NGÀNH NGÂN HÀN G- KẾT QUẢ LỢI NHUẬN SẼ PHÂN HÓA
NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
20000 30000 0 10 20 30 40 12/ 17 01/ 18 02/ 18 03/ 18 04/ 18 05/ 18 06/ 18 07/ 18 08/ 18 09/ 18 10/ 18 11/ 18 KLGD (ngàn, phải) Giá
CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2019 88 Kỳ vọng vào việc tăng trưởng cao trở lại khi cho vay tiếp tục mở rộng
TÍCH LŨY 16% HDB đã đạt được mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2017, tuy vậy tăng trưởng thu nhập 9 tháng đầu 2018 đang chậm lại do tăng trưởng cho vay phải chờ phê duyệt mới, NIM giảm
nhẹ và mảng tài chính tiêu dùng tăng chậm theo tình hình chung thị trường. Trong khi đó, lợi nhuận tăng nhanh hơn so với thu nhập hoạt động nhờ chi phí dự phịng được cắt giảm. Trong giai đoạn tới, chúng tôi cho rằng HDB sẽ khôi phục lại tăng trưởng thu nhập và lợi nhuận khi cho vay tiếp tục mở rộng, tuy với mức tăng thấp hơn so với kỳ vọng trước đây. Theo kế hoạch tất tốn tồn bộ trái phiếu VAMC trước tháng 6/2019, chúng tôi cho rằng áp lực lên chi phí dự phịng khơng q đáng ngại nhờ chất lượng tài sản vẫn được kiểm sốt và việc thu hồi nợ xấu đang có tiến triển tích cực.
Luận điểm đầu tư
Hệ sinh thái khách hàng đa dạng hỗ trợ chiến lược ngân hàng bán lẻ. HDB có quan
hệ đối tác chặt chẽ với Vietjet Air (HSX: VJC) và một số công ty bán lẻ với cơ sở khách hàng rộng khắp nước như Petrolimex (HSX: PLX), Vinamilk (HSX: VNM) và Saigon Coop. HDB đang tập trung khai thác hệ sinh thái khách hàng này để mở rộng thị phần bằng cách bán chéo sản phẩm, qua đó mở rộng cho vay bán lẻ. Trong 9 tháng đầu năm 2018, tín dụng ngân hàng mẹ tăng 15,0% so với đầu năm, trong khi tỷ lệ CIR giảm về mức 48,0% so với 52,4% của cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, đáng lưu ý rằng biên lãi rịng trong q 3/2018 chuyển biến khơng mấy thuận lợi ở cả ngân hàng mẹ và ngân hàng hợp nhất. Chúng tôi kỳ vọng rằng NIM của ngân hàng mẹ sẽ được cải thiện trở lại khi cho vay tiếp tục tăng trưởng, nhưng NIM hợp nhất vẫn khó tăng do cả NIM và đóng góp của tài chính tiêu dùng đều giảm sút. Trong bối cảnh định hướng thắt chặt tín dụng của NHNN, chúng tơi cho rằng HDB sẽ cần điều chỉnh chiến lược tăng trưởng tín dụng theo hướng chú trọng cải thiện NIM thay vì đẩy mạnh dư nợ.
Việc sáp nhập với PG Bank được kỳ vọng sẽ củng cố cơ sở khách hàng và mạng lưới giao dịch của ngân hàng mẹ, theo đó hỗ trợ cho chiến lược ngân hàng bán lẻ của
HDB. Việc sáp nhập đã được phê duyệt nguyên tắc trong quý 3/2018. Sau khi sáp nhập, có khả năng HDBank sẽ được hưởng lợi từ hệ số CASA cải thiện, thu nhập dịch vụ từ Petrolimex và các đơn vị thành viên, và hạn mức tăng trưởng tín dụng do NHNN giao cao hơn trước. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng trong ngắn hạn ngân hàng sau sáp nhập sẽ bị ảnh hưởng bởi nợ xấu nội bảng và dư nợ VAMC cao của PG Bank.
