CTCP ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ NHƠN TRẠC H2

Một phần của tài liệu 2019StrategyReport20190103VDSCVN (Trang 69 - 70)

NGÀNH ĐIỆN – TRIỂN VỌNG 2019 THUẬN LỢI CHO CÁC NHÓM NHIỆT ĐIỆN

CTCP ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ NHƠN TRẠC H2

TÍCH LŨY 9% Trong năm 2018, sản lượng hợp đồng (Qc) thấp, sự cố về nguồn cung khí và giá khí tăng

cao đã tác động đáng kể lên KQKD của NT2, khiến LN từ sản xuất điện ước giảm 34% YoY. Tuy nhiên, diễn biến thuận lợi trong tỷ giá đồng USD và EUR giúp cơng ty có lãi rịng từ CLTG so với khoản lỗ tỷ giá lớn trong năm 2017, nhờ đó giữ cho LNST ước tính chỉ giảm 11%. Bước sang năm 2019, mức Qc cao hơn, giá khí hạ nhiệt và diễn biến thuận lợi từ thị trường phát điện cạnh tranh (CGM) được kỳ vọng sẽ là động lực quan trọng cho lợi nhuận từ hoạt động SXKD điện của NT2.

Luận điểm đầu tư

- Công nghệ hiện đại với hiệu suất cao giúp NT2 được ‘ưu tiên’ trong hệ thống điện miền Nam. Nhờ sử dụng cơng nghệ mới, nhà máy NT2 có suất

hao nhiệt thấp hơn khoảng 4% - 6% so với các nhà máy điện khí khác như NT1, Phú Mỹ hay Bà Rịa. Nhờ mức hiệu suất cao này, NT2 có ưu thế khi cạnh tranh với các nhà máy điện khí cịn lại. Lợi thế trên sẽ còn được củng cố hơn nữa nếu cơ chế trong bao tiêu (ToP) trong thời gian tới được thay thế bằng giá thị trường. Ngồi ra, trong trường hợp xảy ra thiếu khí như đã xảy ra trong Q2/2018, nhà máy với hiệu suất cao như NT2 sẽ được ưu tiến cấp khí và do đó ít bị ảnh hưởng hơn.

- Mỏ khí mới giúp đảm bảo đủ nguồn cung và hoạt động ổn định trong năm 2019. Do điều kiện thị trường trong năm 2019 có chiều hướng thuận lợi cho

nhiệt điện, việc đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu cho nhà máy vận hành là rất cần thiết. Mỏ khí Phong Lan Dại bắt đầu cung cấp khí từ giữa tháng 2/2019 sẽ đóng góp thêm khoảng 0,7 tỷ m3 khí (tương đương 10% tổng nguồn cung khí) cho khu vực Đông Nam Bộ và giúp NT2 giải quyết vấn đề nguyên liệu đầu vào. - Giá khí hạ nhiệt từ mức cao trong 2018 và sản lượng hợp đồng (Qc) tăng sẽ hỗ trợ KQKD của NT2. Với giá dầu ở mức bình quân 72 USD/thùng trong

năm 2018, bình qn giá khí đầu vào của NT2 ước tăng tới 21% YoY, làm suy giảm lợi nhuận của cơng ty. Tuy nhiên, chúng tơi dự phóng bình qn giá dầu trong năm 2019 sẽ giảm về khoảng 65 USD/thùng. Vì vậy, giá khí dự kiến sẽ giảm tương tứng 7% YoY về 6,51 USD/tr.BTU và giúp tăng khả năng cạnh tranh cho NT2. Bên cạnh dó, do dự kiến mức Qc giao cho NT2 trong 2019 sẽ tăng lên 4,26 triệu kWh, lợi nhuận của công ty sẽ được đảm bảo ổn định hơn trước những biến động trong giá khí.

Dự báo 2019

- Tổng sản lượng điện dự phóng tăng 4,5% YoY lên 4,9 tỷ kWh trong khi giá bán điện bình quân giảm 2,6% YoY do giá khí đầu vào giảm.

- Lỗ CLTG trong năm 2019 ước tính ở mức 47 tỷ đồng với giả định VND mất giá 2% so với EUR và USD.

- NLST dự phóng tăng trưởng 11% YoY, ứng với EPS đạt 2.768 đồng/CP.

Rủi ro đối với khuyến nghị

- Giá khí tăng đột ngột sẽ tác động tiêu cực lên khả năng cạnh tranh và lợi nhuận của công ty.

