7. Phương pháp nghiên cứu
1.2. Lí luận về tuổi vị thành niên
1.2.1. Giới hạn tuổi vị thành niên
Năm 1998, trong một tuyên bố chung giữa Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) và Quỹ dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) đã thống nhất phân loại nam nữ trẻ tuổi thành ba loại như sau: Vị thành niên 10-19 tuổi, thanh niên 15-24 tuổi, người trẻ 10-24 tuổi. [6,24].
Vị thành niên từ 10-19 tuổi được chia thành 3 thời kỳ: Vị thành niên sớm từ 10 đến 13 tuổi, vị thành niên giữa từ 14 đến 16 tuổi, vị thành niên muộn từ 17 đến 19 tuổi [22,8]
Sự phân chia các nhóm như vậy là dựa trên sự phát triển của thể chất, tâm lý xã hội của từng thời kỳ và sự phân chia này cũng chỉ mang tính chất tương đối. Vì trong thực tế yếu tố tâm sinh lý, phát triển thể lực của mỗi em là không giống nhau, cho nên nếu có em phát triển khơng giống hồn tồn với các bạn cùng trang lứa thì cũng hết sức bình thường, cha mẹ và các em khơng nên q lo lắng. Có thể sự phát triển theo q trình này đến sớm hơn hay muộn hơn tùy thuộc vào giới tính và cũng chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố khác. Với những thay đổi lớn lao trong cơ thể, tuổi VTN đang đứng ở Nga ba đường đời. Các em có thể có ý chí và sức sống để học tập và làm việc nhưng cũng có thể dễ dàng bị sa ngã. Do đó các em cần sự giúp
đỡ để có mạng lưới an tồn khi bị va vấp và thay đổi những hành vi mới tích cực hơn.
1.2.2. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi vị thành niên
Lứa tuổi VTN có một vị trí đặc biệt quan trọng trong thời kì phát triển của một con người. Đây là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được đánh dấu bằng dấu hiệu tuổi dậy thì. Ở tuổi này có bước nhảy vọt cả về thể chất lẫn tinh thần, các em lớn nhanh về thể chất, chuyển biến mạnh về tâm lý, tuy nhiên các em chưa hẳn đã biết q trọng sức khỏe của mình, thậm chí nhiều em cịn liều lĩnh với sức khỏe như một cách để thể hiện bản thân mình với người khác như quan hệ tình dục sớm mà không biết cách bảo vệ để lại những hậu quả về sức khỏe khôn lường sau này. Khi bước vào tuổi dậy thì, bản năng giới tính của các em sẽ trỗi dậy, sự phát dục khơng chỉ kích thích các em quan tâm đến bạn khác giới mà làm cho mỗi em luôn sống trong sự khao khát, mong đợi muốn biết những điều mới lạ, diệu kỳ của người bạn khác giới, tị mị và thích tìm hiểu khám phá năng lực hoạt động tình dục của mình. Trái tim của các em khơng chỉ cịn dành cho gia đình nữa mà sẽ chứa thêm một người “bạn” khác nữa. Người “bạn” này có thể khiến các em thấy vui vẻ yêu đời, nhưng cũng lắm khi nỗi buồn kéo đến nhanh chóng chỉ vì ánh nhìn của một ai đó. Tuy nhiên, ở tuổi này các em cũng dễ thay đổi tình cảm: khi vui, lúc buồn kiểu “sớm nắng chiều mưa”. Khơng có tuổi VTN nào mà khơng có vấn đề, khơng có đau thương, và có lẽ đây là thời kỳ đau khổ nhất của cuộc đời và cũng là thời kỳ của những niềm vui mãnh liệt nhất.
Sự thay đổi ở lứa tuổi này có thể theo hướng tích nhưng cũng có thể là tiêu cực, điều này phụ thuộc vào nhận thức của mỗi cá thể, vào điều kiện giáo dục gia đình và xã hội…Cũng bởi vậy nên lứa tuổi này cịn có những tên gọi khác như “thời kỳ quá độ”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi nổi loạn”, “tuổi khó báo”, “tuổi bất trị”…và tuổi này cũng gặp rất nhiều phiền phức. Nhu cầu tình bạn trở nên quan trọng và thường chịu ảnh hưởng của nhóm bạn đó (kể cả bạn tốt lẫn bạn xấu). Có quá nhiều trường hợp các em VTN hư hỏng hay phạm pháp hiện nay cho thấy phần lớn các em thiếu sự quan tâm của cha mẹ, gia đình hoặc trẻ xuất thân từ những gia đình khơng hạnh
phúc, các em bị bỏ mặc và loay hoay với sự khủng hoảng của bản thân. Tâm sinh lý phát triển quá nhanh, nhưng sự hiểu biết và kinh nghiệm sống lại không tương đồng, nên việc đối mặt với những cạm bẫy là thử thách to lớn với mỗi cá nhân các em. Nhà tâm lý học Dolto đã viết cuốn “Tuổi vị thành niên và những cạm bẫy” dành cho cha mẹ và các em lứa tuổi VTN ở Pháp nhưng nội dung lại rất gần gũi với thiếu niên và phụ huynh Việt Nam. Nội dung phần 1 nói về những cạm bẫy mà tuổi VTN gặp phải như sự biến đổi của cơ thể, tình bạn, tình yêu, quyền lực, bạo hành, trộm cắp, ma túy, sự hổ thẹn. Phần 2 nói về những trăn trở của các em tuổi VTN. Phần 3 là luật pháp của Cộng hòa Pháp về trẻ VTN. Đây là 3 phần nguyên bản bằng tiếng Pháp đã được Hoàng Hạnh dịch sang tiếng Việt, sau đó Nhà xuất bản Trẻ đã bổ sung thềm phần 4 về “Luật bảo vệ, giáo dục và chăm sóc trẻ em” của Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nội dung phần 3 và phần 4 giúp các em hiểu được quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các em đối với gia đình và xã hội. Với mong muốn cuốn sách này sẽ góp phần giáo dục nhằm ngăn chặn những tệ nạn đang có xu hướng gia tăng trong lứa tuổi VTN.
Tuổi VTN là sự chuyển biến từ tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thành, là tuổi rất nhạy cảm, các em thường dễ tự ái và hành động theo ý thích riêng để chứng tỏ mình. Các em khơng thích bị so sánh, bị phê bình, hay chỉ trích nặng nề trước mặt người khác, mà đổi lại là thích nghe những lời góp ý nhẹ nhàng, chân thành, những lời động viên và khích lệ. Các em muốn được mọi người tơn trọng, không muốn ai xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân, chẳng hạn: khơng thích ba mẹ tự ý vào phịng riêng của mình, khơng thích ba mẹ kiểm sốt điện thoại hay máy tính, khơng thích cha mẹ tự ý xem nhật ký, đọc thư riêng,…