Thu nhập dịch vụ có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ từ bancassuarance. Mặc dù
trong 9 tháng đầu 2017, thu nhập dịch vụ chỉ chiếm 1,9% thu nhập hoạt động, nhưng tỷ trọng này đã tăng lên 2,6% trong năm 2017 và 5,0% trong 9 tháng đầu 2018. Điều này là nhờ thu nhập từ môi giới bảo hiểm tăng trưởng cao, vốn chiếm trên 60% thu nhập dịch vụ. Với mức tăng trưởng rất tốt đạt được trong 9 tháng đầu 2018, chúng tôi kỳ vọng HDB sẽ tiếp tục dẫn đầu về tăng trưởng thu nhập dịch vụ trong các ngân hàng chúng tơi phân tích với mức tăng xấp xỉ 150% trong năm 2018 và 70% trong năm 2019.
Dự báo 2019
- Chúng tơi dự báo tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 16,8% (17% đối với ngân hàng mẹ và 15% đối với HD Saison), trong khi tổng huy động tăng 15%. Chúng tôi cũng kỳ vọng rằng NIM hợp nhất sẽ giữ ở mức 4,0%.
- Thu nhập dịch vụ nhiều khả năng sẽ tăng 71,2% và chiếm 7,4% tổng TNHĐ. - Tỷ lệ CIR hợp nhất kỳ vọng ở mức 48,9%, cịn tổng chi phí dự phịng kỳ vọng ở
mức 1.169 tỷ đồng (trong đó có 124 tỷ đồng được trích lập cho nợ VAMC). - LNST dự báo tăng 16,3%, cho mức EPS là 3.158 đồng.
Rủi ro đối với khuyến nghị
- Rủi ro giảm giá bao gồm khó khăn trong việc duy trì mức NIM hiện tại, do áp lực cạnh tranh ngày càng cao trong phân khúc cho vay bán lẻ và tài chính tiêu dùng. Một rủi ro khác là ngành tài chính tiêu dùng tiếp tục tăng trưởng thấp hoặc khơng tăng trưởng, trong khi nhà nước có thể ra các quy định chặt hơn để quản lý. Giá thị trường (VND) 30.200
Giá mục tiêu (VND) 34.000
Cổ tức bằng tiền mặt (VND)* 1.000
(*) kỳ vọng trong 12 tháng tới
Thông tin cổ phiếu
Ngành Ngân hàng Vốn hóa ( tỷ đồng) 29.626,2 SLCPĐLH (triệu cp) 981,0 KLGDBQ 3 tháng (nghìn cp) 2.485,4 Tỷ lệ CPTDCN (%) 83,1 Tỷ lệ sở hữu NĐTNN còn lại (%) 3,0 Tỷ lệ sở hữu nhà nước (%) 3,1
Diễn biến giá
Các chỉ tiêu tài chính quan trọng
(Tỷ đồng) 2016 2017 2018E 2019F DT thuần 5.418 7.506 9.286 10.980 % yoy 31,1 38,5 23,7 18,2 LNST 738 1.746 2.666 3.101 % yoy 43,9 136,6 52,7 16,3 ROA (%) 0,6 1,0 1,5 1,5 ROE (%) 7,9 14,5 19,5 21,6 EPS (VND) 833 1.777 2.715 3.158 GTSS (VND) 10.553 15.045 16.148 17.445 Cổ tức tiền mặt (VND) 0 1.300 1.000 1.000 P/E (x) N/A N/A 11,1 9,6 P/BV (x) N/A N/A 1,9 1,7 *Giá tại ngày 14/12/2018
** Sau khi trừ lợi ích cổ đơng thiểu số
Tổng quan doanh nghiệp
HDBank được thành lập vào năm 1990 với tên gốc là Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Tp. HCM. Năm 2013, HDBank đã sáp nhập với Ngân hàng Đại Á, và mua lại Cơng ty Tài chính SGVF (hiện nay là HD Saison). HD Saison là cơng ty tài chính tiêu dùng lớn thứ 3 cả nước, sau FE Credit và Home Credit.
Tháng 04/2018, HDB đã ký hợp đồng với đối tác chiến lược là Petrolimex – công ty dẫn đầu về bán lẻ xăng dầu cả nước, bao gồm kế hoạch sáp nhập với PG Bank. Nếu việc sáp nhập thành công, vốn điều lệ của HDB sẽ được nâng lên 12.810 tỷ đồng. Sau sáp nhập, ngân hàng vẫn giữ nguyên cơ cấu điều hành ban đầu của HDBank.
0