Đặc điểm về hành vi

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ VỊ THÀNH NIÊN (Trang 34)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.3. Lí luận về trẻ KTTT

1.3.2.2. Đặc điểm về hành vi

So với những khó khăn và hạn chế về nhận thức, ngơn ngữ, tình cảm xã hội thì khó khăn về hành vi là nguyên nhân gây cản trở con đường hịa nhập của các em nhiều nhất. Nói đến hành vi, có nhiều quan điểm khác nhau. Rim & Masters (1974) cho rằng: Hành vi muốn nói tới cả các phản ứng bên trong (như là các cảm giác và cảm xúc) và cả những phản ứng bên ngồi (phản ứng cơng khai, ví dụ như giận dữ và hung hăng )[35,167]. Bae Wolf và Risley (1986) thì cho rằng hành vi là cái gì đó phải dễ quan sát thấy và đễ lượng giá, tức phải đo đếm được về mặt tần suất và khoảng thời gian tồn tại, hai yếu tố này sẽ giúp cho việc quan sát và đánh giá hành vi có ý nghĩa.

Có nhiều dạng hành vi, có thể hành vi là kết quả của việc rèn luyện, được học, hoặc do làm mẫu. Các hành vi bao gồm đơn giản và phức tạp diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, rất nhiều hành vi mà chúng ta có thể quan sát, đo lường, nghiên cứu và có thể thay đổi được. Vì vậy, cho dù những hành vi này xuất phát từ cảm xúc bên trong hay là kết quả của nhân tố mơi trường bên ngồi thì chúng ta cũng đều có cơ sở để lập kế hoạch quản lý hành vi, điều chỉnh và thay thế những hành vi tiêu cực thành những hành vi tích cực, phù hợp, giúp các em có thể hịa nhập tốt hơn. Hành vi của học sinh KTTT có thể là hành vi phá rối, hành vi bốc

đồng, hành vi cáu giận, hành vi thiếu chú ý, hành vi rập khn, hành vi tự hại,...Chúng ta có thể chia thành hai kiểu hành vi: hành vi hướng nội (trầm cảm, sợ hãi, bối rối, thu mình lại, tự làm tổn thương bản thân), hành vi hướng ngoại ( hung hăng, tấn công, làm tổn thương người khác, tăng động, quấy rối,..).

Hiện nay cũng có rất nhiều đánh giá chính thức được sử dụng cho cả nhà chuyên môn, giáo viên và phụ huynh với mục đích đánh giá hành vi của học sinh KTTT như: Sàng lọc tiêu chuẩn cho các rối loạn hành vi (Walker và những người bạn, 1988), bảng kiểm tra hành vi của trẻ (Achenback & Eddelbrock, 1991), thang đánh giá Corners dành cho cha mẹ và giáo viên (Corners 1990), Thang đánh giá các vấn đề về hành vi và cảm xúc (Wright, 1989),…mục đích của việc đánh giá hành vi sẽ giúp chúng ta - những nhà chuyên môn, giáo viên , cha mẹ và những người chăm sóc trẻ xác định đâu là hành vi phù hợp và không phù hợp từ đó có chiến lược can thiệp, điều chỉnh những hành vi không phù hợp, tăng cường hành vi phù hợp.

1.3.2.3. Đăc điểm tình cảm - xã hội của trẻ KTTT

Các em KTTT thường khó xây dựng các mối quan hệ gắn bó. Với người mẹ, các em sẽ khó xây dựng được mối quan hệ gắn bó mẹ con theo hướng tích cực. Sự khó khăn về thể chất và trí não làm cho tín hiệu các em phát ra yếu và thiếu sự chủ động. Do đó, nếu người mẹ cố gắng và đáp ứng lại tốt thì sự gắn bó này sẽ bớt khó khăn hơn. Ngược lại, nếu người mẹ thờ ơ hoặc đáp ứng lại yếu thì sự phát triển mối quan hệ của các em với những người khác rất khó khăn. Các kích thích cũng ảnh hưởng tới sự phát triển tình cảm - xã hội của các em, vì các giai đoạn phát triển tình cảm- xã hội diễn ra chậm hơn so với trẻ bình thường và các em cũng khó nhận ra những kích thích phù hợp, vì vậy các em thường bị kích thích quá mức hoặc dưới mức bình thường. Các em khơng hứng thú tham gia vào các tương tác xã hội do tính thụ động kéo dài trong các giai đoạn phát triển đầu tiên và khó nắm bắt thái độ của người xung quanh nên khơng hiểu được sự trêu đùa, lời nói bóng gió của người khác. Các em có thể hiểu được các biểu hiện bên ngồi nhưng khó có thể đốn được ý nghĩ bên trong của người khác.

