NGÀNH DẦU KHÍ - “NGÓNG” TIẾN ĐỘ CÁC DỰ ÁN
TCT CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX
0 100 200 300 0 10 20 30 12/ 17 01/ 18 02/ 18 03/ 18 04/ 18 05/ 18 06/ 18 07/ 18 08/ 18 09/ 18 10/ 18 11/ 18 KLGD (ngàn, phải) Giá
CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2019 80
Kế thừa đà tăng trưởng tích cực trong năm 2017, ngành ngân hàng tiếp tục đạt tăng trưởng lợi nhuận cao vào năm 2018. Trong khi đó, đã có các tín hiệu về nợ xấu mới gia tăng do các ngân hàng đẩy mạnh cho vay mảng bán lẻ và tiêu dùng. Đến tháng 9/2018, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng niêm yết đã tăng 1,8%, dẫn đến chi phí dự phịng vẫn ở mức cao mặc dù một số ngân hàng đã tất toán hết trái phiếu đặc biệt VAMC. Trong khi tổng nợ xấu của các ngân hàng niêm yết tăng 18,3% so với đầu năm trong 9T2018, tổng chi phí dự phịng (bao gồm dự phịng cho nợ nội bảng và nợ trái phiếu đặc biệt) đã tăng 14,7% so với đầu năm, nâng số dư dự phịng rủi ro tín dụng thêm 40,6%. Nhờ đó, tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu (LLR) đã tăng từ mức 85,9% vào cuối năm 2017 lên 89,3% vào cuối tháng 9/2018, giúp chất lượng tài sản của các ngân hàng cải thiện.
Trong năm 2019, chúng tôi cho rằng khả năng duy trì/mở rộng NIM và diễn biến chi phí dự phịng sẽ phân hóa giữa các ngân hàng. Trong khi đó, các ngân hàng vẫn đang trong quá trình nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi và đầu tư vào ngân hàng số, nên khó có thể tiết kiệm chi phí hoạt động trong vài năm tới. Bên cạnh khả năng kiểm sốt chi phí dự phịng thì các nhân tố này sẽ đóng vai trị chủ chốt trong việc quyết định tăng trưởng lợi nhuận của từng ngân hàng.
Triển vọng đầu tư
Mặc dù tỷ lệ nợ xấu đang tăng dần lên nhưng bộ đệm dự phòng cũng được cải thiện hơn. Sau Nghị
quyết 42/2017/QH14 có hiệu lực vào tháng 9/2017, việc thu hồi nợ xấu VAMC đã có tiến triển tích cực. Đặc biệt, tổng số nợ do công ty VAMC xử lý được từ tháng 9/2017 đến tháng 9/2018 là 95 ngàn tỷ đồng, cao hơn 1,4 lần so với tổng số xử lý nợ đã tích lũy được trong giai đoạn 2013 - 8/2017. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng hầu hết các khoản thu được là từ các khoản nợ được đảm bảo bằng bất động sản trong khi xác suất thu hồi thành cơng từ các hình thức tài sản thế chấp khác chỉ ở mức thấp hơn nhiều. Hơn nữa, với thu nhập khá cao trong giai đoạn 2017-2018, các ngân hàng như ACB, MBB, TCB và CTG đã có thể mua lại tồn bộ trái phiếu đặc biệt để về tự xử lý.
Xem xét nợ nội bảng, chúng tôi nhận thấy chất lượng tài sản đang có diễn biến theo chiều hướng khác nhau. Do cho vay mảng bán lẻ và tiêu dùng gần đây tăng trưởng nhanh, nợ xấu tại một số ngân hàng đang có xu hướng tăng dần. Chúng tơi tin rằng xu hướng này sẽ còn tiếp diễn trong năm 2019, khiến cho chi phí dự phịng tăng lên ở một số ngân hàng. Điểm tích cực là tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu của một số ngân hàng, điển hình như ACB, CTG và VCB đang tiếp tục cải thiện.
Thu nhập lãi tiếp tục tăng trưởng nhưng đang chậm lại. Chúng tơi cho rằng tăng trưởng tín dụng năm
2019 sẽ bằng hoặc thấp hơn một chút so với năm 2018 do NHNN định hướng sẽ kiểm sốt tăng trưởng tín dụng chặt chẽ hơn. Q trình tối ưu hóa danh mục cho vay (đẩy mạnh cho vay bán lẻ) đã góp phần mở rộng NIM trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, nhiều khả năng dư địa tăng NIM sẽ bị hạn chế bởi mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt trong mảng cho vay bán lẻ do có nhiều ngân hàng đều đang nhắm đến phân khúc này. Về mặt huy động vốn, chúng tơi tiếp tục nhận thấy chi phí huy động đang phải chịu áp lực khi các ngân hàng đang đẩy mạnh huy động tiền gửi và phát hành trái phiếu dài hạn nhằm đáp ứng các quy định chặt chẽ hơn về vốn trong năm sau. Xét riêng từng ngân hàng, chúng tôi cho rằng một số ngân hàng nhất định vẫn cịn khả năng tăng NIM, điển hình như MBB với lợi thế chi phí huy động thấp, VPB với đóng góp đáng kể từ cho vay khơng tài sản đảm bảo hay ACB và VCB với chất lượng tài sản tốt và thanh khoản dồi dào.
Việc tăng trưởng tín dụng bị kiềm chế và dư địa tăng NIM khơng cịn nhiều đã khiến thu nhập lãi thuần giảm tốc kể từ q 3/2018. Chúng tơi cho rằng điều này sẽ cịn tiếp diễn trong năm 2019, theo đó đưa tăng trưởng thu nhập lãi thuần xuống một mức thấp hơn, ổn định hơn. Chúng tôi cũng kỳ vọng rằng khi các quy định pháp lý về vốn và cho vay trở nên chặt chẽ hơn thì các ngân hàng nắm thị phần lớn về trái phiếu doanh nghiệp dài hạn như TCB sẽ có lợi thế.
Thu nhập dịch vụ đóng góp nhiều hơn vào tổng thu nhập hoạt động (TNHĐ). Thu nhập dịch vụ của
các ngân hàng đang tăng trưởng, phần lớn do phí giao dịch, bảo lãnh tăng mạnh và đóng góp nhiều hơn từ các dịch vụ mở rộng như bán chéo, bảo hiểm và môi giới. HDB đã ghi nhận mức tăng trưởng thu nhập dịch vụ cao nhất trong 9T2018 với việc đẩy mạnh các hoạt động môi giới bảo hiểm. Các ngân hàng tiếp
NGÀNH NGÂN HÀNG - KẾT QUẢ LỢI NHUẬN SẼ PHÂN HÓA