CTCP MAY SÔNG HỒNG

Một phần của tài liệu 2019StrategyReport20190103VDSCVN (Trang 48 - 49)

NGÀNH DỆT MA Y- CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐAN XEN

CTCP MAY SÔNG HỒNG

- Nhà máy Sông Hồng 10 sẽ là chất xúc tác thúc đẩy tăng trưởng đơn hàng trong dài hạn. Do đã hoạt động tối đa công suất thiết kế, MSH đang lên kế

hoạch xây dựng nhà máy SH10 để nắm bắt cơ hội tăng trưởng đơn hàng từ các khách hàng thời trang hiện hữu. Dự kiến nhà máy SH10 sẽ khởi công xây dựng năm 2019 và đi vào hoạt động trong năm 2020. Sản lượng hàng may mặc ước tính tăng 17% so với cơng suất hiện tại, với tổng vốn đầu tư vào khoảng 300 tỷ đồng.

- Tỷ suất cổ tức hấp dẫn. Trong những năm qua, MSH ln giữ chính sách cổ

tức tiền mặt khá cao, ở mức 4.500 đồng/cp. Cơng ty cho biết sẽ duy trì chính sách cổ tức 3.500 đồng/cp trong các năm tới. Với cổ tức tiền mặt 4.000 đồng/cp dự kiến chi trả trong năm 2018, tỷ suất cổ tức của MSH vào khoảng 10,1%, khá hấp dẫn so với thị giá hiện tại.

Dự báo 2019

- Biên lợi nhuận gộp duy trì ở mức 19,2%.

- Doanh thu đạt 4.359 tỷ đồng (+13,5% YoY) và LNST ở mức 408 tỷ đồng (+15,3% YoY). Chi phí bán hàng & QLDN trên doanh thu lần lượt là 4% và 5%.

Rủi ro đối với khuyến nghị

- Hiệp định thương mại EVFTA có thể khơng được thơng qua.

- Suy giảm tăng trưởng kinh tế vĩ mô, đặc biệt tại hai thị trường lớn US và EU kéo theo nhu cầu hàng may mặc giảm sút.

- Chi phí lương cơng nhân tăng cao. Giá hiện tại (VND) 39.800

Giá mục tiêu (VND) 56.000

Cổ tức tiền mặt (VND)* 4.000

(*) Kỳ vọng 12 tháng tới

Thông tin cổ phiếu

Ngành Dệt may Vốn hóa (tỷ đồng) 1.895,6 SLCPĐLH (triệu cp) 47,6 KLGDBQ 3 tháng (nghìn cp) 154,1 GTGDBQ 3 tháng (tỷ đồng) 7,8 Tỷ lệ sở hữu NĐTNN còn lại (%) 47,2 Tỷ lệ sở hữu nhà nước (%) -

Diễn biến giá

Chỉ tiêu tài chính quan trọng

(Tỷ đồng) 2016 2017 2018E 2019F DT thuần 2.992 3.282 3.842 4.359 % yoy 17,4 9,7 17,1 13,5 LNST 185 200 354 408 % yoy 16,0 8,2 77,0 15,3 ROA (%) 8,4 8,4 13,1 13,7 ROE (%) 28,3 26,5 31,6 30,9 EPS (VND) 3,715 4.331 6.689 7.712 GTSS (VND) 28.805 31.711 23.545 27.757 Cổ tức tiền mặt (VND) 4.500 4.500 4.000 3.500 P/E (x) n/a n/a 6,0 5,2 P/BV (x) n/a n/a 1,7 1,4 *Giá tại ngày 14/12/2018

Tổng quan doanh nghiệp

CTCP May Sông Hồng là một trong những doanh nghiệp dệt may đầu ngành với tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và cỏ tức tiền mặt cao được duy trì đều đặn qua các năm. Hoạt động kinh doanh chính của cơng ty bao gồm sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm may mặc và sản phẩm chăn ga gối đệm với thương hiệu Sông Hồng. Hiện tại, công ty đang đẩy mạnh sản xuất theo phương thức FOB, giảm tỷ trọng sản phẩm may mặc gia công thuần túy để cải thiện biên lợi nhuận gộp và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

0 100 200 300 400 10 30 50 70 KLGD (ngàn, phải) Giá

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2019 49 Triển vọng tăng trưởng nhu cầu sợi tái chế

MUA 39% Những tác động tích cực từ các hiệp định thương mại FTA như CPTPP, EVFTA và sự dịch chuyển đơn hàng ngày càng tăng từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ là các yếu tố tiên quyết giúp gia tăng nhu cầu đối với đơn hàng sợi nguyên liệu. Về phía nội tại doanh nghiệp, STK đang hướng đến nâng cấp chất lượng dòng sản phẩm hiện hữu, sản xuất chi số sợi thấp hơn với độ nhuyễn cao hơn để gia tăng hiệu quả sản xuất. Đồng thời, việc tăng tỷ trọng đơn hàng sợi tái chế đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững từ các thương hiệu thời trang quốc tế sẽ là bàn đạp giúp công ty gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường và cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp trong tương lai.