Như vậy, vì khơng hiểu được cảm xúc và suy nghĩ của chính mình và của người khác nên các em KTTT gặp rất nhiều khó khăn trong việc thiết lập và duy trì sự tương tác với người khác, do đó các em bị hạn chế rất nhiều về sự phát triển tình cảm- xã hội.

1.3.2.4. Đặc điểm phát triển giới tính

Giống như trẻ bình thường, tuổi dậy thì của các em KTTT VTN cũng là giai đoạn mà phụ huynh và giáo viên lo lắng nhất. Sinh lý là vấn đề sinh học, không lệ thuộc vào sự phát triển tâm lý, ý thức, hành vi hay khả năng giao tiếp xã hội bằng lời hoặc khơng bằng lời, có nghĩa là KTTT không ảnh hưởng đến sự phát triển sinh lý. Mọi người có thể chấp nhận hành vi cởi quần áo ngay giữa chốn đông người của em bé 3 tuổi hơn là của một em học sinh KTTT mười mấy tuổi. Lynn Kern Koegel có một người con trai mắc hội chứng tự tỉ đã dẫn chứng trong cuốn “Growing Up On The Spectrum” rằng theo tỉ lệ phần trăm dựa vào các thống kê ở Mỹ thì phần lớn các em KTTT trong chặng tuổi dậy thì và trưởng thành là những đối tượng bị kết án xâm hại tình dục, nhất là những em KTTT dạng nhẹ. Với sự hạn chế về kĩ năng giao tiếp, ngôn ngữ, nhận thức và hành vi, các em KTTT VTN sẽ gặp nhiều trở ngại hơn so với các em bình thường cùng độ tuổi. Do đó phụ huynh sẽ khó chuẩn bị trước những ứng phó với sự thay đổi sinh lý của các em. Các em dậy thì kéo theo sự phát triển về cơ thể như khỏe hơn, cơ bắp hơn, cao lớn hơn nên sẽ càng khó khăn hơn cho phụ huynh và giáo viên trong việc kiềm giữ hay kiểm soát hành vi hung hăng, tự hại hoặc gây thương tích cho người thân của các em trong gia đình. Ngồi ra, một số em tự kỉ VTN có sự háo hức tình dục mạnh mẽ và thủ dâm rất cơng khai. Thậm chí những em tự kỉ chức năng cao cịn muốn có người tình. Điều đó chứng tỏ rằng, cho dù các em KTTT VTN thuộc dạng nào cũng đều có sự thích thú về tình dục như những trẻ bình thường, nếu có khác thì chỉ khác việc kiểm sốt các hành vi giới tính, do đó các em dễ bị rủ rê, lạm dụng tình dục hay bị xâm hại tình dục. Một số em KTTT VTN khi dậy thì các vấn đề về hành vi hung hăng lại gia tăng hơn, ít tập trung hơn khiến việc GDGT cho các em lại gặp nhiều khó khăn hơn.

1.4.1. Giáo dục giới tính

1.4.1.1. Quan điểm về giới và giới tính

Giới và giới tính là hai thuật ngữ thường hay được nhắc đến trong y khoa cũng như giáo dục, song khơng ít người cịn nhẫm lẫn và tranh cãi về ý nghĩa của hai khái niệm này. Một số cho rằng cả hai thuật ngữ này đều giống nhau về ý nghĩa, một số khác lại cho rằng chúng khác nhau. Do đó, việc phân biệt hai khái niệm này là cần thiết, giúp mọi người hiểu đúng hơn về hai khái niệm này. Theo Chương trình Bình đẳng giới khu vực Đơng Nam Á (2001), giới và giới tính được định nghĩa như sau [10]:

Giới tính là sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học. Giới tính này khơng thể thay đổi sau khi được sinh ra. Chỉ có một số khác biệt nhỏ về vai trò của nam và nữ về mặt sinh học và sinh lý trên cơ sở giới tính. Chẳng hạn việc nữ giới mang thai, sinh nở và sự khác biệt về sinh lý cơ thể.

Những khác biệt căn bản về giới tính như là:

- Hình dáng của cơ thể bên ngồi: Nam cao hơn, cơ bắp hơn, nặng hơn, nhiều lông hơn và mạnh hơn.