- Tỷ giá USD và EUR tăng nhiều hơn so với dự phóng. Giá hiện tại (VND) 26.100

Giá mục tiêu (VND) 27.100

Cổ tức tiền mặt (VND)* 1.500

(*) kỳ vọng 12 tháng tới

Thông tin cổ phiếu

Ngành Tiện ích cơng cộng Vốn hóa (tỷ đồng) 7.528,0 SLCPĐLH (triệu cp) 287,9 KLGDBQ 3 tháng (nghìn cp) 179,3 GTGDBQ 3 tháng (tỷ đồng) 4,6 Tỷ lệ sở hữu NĐTNN còn lại (%) 27,2 Tỷ lệ sở hữu nhà nước (%) 65,0

Diễn biến giá

Chỉ tiêu tài chính quan trọng

(Tỷ đồng) 2016 2017 2018E 2019F DT thuần 7.983 6.761 7.614 7.751 % yoy 19 -15 13 2 LNST 1.086 810 723 826 % yoy -5 -25 -11 14 ROA (%) 8 8 8 11 ROE (%) 22 16 18 19 EPS (VND) 3.701 2.716 2.422 2.768 GTSS (VND) 17.230 17.317 14.028 15.388 Cổ tức tiền mặt (VND) 2.878 3.123 5.792 1.500 P/E (x) 7,2 12,1 11,0 9,6 P/BV (x) 1,6 2,0 2,1 1,9 *Giá tại ngày 14/12/2018

Tổng quan doanh nghiệp

CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (PVPower NT2) được thành lập vào năm 2007 tại KCN Ông Kèo, ấp 3, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. PVPower NT2 là cơng ty nhiệt điện có vốn hóa lớn nhất trên sàn niêm yết.

PVPower NT2 chịu trách nhiệm đầu tư và vận hành nhà máy nhiệt điện tuabin khí NT2 có cơng suất 750 MW. Nhà máy được xây dựng trong khoảng 4 năm và được đưa vào vận hành thương mại hoàn toàn từ tháng 10/20111 và tham gia thị trường phát điện cạnh tranh từ tháng 7/2012. 0 500 1.000 1.500 2.000 20 22 24 26 28 30 12/ 17 01/ 18 02/ 18 03/ 18 04/ 18 05/ 18 06/ 18 07/ 18 08/ 18 09/ 18 10/ 18 11/ 18

CTCP Chứng khoán Rồng Việt – Báo cáo chiến lược đầu tư 2019 70 Dồi dào động lực tăng trưởng

MUA 29% Sau đợt chuyển mình ấn tượng về KQKD trong năm 2017, POW khởi đầu 2018 với nhiều khó khăn như sản lượng hợp đồng (Qc) thấp hơn cho các nhà máy nhiệt điện (NMNĐ), sự cố về nguồn cung khí và giá khí tăng cao. Bên cạnh đó, nhà máy Vũng Áng 1 và Nhơn Trạch 1 gặp sự cố ký thuật cũng ảnh hưởng tới sản lượng điện thương phẩm của cơng ty. Vì vậy, LNST năm 2018 của POW ước đạt 1.732 tỷ đồng (-22% YoY). Bước sang năm 2019, việc Qc dự kiến được tăng lên, nguồn cung nhiên liệu ồn định và chi phí khấu hao giảm mạnh sẽ là những động lực quan trọng cho tăng trưởng lợi nhuận của POW.

Luận điểm đầu tư

- Nguồn cung nhiên liệu được đảm bảo giúp POW ổn định vận hành trong 2019. Mỏ khí Phong Lan Dại đi vào hoạt động từ tháng 2/2019 sẽ đóng góp

khoảng 10% tổng nguồn cung khí ở khu vực Đông Nam Bộ, nơi đặt nhà máy NT1 và NT2 của POW. Trong khi đó, nhà máy Vũng Áng 1 đã ký kết hợp đồng cung cấp đủ than cho năm 2019 với TKV. Về công tác sửa chữa bảo dưỡng, ngoài trung tu tổ máy 2 của NMĐ Vũng Áng 1, POW khơng có lịch trung tu hay đại tu nào khác có thể làm gián đoạn hoạt động sản xuất trong 2019. - Điều kiện thị trường thuận lợi giúp cải thiện sản lượng điện và biên lợi

nhuận gộp. Triển vọng thị trường trong năm 2019 cho thấy nhiều yếu tố

thuận lợi cho nhóm nhiệt điện. Các NMNĐ của POW dự kiến cũng được tăng Qc, là phần sản lượng có giá cao ổn định và do đó có BNLG tốt hơn khi bán theo giá điện thị trường (CGM). Bên cạnh đó, giá CGM trong 2019 cũng dược kỳ vọng sẽ ở mức cao hơn so với 2018. Vì vậy, chúng tơi tin rằng cả sản lượng và BLNG của POW sẽ có sự cải thiện tích cực trong 2019.