Luận điểm đầu tư

- Tăng tỷ trọng doanh thu tại thị trường nội địa để giảm thiểu rủi ro bảo hộ mậu dịch. STK đã chủ động chuyển dịch đơn hàng theo hướng tăng dần tỷ

trọng đóng góp từ thị trường nội địa để tránh phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu, giảm thiểu rủi ro bảo hộ mậu dịch từ nhiều quốc gia trên thế giới (Thổ Nhĩ Kỳ đã áp thuế chống bán phá giá với nguyên liệu sợi polyester và sợi bán thành phẩm POY của Việt Nam). Sự dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam cùng với việc các doanh nghiệp FDI đẩy mạnh đầu tư xây dựng nhà máy dệt nhuộm sẽ giúp gia tăng nhu cầu sử dụng sợi nguyên liệu trong thời gian tới.

- Nâng tỷ trọng đơn hàng sợi tái chế giúp cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp.

Hiện tại, chỉ có 2 doanh nghiệp sản xuất sợi tái chế tại Việt Nam là Formosa và STK khiến nguồn cung sản phẩm này còn khá hạn chế. Trong khi đó, nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai, các thương hiệu thời trang lớn đều cam kết sẽ tăng tỷ lệ sử dụng nguyên liệu tái chế từ 20% như hiện tại lên đến 100% như H&M và Adidas. Đây sẽ là bàn đạp giúp công ty gia tăng tỷ trọng đơn hàng sợi tái chế trên doanh thu như kế hoạch đã đề ra (2019F: 20%, 2020F: 30%). Với biên gộp cao nhất trong các dòng sản phẩm hiện hữu, việc tăng tỷ trọng đơn hàng tái chế sẽ giúp STK cải thiện tỷ suất LNG. - Dự án Trảng Bàng 5 chính thức đi vào hoạt động trong Q1/2019. Công ty

dự kiến sẽ tiến hành chạy thử máy móc vào Q4/2018 trước khi chính thức đi vào hoạt động trong Q1/2019. Với cơng suất tăng thêm 5,5%, tương ứng 3.300 tấn sợi DTY và 1.500 tấn sợi Recycle sẽ giúp tổng công suất nhà máy tăng lên 63.300 tấn sợi/năm.

- Các dự án phát triển sản phẩm mới với biên gộp cao tiếp tục được triển khai. STK đang tiếp tục nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới như sợi co

giãn, sợi hút ẩm, sợi Sorbtek và các loại sợi có độ nhuyễn cao để đón đầu xu hướng thời trang thoải mái, thuận tiện nhằm tối đa hóa giá bán.

Dự báo 2019

- Doanh thu 2019 ước đạt 2.838 tỷ đồng (+17% YoY) và LNST ở mức 195 tỷ đồng (+20% YoY), tương ứng với EPS dự phóng là 2.926 đồng/cp.

Rủi ro đối với khuyến nghị

- Suy giảm tăng trưởng kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến nhu cầu hàng may mặc. - Rủi ro biến động giá nguyên liệu chips đầu vào.

- Rủi ro tỷ giá. Giá hiện tại (VND) 18.000

Giá mục tiêu (VND) 24.300

Cổ tức tiền mặt (VND)* 800

(*) Kỳ vọng 12 tháng tới

Thông tin cổ phiếu

Ngành Dệt may Vốn hóa (tỷ đồng) 1.078,9 SLCPĐLH (triệu cp) 59,9 KLGDBQ 3 tháng (nghìn cp) 77,5 GTGDBQ 3 tháng (tỷ đồng) 1,4 Tỷ lệ sở hữu NĐTNN còn lại (%) 40,8 Tỷ lệ sở hữu nhà nước (%) -

Diễn biến giá

Chỉ tiêu tài chính quan trọng

(Tỷ đồng) 2016 2017 2018E 2019F DT thuần 1.358 1.989 2.433 2.838 % yoy 31,2 46,4 22,3 16,6 LNST 29 100 163 195 % yoy -59,9 248,3 63,7 19,6 ROA (%) 1,4 5,0 8,1 9,3 ROE (%) 4,1 12,8 18,6 19,6 EPS (VND) 534 1.662 2.443 2.926 GTSS (VND) 12.989 12.991 14.635 16.561 Cổ tức tiền mặt (VND) 300 800 800 1.000 P/E (x) 31,2 11,1 7,4 6,2 P/BV (x) 1,3 1,4 1,2 1,1 *Giá tại ngày 14/12/2018

Tổng quan doanh nghiệp

STK là một trong số những doanh nghiệp sản xuất sợi lớn nhất Việt Nam, tập trung vào phân khúc sợi chất lượng cao. Hiện tại, tổng công suất tại các nhà máy sợi của STK là 60.000 tấn/năm, chỉ xếp sau Formosa (72,000 tấn/năm) và Hualon (84.000 tấn/năm). Cơng ty đang tiến hành đa dạng hóa danh mục sản phẩm, bao gồm việc nâng cấp chất lượng dòng sản phẩm DTY, FDY hiện hữu, tăng tỷ trọng đơn hàng sợi tái chế chất lượng cao và phát triển sản phẩm sợi màu, sợi chập. Cổ đông lớn: CTCP Tư vấn Đầu tư Hướng Việt (20,2%), ông Đặng Triệu Hòa (13,9%).

0

Một phần của tài liệu 2019StrategyReport20190103VDSCVN (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)