Quan điểm về giới và giới tính

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ VỊ THÀNH NIÊN (Trang 37 - 43)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.4. Lí luận GDGT cho học sinh KTTT vị thành niên

1.4.1.1. Quan điểm về giới và giới tính

Giới và giới tính là hai thuật ngữ thường hay được nhắc đến trong y khoa cũng như giáo dục, song khơng ít người cịn nhẫm lẫn và tranh cãi về ý nghĩa của hai khái niệm này. Một số cho rằng cả hai thuật ngữ này đều giống nhau về ý nghĩa, một số khác lại cho rằng chúng khác nhau. Do đó, việc phân biệt hai khái niệm này là cần thiết, giúp mọi người hiểu đúng hơn về hai khái niệm này. Theo Chương trình Bình đẳng giới khu vực Đơng Nam Á (2001), giới và giới tính được định nghĩa như sau [10]:

Giới tính là sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học. Giới tính này khơng thể thay đổi sau khi được sinh ra. Chỉ có một số khác biệt nhỏ về vai trò của nam và nữ về mặt sinh học và sinh lý trên cơ sở giới tính. Chẳng hạn việc nữ giới mang thai, sinh nở và sự khác biệt về sinh lý cơ thể.

Những khác biệt căn bản về giới tính như là:

- Hình dáng của cơ thể bên ngồi: Nam cao hơn, cơ bắp hơn, nặng hơn, nhiều lông hơn và mạnh hơn.

- Cấu tạo nhiễm sắc thể, hormone

- Chức năng sinh học tạo nên vai trị của giới tính: nữ mang thai, sinh con,..

Giới lại là một khái niệm phức tạp và được nghiên cứu theo nhiều góc độ khác nhau, và theo nhiều quan điểm khác nhau. Giới có thể được hiểu theo mặt sinh học, là một tập hợp những đặc điểm về sinh lí cơ thể người, bao gồm những đặc điểm di truyền, hệ cơ quan sinh dục nam hoặc nữ. Vì vậy ở lồi người có hai giới là giới nam và giới nữ. Khác với động vật: giới có nghĩa là giống, giới của con người là giới sinh học, giới di truyền. Giới còn được hiểu theo góc độ xã hội, đó là những đặc điểm mà xã hội tạo nên ở người nam và người nữ, là quy định của xã hội về người nam và người nữ, là những đặc trưng xã hội ở nam và nữ. Đó là giới xã hội. Trong giới xã hội lại bao gồm các vấn đề do xã hội quy định và biến đối theo từng giai đoạn lịch sử, quốc gia, truyền thống, phong tục tập qn ,..như vai trị, vị trí của từng giới, đặc điểm và nhiệm vụ của mỗi giới trong xã hội. Nói tóm lại, ta có thể

định nghĩa như sau: Giới là tập hợp người trong xã hội có những đặc điểm sinh học cơ bản giống nhau [22,23].

1.4.1.2. Khái niệm GDGT

Có nhiều định nghĩa khác nhau về GDGT, nhưng trong khuôn khổ của nghiên cứu này, tôi sử dụng khái niệm GDGT theo Từ điển Tâm lý học của Vũ Dũng “ Giáo dục giới tính là chương trình được tổ chức để giáo dục các vấn đề về sinh sản, giải phẫu giới tính, quan hệ tình dục và một số khía cạnh khác của hành vi giới tính của con người”.[3,233]

1.4.1.3. Nội dung của GDGT

Nội dung của GDGT và ngay cả việc xác định những nội dung trong hệ thống giáo dục chung đều rất phức tạp [22,151]. Đã có rất nhiều tác giả như: I.X.Kon, A.V.Petrovxki, G.I.Gheraximovic, Đặng Xuân Hoài, Bùi Ngọc Oánh,…đều đã đưa ra những nguyên tắc, yêu cầu nhất định khi lựa chọn những nội dung GDGT. Trong đó đáng chú ý tới phải kể đến mối quan hệ của GDGT với các mặt giáo dục khác, nhất là giáo dục đạo đức. Việc xác định nội dung GDGT phải chú ý đến mục đích giáo dục, đặc điểm của đối tượng, điều kiện cụ thể của gia đình, trường học, xã hội nơi đối tượng cần được giáo dục đang sinh sống và học tập.

Theo Phạm Hoàng Gia và tác giả Minh Đức, nội dung GDGT cần phải đảm bảo những vấn đề như : tình bạn khác giới và tình yêu, quan hệ, cư xử, tình dục trong tình yêu, những biểu hiện về tâm sinh lí giới tính, những đặc điểm về tình dục, về vệ sinh giới tính, bệnh lí giới tính, những vấn đề tính dục, hơn nhân, sinh đẻ, hạnh phúc, gia đình, kế hoạch hóa gia đình, giáo dục con cái, dân số học,…

Trần Trọng Thủy lại cho rằng GDGT bao gồm những vấn đề tính dục, trong đó bao gồm cả sự biến đổi về đặc điểm tính dục trong các giai đoạn phát triển cơ thể và sự xử sự đối với nhau trong đời sống và gia đình, những tri thức và thái độ chung của con người về các vấn đề đó [30]

Gần giống với quan niệm của Trần Trọng thủy: GDGT gắn liền với giáo dục đời sống gia đình, G.I. Gheraximovic cũng cho rằng, nội dung GDGT thì có thể bao gồm các vấn đề như:

- Giới của trẻ, ý nghĩa của thuộc tính này đối với cá nhân và đối với xã hội.