- Cấu tạo nhiễm sắc thể, hormone

- Chức năng sinh học tạo nên vai trị của giới tính: nữ mang thai, sinh con,..

Giới lại là một khái niệm phức tạp và được nghiên cứu theo nhiều góc độ khác nhau, và theo nhiều quan điểm khác nhau. Giới có thể được hiểu theo mặt sinh học, là một tập hợp những đặc điểm về sinh lí cơ thể người, bao gồm những đặc điểm di truyền, hệ cơ quan sinh dục nam hoặc nữ. Vì vậy ở lồi người có hai giới là giới nam và giới nữ. Khác với động vật: giới có nghĩa là giống, giới của con người là giới sinh học, giới di truyền. Giới còn được hiểu theo góc độ xã hội, đó là những đặc điểm mà xã hội tạo nên ở người nam và người nữ, là quy định của xã hội về người nam và người nữ, là những đặc trưng xã hội ở nam và nữ. Đó là giới xã hội. Trong giới xã hội lại bao gồm các vấn đề do xã hội quy định và biến đối theo từng giai đoạn lịch sử, quốc gia, truyền thống, phong tục tập qn ,..như vai trị, vị trí của từng giới, đặc điểm và nhiệm vụ của mỗi giới trong xã hội. Nói tóm lại, ta có thể

định nghĩa như sau: Giới là tập hợp người trong xã hội có những đặc điểm sinh học cơ bản giống nhau [22,23].

1.4.1.2. Khái niệm GDGT

Có nhiều định nghĩa khác nhau về GDGT, nhưng trong khuôn khổ của nghiên cứu này, tôi sử dụng khái niệm GDGT theo Từ điển Tâm lý học của Vũ Dũng “ Giáo dục giới tính là chương trình được tổ chức để giáo dục các vấn đề về sinh sản, giải phẫu giới tính, quan hệ tình dục và một số khía cạnh khác của hành vi giới tính của con người”.[3,233]

1.4.1.3. Nội dung của GDGT

Nội dung của GDGT và ngay cả việc xác định những nội dung trong hệ thống giáo dục chung đều rất phức tạp [22,151]. Đã có rất nhiều tác giả như: I.X.Kon, A.V.Petrovxki, G.I.Gheraximovic, Đặng Xuân Hoài, Bùi Ngọc Oánh,…đều đã đưa ra những nguyên tắc, yêu cầu nhất định khi lựa chọn những nội dung GDGT. Trong đó đáng chú ý tới phải kể đến mối quan hệ của GDGT với các mặt giáo dục khác, nhất là giáo dục đạo đức. Việc xác định nội dung GDGT phải chú ý đến mục đích giáo dục, đặc điểm của đối tượng, điều kiện cụ thể của gia đình, trường học, xã hội nơi đối tượng cần được giáo dục đang sinh sống và học tập.

Theo Phạm Hoàng Gia và tác giả Minh Đức, nội dung GDGT cần phải đảm bảo những vấn đề như : tình bạn khác giới và tình yêu, quan hệ, cư xử, tình dục trong tình yêu, những biểu hiện về tâm sinh lí giới tính, những đặc điểm về tình dục, về vệ sinh giới tính, bệnh lí giới tính, những vấn đề tính dục, hơn nhân, sinh đẻ, hạnh phúc, gia đình, kế hoạch hóa gia đình, giáo dục con cái, dân số học,…

Trần Trọng Thủy lại cho rằng GDGT bao gồm những vấn đề tính dục, trong đó bao gồm cả sự biến đổi về đặc điểm tính dục trong các giai đoạn phát triển cơ thể và sự xử sự đối với nhau trong đời sống và gia đình, những tri thức và thái độ chung của con người về các vấn đề đó [30]

Gần giống với quan niệm của Trần Trọng thủy: GDGT gắn liền với giáo dục đời sống gia đình, G.I. Gheraximovic cũng cho rằng, nội dung GDGT thì có thể bao gồm các vấn đề như:

- Giới của trẻ, ý nghĩa của thuộc tính này đối với cá nhân và đối với xã hội.