- Chi phí khấu hao giảm mạnh là động lực tăng trưởng chính cho KQKD năm 2019. Do nhà máy Cà Mau 1&2 đã hết khấu hao phần máy móc trong

năm 2018, chi phí khấu hao của cụm nhà máy này sẽ giảm 585 tỷ đồng trong năm 2019. Ngoài ra, nhà máy Nhơn Trạch 1 cũng sẽ hết khấu hao từ tháng 8/2019, qua đó giúp chi khí khấu hao của nhà máy này trong năm giảm 141 tỷ đồng. Vì vậy, chúng tơi kỳ vọng việc chi phí khấu hao giảm sẽ là động lực tăng trưởng lợi nhuận chính của POW trong năm 2019.

- Tiến độ thuận lợi của dự án NT3-4 sẽ giúp củng cố triển vọng tăng trưởng dài hạn. Công ty dự kiến dự án này sẽ bắt đầu từ Q2/2020 và hoàn thành vào

đầu năm 2023. Các bước chuẩn bị cần thiết như đàm phán cơ chế giá bán điện với EVN và lập nghiên cứu khả thi sẽ được tiến hành trong năm 2019. Vì vậy, những bước chuẩn bị này nếu diễn ra thuận lợi sẽ củng cố niềm tin đối với triển vọng tăng trưởng POW trong những năm tới.

Dự báo 2019

- Sản lượng điện dự phóng tăng thêm 1,7 tỷ kWh so với 2018.

- Chúng tơi dự phóng doanh thu tăng trưởng 7% YoY lên 36.344 tỷ đồng và LN sau thuế & lợi ích cổ đơng thiểu số tăng trưởng 67% YoY lên 2.896 tỷ đồng, tương ứng với EPS đạt 1.222 đồng/CP.

Rủi ro đối với khuyến nghị

- Rủi ro tỷ giá

- Sự cố kỹ thuật tại các nhà máy điện Giá hiện tại (VND) 14.500

Giá mục tiêu (VND) 18.400

Cổ tức tiền mặt (VND)* 300

(*) Kỳ vọng 12 tháng tới

Thông tin cổ phiếu

Ngành Tiện ích cơng cộng Vốn hóa (tỷ đồng) 35.729,9 SLCPĐLH (triệu cp) 2.341,9 KLGDBQ 3 tháng (nghìn cp) 1.808,6 GTGDBQ 3 tháng (tỷ đồng) 27,5 Tỷ lệ sở hữu NĐTNN còn lại (%) 34,5 Tỷ lệ sở hữu nhà nước (%) 79,9

Diễn biến giá

Chỉ tiêu tài chính quan trọng

(Tỷ đồng) 2016 2017 2018E 2019F DT thuần 28.212 29.710 33.872 36.344 % yoy 21,4 5,3 14,0 7,3 LNST 1.075 2.233 1.732 2.896 % yoy -50,5 107,8 -22,4 67,2 ROA (%) 1,5 3,7 2,9 5,0 ROE (%) 4,5 9,0 7,0 10,7 EPS (VND) 463 1.014 731 1.222 GTSS (VND) 11.048 11.437 10.633 11.528 Cổ tức tiền mặt (VND) 0 0 300 300 P/E (x) N/A N/A 20,9 12,5 P/BV (x) N/A N/A 1,6 1,5 *Giá tại ngày 14/12/2018

Tổng quan doanh nghiệp

TCT Điện lực dầu khí (UpCom:POW) được thành lập từ năm 2007 với 100% vốn góp từ Tập đồn Dầu khí Việt Nam (PVN). Hiện nay POW là đơn vị sản xuất điện lớn thứ hai tại Việt Nam với danh mục nhà máy có quy mơ lên tới 4,2 GW, chiếm khoảng 10% tổng công suất hệ thống điện quốc gia.

Trong cơ cấu cơng suất của mình, mảng nhiệt điện khí chiếm tỷ trọng lớn nhất với 64% tổng công suất, phần còn lại bao gồm mảng nhiệt điện than (30%) và thủy điện (6%). Sau khi IPO thành công và niêm yết POW trên sànUpCom vào đầu 2018, nhà nước dự kiến sẽ tiếp tục thoái bớt vốn tại đây trong năm 2019.

0

Một phần của tài liệu 2019StrategyReport20190103VDSCVN (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)