo lược lượng có trình độ cao, các chuyên gia, các nhà khoa học,….từ các địa phương khác trong Nam, ngoài Bắc về phục vụ. Nhưng dần dần các chính sách đó đã giảm sự hấp dẫn do khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi và các địa phương khác cũng đã có những chính sách hấp dẫn hơn. Nên đội ngũ này

đã bị các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các địa phương khác thu hút. Do vậy, thành phố đã ban hành quy định về chính sách sách đối với một số người có trình độ cao, chun gia giỏi làm việc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Chẳng hạn như tuyển dụng, bố trí, sử dụng khơng phân biệt quốc tịch, tôn giáo, hộ khẩu; trả lương đúng với tài năng và trình độ, được ưu tiên đề bạt vào những chức vụ quan trọng trong đơn vị doanh nghiệp từ cấp trưởng phịng, ban trở lên; người chưa có nhà ở được ưu tiên giải quyết mua nhà ở khu chung cư và có chính sách miễn giảm; những người ở xa thành phố được bố trí nơi ở khơng phải trả tiền thuê; bố trí phương tiện đi lại thuận tiện; được chọn trường cho con đi học; những người phải nuôi dưỡng cha mẹ già yếu được trợ cấp hàng tháng,… Với chính sách chiêu hiền đãi sỹ như trên, thành phố đang thể hiện quyết tâm đẩy mạnh phát triển để trở thành một trung tâm mạnh của cả nước, chắc chắn sẽ thu hút được đông đảo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Thành phố Cần Thơ

Ngày 10/03/2015, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã ban hành quyết định số 13/2015/QĐ-UBND về việc ban hành Quyết định thực hiện Chính sách thu hút, hỗ trợ, khuyến khích nguồn nhân lực của thành phố Cần Thơ (giai đoạn 2015 - 2020).

*Đối tượng thu hút

- Người có trình độ chun mơn cao (Giáo sư - Tiến sĩ, Phó Giáo sư - Tiến sĩ, Tiến sĩ), chuyên gia khoa học có tuổi đời khơng q 55 đối với nam và không quá 50 đối với nữ, về công tác, hợp tác tại các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật cấp thành phố, thuộc các nhóm ngành: kinh tế, giáo dục, y tế, kỹ thuật công nghệ, nông nghiệp kỹ thuật cao, công nghệ sinh học, luật (kinh tế - thương mại).

- Bác sĩ chuyên khoa II, Bác sĩ chuyên khoa I, Thạc sĩ - Bác sĩ có tuổi đời khơng q 50 đối với nam và không quá 45 đối với nữ, về công tác tại các cơ sở y tế công lập tuyến thành phố, quận, huyện.

45 đối với nữ, về công tác tại cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở y tế công lập tuyến thành phố, quận, huyện, xã, phường.

* Chế độ dành cho người thực hiện chính sách thu hút lâu dài

Người thực hiện chính sách thu hút được tạo điều kiện bố trí vào các vị trí phù hợp với chun mơn, sở trường nhằm phát huy khả năng cống hiến; ngồi chế độ chính sách theo quy định, được hỗ trợ một lần như sau:

- Giáo sư - Tiến sĩ: 150.000.000 đồng/người; Phó Giáo sư - Tiến sĩ: 130.000.000 đồng/người; được hỗ trợ tiền thuê nhà ở trong thời gian công tác tại thành phố tối đa không quá 10.000.000 đồng/người/tháng; Tiến sĩ (người vừa tốt nghiệp: 100.000.000 đồng/người; người đang cơng tác, có kinh nghiệm thực tiễn ít nhất 05 năm: 120.000.000 đồng/người);

- Bác sĩ chuyên khoa II, Bác sĩ chuyên khoa I, Thạc sĩ - Bác sĩ, được hỗ trợ một lần với mức:

+ Người vừa tốt nghiệp: Bác sĩ chuyên khoa II: 65.000.000 đồng/người; Bác sĩ chuyên khoa I, Thạc sĩ - Bác sĩ: 45.000.000 đồng/người;

+ Người đang cơng tác, có kinh nghiệm thực tiễn ít nhất 05 năm: Bác sĩ chuyên khoa II: 80.000.000 đồng/người; Bác sĩ chuyên khoa I, Thạc sĩ - Bác sĩ: 55.000.000 đồng/người.

