NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 2019StrategyReport20190103VDSCVN (Trang 86 - 87)

NGÀNH NGÂN HÀN G- KẾT QUẢ LỢI NHUẬN SẼ PHÂN HÓA

NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

10000 0 20 40 60 12/ 17 01/ 18 02/ 18 03/ 18 04/ 18 05/ 18 06/ 18 07/ 18 08/ 18 09/ 18 10/ 18 11/ 18 KLGD (ngàn, phải) Giá

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2019 87 Tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động ngân hàng truyền thống và phi truyền thống MUA 42% MBB tiếp tục đạt được tăng trưởng cao trong cả các hoạt động ngân hàng truyền thống và phi truyền thống như cho vay tiêu dùng và bancassurance. Mặc dù tăng trưởng đã chậm

lại do định hướng thắt chặt dần tăng trưởng tín dụng kể từ nửa sau năm 2018, MBB vẫn thuộc số ít các ngân hàng kỳ vọng tiếp tục cải thiện NIM. Cùng với việc thu nhập dịch vụ tăng trưởng tốt, chúng tôi kỳ vọng MBB sẽ tiếp tục đạt được mức tăng trưởng cao hơn so với trung bình ngành. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh mới, đặc biệt là cho vay tiêu dùng bằng tiền mặt, đồng nghĩa với mức độ rủi ro cao hơn. Do đó, chúng tơi thận trọng về khả năng duy trì mức tăng trưởng cao trong dài hạn khi vẫn phải duy trì chất lượng tài sản của MBB.

Luận điểm đầu tư

- Chất lượng tài sản hàng đầu trong các NHTM. Chất lượng tài sản của MBB được

kiểm soát tốt, với tỷ lệ NPL ổn định trong khoảng 1,2-1,3% và tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu được giữ ở mức trên 100%. Việc thu nhập hoạt động tăng trưởng tốt đã giúp MBB có thể trích lập dự phịng cao, xóa nợ sớm và duy trì chất lượng tài sản tốt. Chúng tôi cho rằng tỷ lệ NPL, dù đã tăng 24 điểm cơ bản kể từ 3Q2017, sẽ giảm về mức cũ khi MBB tích cực thu hồi và xóa nợ trước thời điểm cuối năm. - Biên lãi ròng cao và còn tiếp tục tăng trưởng nhờ mở rộng cho vay bán lẻ và

tài chính tiêu dùng. Tăng trưởng tín dụng đến quý 3 năm 2018 đạt 11,2% so với

đầu năm, thúc đẩy bởi tăng trưởng cho vay bán lẻ (+22,8% YTD) và tài chính tiêu dùng (+178,0% YTD). Kể từ quý 3/2017, tỷ trọng cho vay bán lẻ trong danh mục đã tăng từ 32,6% lên 36,0%, còn tỷ trọng cho vay tài chính tiêu dùng cũng tăng từ 0,7% lên đến 1,8%. Nhờ các động lực này, biên lãi ròng đã được cải thiện trong 07 quý liên tục và đạt 4,5% vào quý 3/2018. Với lợi thế từ nguồn tiền gửi không kỳ hạn dồi dào (CASA cao đạt 32,9%), MBB có mức NIM thuộc top cao nhất trong ngành và chúng tơi kỳ vọng rằng NIM sẽ cịn tiếp tục tăng lên.

- Thu nhập từ dịch vụ đạt tăng trưởng cao hơn so với các ngân hàng khác.

Trong 9 tháng đầu 2018 thu nhập dịch vụ chiếm 12,2% trong tổng thu nhập hoạt động, tăng từ 10,3% cùng kỳ năm ngoái và 8,2% trong cả năm 2017. Việc đẩy mạnh hoạt động của MB Ageas Life đã thúc đẩy thu nhập từ kinh doanh bảo hiểm (+220,6% YoY), nhờ vậy tăng trưởng thu nhập dịch vụ đạt 62,9% YoY. Khác với định hướng tìm đối tác phân phối bảo hiểm của các ngân hàng khác, MBB cam kết lâu dài với liên doanh bảo hiểm nhân thọ của mình. Nhờ vậy, nhiều khả năng MBB sẽ đạt mức tăng trưởng thu nhập dịch vụ trong dài hạn bền vững hơn so với các ngân hàng khác thay vì trơng cậy vào những khoản thu bất thường.