- Gia đình, các quan hệ trong gia đình và ý nghĩa của nó đối với trẻ, cũng như đối với toàn xã hội

- Trẻ ra đời và tính kế tục của các thế hệ - Đạo đức giới tính

- Vệ sinh giới tính

Học sinh KTTT VTN do đặc điểm hạn chế về trí tuệ, nhận thức, ngơn ngữ, kĩ năng và hành vi nên các em KTTT nặng hay trung bình hầu hết chỉ theo học tại các trường chuyên biệt. Nội dung học là chương trình của lớp mẫu giáo, lớp 1, 2, 3, 4 hay lớp 5 của Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn chung cho các em học sinh tiểu học bình thường. Một số ít các em KTTT VTN dạng nhẹ có thể theo học hịa nhập tại các trường tiểu học (lớp 4, lớp 5) hoặc các trường Trung học cơ sở cũng. Như vậy, nếu các em theo học tại các trường chuyên biệt thì các em sẽ học các nội dung theo bộ Chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi (2010) ở chỉ số 27, 28, 29, 30 về GDGT cho trẻ [1]:

Chỉ số 27: Nói được một số thơng tin quan trọng về bản thân và gia đình có liên quan đến giới tính.

Chỉ số 28: Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân.

Chỉ số 29: Nói được khả năng và sở thích riêng về giới tính của bản thân

Chỉ số 30: Đề xuất trị chơi và hoạt động thể hiện sở thích giới tính của bản thân Hoặc nếu các em học sinh KTTT VTN học chương trình sách giáo khoa lớp 1, 2, hay lớp 3 thì các em sẽ được học các nội dung GDGT được tích hợp vào các mơn học, cụ thể là : Tìm hiểu tên gọi đúng bộ phân trên cơ thể người; Phân biệt được sự khác nhau trên cơ thể người nam và người nữ - vùng riêng tư; Vệ sinh cơ thể - vệ sinh vùng riêng tư; Con được sinh ra từ đâu; Các giai đoạn chính trong chu kỳ của đời người; vai trò của từng giới; An tồn bản thân; Quy trình thực hiện khi đi thang máy; tìm sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết như thế nào; Phản ứng khi gặp người lạ; Tự bảo vệ bản thân khi bị xâm hại; kĩ năng ở nhà một mình; kĩ năng ứng xử trong giao tiếp.

Đối với các em học sinh KTTT VTN theo học chương trình sách giáo khoa lớp 4 và lớp 5, nội dung GDGT cũng được tích hợp vào các mơn học như Khoa học, đối với giai đoạn này, một số em bình thường có thể đã bắt đầu dậy thì, do đó các nội dung GDGT liên quan đến tuổi dậy thì được biên soạn như: Sự thay đổi sinh lí ở giai đoạn dậy thì của nam và nữ; thế nào gọi là kinh nguyệt, xuất tinh; sự thay đổi về mặt tâm lí ở tuổi dậy thì; Thế nào là thụ tinh, mang thai và sinh con; Vệ sinh kinh nguyệt; thủ dâm là gì và cách hạn chế; xúc cảm giới tính.

Học sinh KTTT VTN dạng nhẹ có thể theo học chung với các bạn bình thường tại các trường Trung học cơ sở thì mãi tới lớp 8 nội dung GDGT mới được đề cập tới với hàng loạt bài như : Cấu tạo cơ thể người; Tuyến sinh dục; Cơ quan sinh dục nam; Cơ quan sinh dục nữ; thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai; Cơ sở khoa học của biện pháp tránh thai; Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (Bệnh tình dục) - đại dịch AIDS - Thảm họa của loài người.

Qua những quan điểm trên, đồng thời dựa vào nội dung GDGT được Bộ Giáo dục tích hợp vào các mơn học, ta thấy nội dung GDGT xoay quanh các vấn đề về giới, hành vi cư xử, đạo đức giới tính, sức khỏe sinh sản và giới tính trong đời sống hơn nhân gia đình. Với điều kiện văn hóa, kinh tế và đối tượng nghiên cứu là học sinh KTTT VTN, người nghiên cứu nhận thấy: dù các em có theo học tại các trường chuyên biệt hay các trường hòa nhập, với độ lệch khá xa giữa tuổi đời của các em với tuổi trí tuệ, thì nội dung GDGT cho các em nên xoay quanh các vấn đề như: - Các bộ phận riêng tư trên cơ thể

- Sự thay đổi của cơ thể tuổi dậy thì - Vệ sinh cơ thể tuổi dậy thì

- Cư xử phù hợp với các mối quan hệ xung quanh - Phịng tránh xâm hại tình dục

- Các hoạt động tình dục

Như vậy, bằng nhiều hình thức khác nhau, tùy theo độ tuổi mà giáo viên sẽ hướng tới việc giáo dục cho các em học sinh KTTT VTN các nội dung GDGT cụ thể, nhằm giúp các em vượt qua được giai đoạn quan trọng này.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ VỊ THÀNH NIÊN (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)