*Chế độ đối với người hợp tác có thời hạn

Thực hiện mời gọi hợp tác theo từng đợt và theo nhu cầu của nơi cần đến (thông qua hoạt động thẩm định dự án, chương trình, quy hoạch, chuyển giao cơng nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học cơng nghệ, dịch thuật…) theo hình thức hợp tác cá nhân hoặc theo nhóm chun mơn.

- Nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành cộng tác có thời hạn tùy theo nội dung và tính chất cơng việc, đáp ứng các u cầu có liên quan (thuộc các nhóm ngành và nhóm trình độ u cầu thu hút, do cơ quan, đơn vị chủ trì hoạt động đề xuất và được cấp có thẩm quyền phê duyệt), được hỗ trợ một lần với mức tối thiểu 20.000.000 đồng/đợt (hoặc vụ việc), tối đa 50.000.000 đồng/đợt (hoặc vụ việc) và được thanh tốn chi phí đi lại, ăn nghỉ (theo thỏa thuận) trong thời gian công tác

tại thành phố.

- Biên dịch viên, phiên dịch viên ngoại ngữ có trình độ đại học trở lên, có kỹ năng giao tiếp và kinh nghiệm biên dịch, phiên dịch, thực hiện cộng tác dịch thuật được áp dụng định mức thù lao chi dịch thuật theo quy định hiện hành có liên quan (ngoại trừ tiếng Anh và chỉ thực hiện trong trường hợp cơ quan, đơn vị khơng bố trí được người làm phiên dịch).

* Chế độ đối với Bác sĩ, cử nhân ngành y

Bác sĩ, Cử nhân ngành y về công tác tại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập, cơ sở y tế công lập tuyến thành phố (có tính chất truyền nhiễm, độc hại như: lao, phong, tâm thần, huyết học, HIV/AIDS, pháp y, gây mê - hồi sức) và cơ sở y tế công lập tuyến quận, huyện, xã, phường, thị trấn; ngồi chế độ chính sách theo quy định, được hỗ trợ một lần như sau:

- Về công tác tại cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở y tế thành phố: 35.000.000 đồng/người (tốt nghiệp loại giỏi); 30.000.000 đồng/người (tốt nghiệp loại khá);

- Về công tác tại cơ sở y tế huyện: 30.000.000 đồng/người; cơ sở y tế quận: 25.000.000 đồng/người; cơ sở y tế xã, thị trấn: 40.000.000 đồng/người; cơ sở y tế phường: 35.000.000 đồng/người.

1.2.1.3. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Là địa phương đi đầu trong cả nước về thực hiện chính sách thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, đặc biệt là NNLCLC. Để thực hiện tốt điều đó, Đà Nẵng đã ban hành những chính sách đúng đắn như: Chương trình hành động số 01- CTr/TU, ngày 15/12/1997 của Thành ủy, thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Quyết định số 17/2010/QĐ-UBND ngày 18/6/2010 của UBND thành phố về Quy định việc tiếp nhận, bố trí cơng tác và chính sách ưu đãi đối với những người tự nguyện đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc UBND thành phố Đà Nẵng (thay thế Quyết định số 34/2007/QĐ-UBND ngày 28/6/2007; Quyết định số 21/2009/QĐ-UBND ngày 26/8/2009 của UBND thành phố). Theo đó chế độ chính sách ưu đãi được thực hiện như sau:

Đối với giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ: Được xếp lương theo ngạch, bậc đang hưởng hoặc xếp 100% lương khởi điểm; Được hưởng phụ cấp thu hút bằng 50% so với mức lương được xếp trong thời hạn 02 năm kể từ ngày có văn bản tiếp nhận và phân bổ; Được bố trí nhà chung cư để ở và miễn tiền thuê nhà trong thời gian 07 năm. Sau 07 năm, nếu có nhu cầu tiếp tục thuê nhà thì phải trả tiền thuê nhà theo quy định của thành phố; Nếu có nhu cầu mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc mua đất làm nhà ở thì được giảm từ 10% đến 30% so với giá quy 36 định tuỳ theo vị trí nhà, đất. Trường hợp chưa bố trí được chung cư thì thành phố hỗ trợ tiền thuê nhà theo mức giá bình quân thuê chung cư của thành phố (thời gian hỗ trợ tiền thuê nhà bằng thời gian không trả tiền thuê chung cư); Sau khi tiếp nhận và phân bổ công tác, được nhận trợ cấp một lần: giáo sư: 100.000.000 đồng; phó giáo sư: 70.000.000 đồng; tiến sĩ: 50.000.000 đồng: 30.000.000 đồng.

Đối với thạc sĩ và những người tốt nghiệp đại học hạng giỏi, xuất sắc: được xếp lương theo ngạch, bậc đang hưởng hoặc hưởng 100% lương khởi điểm; được hưởng phụ cấp thu hút bằng 50% mức lương tối thiểu trong thời hạn 02 năm kể từ ngày có văn bản tiếp nhận và phân bổ; Sau khi tiếp nhận và phân bổ công tác được nhận trợ cấp một lần: thạc sĩ 15.000.000 đồng; tốt nghiệp đại học hạng giỏi, xuất sắc 10.000.000 đồng.

Đối với các đối tượng đào tạo ở nước ngồi được tiếp nhận, bố trí cơng tác tại các cơ quan, đơn vị thành phố; ngoài việc được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi như các đối tượng thu hút được đào tạo trong nước còn được hỗ trợ thêm 20% mức hỗ trợ một lần so với các đối tượng được đào tạo trong nước.

Bên cạnh việc ban hành chính sách thu hút nguồn nhân lực, thực hiện quy trình tuyển chọn, sử dụng nhân lực, thành phố Đà Nẵng đã quan tâm đến việc bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý và tổ chức bồi dưỡng sâu những chuyên đề về kiến thức, kinh nghiệm giải quyết những vấn đề đang đặt ra của thành phố.

1.2.1.4. Kinh nghiệm của tỉnh Khánh Hòa

Khánh Hòa là một tỉnh có thế mạnh về thu hút đầu tư phát triển du lịch, thương mại và dịch vụ. Tỉnh đã nhận thức đúng đắn vai trò và tầm quan trọng của NNLCLC đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và hiệu quả hoạt

động của từng cơ quan, tổ chức. Ngày 09/7/2014, HĐND tỉnh đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có Nghị quyết số 07/2014/NQHĐND, về việc Quy định chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng nguồn cán bộ quy hoạch dự bị dài hạn và thu hút nhân tài trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐND ngày 08/7/2015 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 07/2014/NQ-HĐND ngày 09/7/2014. Theo đó các chế độ chính sách thực hiện thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao như sau:

Hỗ trợ 45 triệu cho người tốt nghiệp đại học loại giỏi, thạc sĩ có chuyên ngành phù hợp sau khi được tuyển dụng.

Tiến sĩ có chuyên ngành phù hợp sau khi được tuyển dụng, được hỗ trợ một lần là 75 triệu đồng và hàng tháng được trợ cấp thêm cho đủ 5 lần mức lương tối thiểu.

Chuyên gia các chuyên ngành mà tỉnh cần, được hỗ trợ một lần 75 triệu đồng và 01 căn hộ chung cư được chuyển quyền sử dụng sau 5 năm công tác và được tạo điều kiện cho vợ (chồng), con ổn định công tác và học tập tại tỉnh.

Cán bộ, công chức, viên chức chuyên gia các ngành trọng điểm của tỉnh được trợ cấp bằng 30% lương và phụ cấp đang hưởng.

Đối với sinh viên là người của tỉnh đi học đại học và học tiếp tiến sĩ nhưng chưa được quy hoạch dài hạn của tỉnh, khi ra trường có nguyện vọng về địa phương cơng tác được tuyển dụng thẳng vào làm việc, đồng thời còn được thưởng 50 triệu đồng và ở nhà công vụ.

