Biện pháp 2: Xây dựng tình huống và đưa ra cách xử lí

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ VỊ THÀNH NIÊN (Trang 72 - 74)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Đề xuất một số biện pháp GDGT cho học sinh KTTT vị thành niên

3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng tình huống và đưa ra cách xử lí

Mục tiêu và ý nghĩa

Hành vi giới tính của các em học sinh KTTT VTN có thể diễn ra ở bất cứ đâu và bất kì lúc nào giáo viên khơng thể lường hết được. Việc GDGT nếu chỉ trong sách vở sẽ khiến các em khó liên hệ với thực tế. Do đó, xây dựng những tình huống liên quan đến vấn đề hành vi giới tính hiện tại của các em và đưa ra cách xử lí phù hợp sẽ giúp các em ghi nhớ và vận dụng những nội dung GDGT với bản thân mình.  Nội dung

- Giáo viên liệt kê hết những vấn đề liên quan đến giới tính mà các em hiện đang gặp khó khăn, như:

+Thay quần áo trước mặt người khác +Ơm bất kì người nào mình thích

+Khơng mặc quần áo nhưng vẫn đi lang thang trong lớp +Đi vệ sinh, đi tắm nhưng khơng đóng cửa toilet

+Quần áo đang mặc bị dơ +Sờ má bạn khác giới +Sờ BPSD

+….

- Sau đó mỗi vấn đề sẽ xây dựng một hoặc nhiều tình huống và đưa ra cách xử lí. - Tùy từng vấn đề của học sinh mà giáo viên xây dựng tình huống gần gũi, dễ

hiểu, thực tế , phù hợp với khả năng thực hiện của học sinh.  Cách tiến hành

- Sau khi xây dựng xong tình huống và cách xử lí, giáo viên sẽ chuẩn bị các yếu tố liên quan đến tình huống để làm sao tình huống diễn ra một cách tự nhiên nhất.

- Chẳng hạn, học sinh nam A thường xuyên thay quần áo trước mặt người khác. Giáo viên có thể xây dựng các tình huống sau:

+ Tình huống 1: Vào giờ thay đồ buổi trưa, cô giáo nhắc học sinh vào trong khu vực có rèm che để thay đồ, học sinh A vẫn đứng giữa lớp thay đồ, giáo viên liền hỏi các học sinh khác: Bạn A thay đồ ở đây có được khơng? Bạn ấy phải thay đồ ở đâu? Có được đứng ngồi lớp thay khơng? Rồi hướng dẫn học sinh A đi vào khu vực có rèm che để thay.

+ Tình huống 2: Vào giờ đi bơi, giáo viên hỏi học sinh: Trước khi xuống hồ bơi chúng ta phải làm gì? Chúng ta phải thay đồ ở đâu? Quan sát xem học sinh A có đi vào phịng thay đồ để thay khơng? Giao1 viên chỉ tay về hướng phòng thay đồ để hỗ trợ học sinh A

+ Tình huống 3: tắm buổi chiều trước khi về. Giáo viên nhắc các em chuẩn bị tới giờ ra về, lấy quần áo đi tắm. Quan sát học sinh A lấy quần áo sạch xong có vào toilet để cởi đồ tắm khơng?

- Ngay khi tình huống xảy ra, giáo viên quan sát phản ứng của các em, sau đó dừng lại và phân tích: nếu các em xử lí tốt và phù hợp, giáo viên sẽ khen và nói câu khẳng định “ em làm đúng rồi”, nếu các em xử lí chưa đúng và phù hợp giáo viên sẽ đưa ra cách xử lí và cho các em làm lại.

- Kết luận lại nội dung GDGT mà giáo viên muốn dạy cho các em qua tình huống vừa xảy ra.

- Tạo lại những tình huống tương tự để kiểm tra xem các em có xử lí được khơng.  Điều kiện thực hiện:

- Các tình huống giáo viên đưa ra phải đảm bảo tính đa dạng và được phân bố rải đều ở tất cả các hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường, bao gồm: tình huống trong giờ ngủ, giờ ăn, giờ đi chơi,…

- Ở mỗi tình huống, giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể để các em giải quyết. Như thế các em sẽ thấy vai trị quan trọng của mình và sẽ có trách nhiệm hơn.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ VỊ THÀNH NIÊN (Trang 72 - 74)