Dự báo 2019

- Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng cho vay của ngân hàng mẹ đạt 17%, của MB Shinsei đạt 25%. Huy động khách hàng kỳ vọng tăng trưởng 14%. NIM hợp nhất dự báo sẽ tăng lên mức 4,7%.

- Chúng tôi cũng dự báo rằng thu nhập lãi thuần sẽ tăng 17,5% so với năm 2018 và chiếm 78,0% trong tổng thu nhập hoạt động. Thu nhập dịch vụ kỳ vọng sẽ tăng trưởng 50% nhờ thu nhập từ thanh toán và kinh doanh bảo hiểm.

- Hệ số CIR kỳ vọng sẽ được cải thiện, đạt 42,8% và chi phí dự phịng sẽ thấp hơn một chút so với năm 2017 và 2018, ở mức 3.145 tỷ đồng.

- Lợi nhuận thuần sau thuế kỳ vọng đạt 7.528 tỷ đồng, cho mức EPS đạt 3.209 đồng.

Rủi ro đối với khuyến nghị

- Rủi ro giảm giá bao gồm khó khăn trong việc tăng NIM khi cạnh tranh trong mảng bán lẻ ngày càng gay gắt, và mức độ rủi ro cao hơn khi MBB đẩy mạnh các hoạt động ngân hàng phi truyền thống nhất là cho vay tiêu dùng bằng tiền mặt, môi giới chứng khoán, ngân hàng đầu tư.

Giá thị trường (VND) 21.800

Giá mục tiêu (VND) 30.500

Cổ tức tiền mặt (VND)* 500

(*) kỳ vọng trong 12 tháng tới

Thông tin cổ phiếu

Ngành Ngân hàng Vốn hóa ( tỷ đồng) 47,097.8 SLCPĐLH (triệu cổ phiếu) 2,160.5 KLGDBQ 3 tháng (nghìn cp) 6,492.2 Tỷ lệ CPTDCN (%) 143.7 Tỷ lệ sở hữu NĐTNN còn lại (%) 0.0 Tỷ lệ sở hữu nhà nước (%) 27.0

Diễn biến giá

Chỉ tiêu tài chính quan trọng

(Tỷ đồng) 2016 2017 2018E 2019F DT thuần 9.855 13.867 18.749 22.291 % yoy 12,4 40,7 35,2 18,9 LNST 3.651 4.616 5.814 7.528 % yoy 13,3 26,4 65,2 29,5 ROA (%) 1,2 1,2 1,7 2,0 ROE (%) 12,1 12,8 18,6 20,8 EPS (VND) 1.275 1.500 2.479 3.209 GTSS (VND) 11.828 13.701 15.226 18.210 Cổ tức tiền mặt (VND) 500 600 600 500 P/E (x) 8,2 13,9 8,8 6,8 P/BV (x) 0,9 1,5 1,4 1,2 *Giá tại ngày 14/12/2018

Tổng quan doanh nghiệp

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MBB) được thành lập năm 1994 để đáp ứng nhu cầu tài chính của các doanh nghiệp quân đội.

Sau hơn 20 năm hoạt động, MBB đã phát triển mạnh và hiện đang mở rộng sang các phân khúc thị trường mới ngoài các hoạt động truyền thống. MBB có sức khỏe tài chính tốt và khả năng cạnh tranh cao, và là một trong 10 ngân hàng thí điểm phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II từ năm 2017.

Với mục tiêu trở thành một tập đồn tài chính đa năng, MBB sở hữu cổ phần chi phối tại các công ty con như CTCP Chứng khốn MB (80%), Cơng ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas (61%), Cơng ty tài chính TNHH MB Shinsei (50%) và Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (70%).

0

Một phần của tài liệu 2019StrategyReport20190103VDSCVN (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)