Hiện nay, nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đã ban hành chính sách thu hút NNLCLC vào các cơ quan nhà nước. Nhìn chung, việc thực hiện thu hút nguồn nhân lực của các tỉnh với nhiều hình thức, tên gọi khác nhau như: thu hút nhân tài, thu hút người có trình độ cao, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao... Mặc dù, với nhiều tên gọi khác nhau nhưng đều có chung mục đích là thu hút người có chất lượng vào làm việc trong khu vực nhà nước. Có thể khẳng định rằng nhu cầu nhân lực có chất lượng để triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội ở địa phương là thật sự cấp thiết; điều này cũng cho thấy rằng chất lượng đội ngũ CBCC hiện đang có vấn đề về hiệu quả làm việc. Tuy nhiên, qua nhiều năm

thực hiện, các địa phương đều đánh giá việc thu hút không hiệu quả, số lượng thu hút không nhiều, chất lượng nhân lực thu hút chưa đáp ứng yêu cầu nhưng lại phát sinh nhiều vấn đề mâu thuẫn giữa người được thu hút và người đang tại nghiệp, môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến...

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến thực hiện thu hút nguồn nhân lực chưa đạt hiệu quả. Phân tích các chính sách thu hút hiện nay của các địa phương cho thấy hầu như hoàn toàn giống nhau về đối tượng và các chế độ đãi ngộ kèm theo. Cụ thể là:

- Về đối tượng thu hút: người có học hàm, học vị tốt nghiệp từ các trường trong và ngồi nước (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ).

- Các chế độ ưu đãi cho người được thu hút thường bao gồm: trợ cấp 01 lần ngay sau khi được thu hút với một số tiền từ vài chục đến vài trăm triệu đồng tùy thuộc vào trình độ, ngành nghề cần thu hút; hỗ trợ thêm ngoài tiền lương hàng tháng bằng vài lần mức lương cơ sở, hỗ trợ chỗ ở (bố trí nhà ở cơng vụ hoặc chi trả 01 phần tiền thuê nhà...), bố trí việc làm cho vợ (chồng) của người được thu hút...

Điểm khác nhau của chính sách thu hút giữa các địa phương đó là số tiền trợ cấp một lần cho người được thu hút. Những địa phương có nguồn ngân sách dồi dào thường có chế độ thu hút cao hơn so với địa phương khác. Do vậy, cùng một trình độ, ngành nghề thể hiện qua văn bằng nhưng có địa phương sẵn sàng chi trả chế độ thu hút cao hơn nhiều lần so với những nơi khác.

Căn cứ đối tượng thu hút và các chế độ ưu đãi, chính sách thu hút của các địa phương thực hiện khơng hiệu quả xuất phát từ những ngun nhân đó là:

- Các địa phương chỉ chú trọng thu hút người có trình độ cao mà hồn tồn khơng có sự chọn lọc qua đánh giá về khả năng thực sự của họ. Nói cách khác, việc thu hút chủ yếu chỉ dựa vào văn bằng, ít quan tâm đến trình độ, năng lực thực tế nên chất lượng thu hút không đạt yêu cầu mong muốn.

- Các cơ quan hành chính Nhà nước thuộc tỉnh tuy có nhu cầu thu hút nhưng lại không xác định cụ thể những yêu cầu đối với vị trí thu hút; chưa xác định rõ cần thu hút để giải quyết công việc/nhiệm vụ gì mà đơn vị đang cần. Vì vậy, yêu cầu đưa ra rất chung chung mà chủ yếu chỉ là u cầu về trình độ thơng qua bằng cấp.

Đó cũng là lý do người được thu hút không phát huy được năng lực, sở trường của mình. Mâu thuẫn từ đó cũng phát sinh giữa người được thu hút với những người đang tại nghiệp, vì người được thu hút được hưởng chế độ đãi ngộ cao nhưng hiệu

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh ủy quảng ngãi (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)