- Gia đình, các quan hệ trong gia đình và ý nghĩa của nó đối với trẻ, cũng như đối với tồn xã hội

- Trẻ ra đời và tính kế tục của các thế hệ - Đạo đức giới tính

- Vệ sinh giới tính

Học sinh KTTT VTN do đặc điểm hạn chế về trí tuệ, nhận thức, ngơn ngữ, kĩ năng và hành vi nên các em KTTT nặng hay trung bình hầu hết chỉ theo học tại các trường chuyên biệt. Nội dung học là chương trình của lớp mẫu giáo, lớp 1, 2, 3, 4 hay lớp 5 của Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn chung cho các em học sinh tiểu học bình thường. Một số ít các em KTTT VTN dạng nhẹ có thể theo học hịa nhập tại các trường tiểu học (lớp 4, lớp 5) hoặc các trường Trung học cơ sở cũng. Như vậy, nếu các em theo học tại các trường chuyên biệt thì các em sẽ học các nội dung theo bộ Chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi (2010) ở chỉ số 27, 28, 29, 30 về GDGT cho trẻ [1]:

Chỉ số 27: Nói được một số thơng tin quan trọng về bản thân và gia đình có liên quan đến giới tính.

Chỉ số 28: Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân.

Chỉ số 29: Nói được khả năng và sở thích riêng về giới tính của bản thân

Chỉ số 30: Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích giới tính của bản thân Hoặc nếu các em học sinh KTTT VTN học chương trình sách giáo khoa lớp 1, 2, hay lớp 3 thì các em sẽ được học các nội dung GDGT được tích hợp vào các mơn học, cụ thể là : Tìm hiểu tên gọi đúng bộ phân trên cơ thể người; Phân biệt được sự khác nhau trên cơ thể người nam và người nữ - vùng riêng tư; Vệ sinh cơ thể - vệ sinh vùng riêng tư; Con được sinh ra từ đâu; Các giai đoạn chính trong chu kỳ của đời người; vai trị của từng giới; An tồn bản thân; Quy trình thực hiện khi đi thang máy; tìm sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết như thế nào; Phản ứng khi gặp người lạ; Tự bảo vệ bản thân khi bị xâm hại; kĩ năng ở nhà một mình; kĩ năng ứng xử trong giao tiếp.

Đối với các em học sinh KTTT VTN theo học chương trình sách giáo khoa lớp 4 và lớp 5, nội dung GDGT cũng được tích hợp vào các mơn học như Khoa học, đối với giai đoạn này, một số em bình thường có thể đã bắt đầu dậy thì, do đó các nội dung GDGT liên quan đến tuổi dậy thì được biên soạn như: Sự thay đổi sinh lí ở giai đoạn dậy thì của nam và nữ; thế nào gọi là kinh nguyệt, xuất tinh; sự thay đổi về mặt tâm lí ở tuổi dậy thì; Thế nào là thụ tinh, mang thai và sinh con; Vệ sinh kinh nguyệt; thủ dâm là gì và cách hạn chế; xúc cảm giới tính.

Học sinh KTTT VTN dạng nhẹ có thể theo học chung với các bạn bình thường tại các trường Trung học cơ sở thì mãi tới lớp 8 nội dung GDGT mới được đề cập tới với hàng loạt bài như : Cấu tạo cơ thể người; Tuyến sinh dục; Cơ quan sinh dục nam; Cơ quan sinh dục nữ; thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai; Cơ sở khoa học của biện pháp tránh thai; Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (Bệnh tình dục) - đại dịch AIDS - Thảm họa của loài người.

Qua những quan điểm trên, đồng thời dựa vào nội dung GDGT được Bộ Giáo dục tích hợp vào các mơn học, ta thấy nội dung GDGT xoay quanh các vấn đề về giới, hành vi cư xử, đạo đức giới tính, sức khỏe sinh sản và giới tính trong đời sống hơn nhân gia đình. Với điều kiện văn hóa, kinh tế và đối tượng nghiên cứu là học sinh KTTT VTN, người nghiên cứu nhận thấy: dù các em có theo học tại các trường chuyên biệt hay các trường hòa nhập, với độ lệch khá xa giữa tuổi đời của các em với tuổi trí tuệ, thì nội dung GDGT cho các em nên xoay quanh các vấn đề như: - Các bộ phận riêng tư trên cơ thể

- Sự thay đổi của cơ thể tuổi dậy thì - Vệ sinh cơ thể tuổi dậy thì

- Cư xử phù hợp với các mối quan hệ xung quanh - Phịng tránh xâm hại tình dục

- Các hoạt động tình dục

Như vậy, bằng nhiều hình thức khác nhau, tùy theo độ tuổi mà giáo viên sẽ hướng tới việc giáo dục cho các em học sinh KTTT VTN các nội dung GDGT cụ thể, nhằm giúp các em vượt qua được giai đoạn quan trọng này.

1.4.1.4. Ý nghĩa của GDGT

Nói về ý nghĩa của GDGT, trước hết ta phải nói tới ý nghĩa to lớn đến việc phát triển tồn diện nhân cách khơng chỉ đối với các em học sinh mà cịn đối với cả các em khơng theo học tại các trường. Trong Điều 2 của Bộ luật giáo dục số 43/2019/QH4 ghi rất rõ: “Mục tiêu của giáo dục nhằm phát triển tồn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức cơng dân; có lịng u nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và dân chủ xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”. Chính những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách và sự đóng góp hiệu quả của con người đối với xã hội lại phụ thuộc vào đời sống giới tính của họ. Bởi vì nếu thiếu hiểu biết về kiến thức giới tính, về đời sống tính dục, về hơn nhân, gia đình, làm cho con người dễ mắc vào vịng tội lỗi, dẫn đến gia đình khơng hạnh phúc, xã hội khơng phát triển [22,164]. Theo IU.I.Kusniruk và A.P.Serbakov “Chính việc thiếu kiến thức về những vấn đề này (giới tính và đời sống gia đình) cũng giống như một tình trạng dốt nát khác, lại là điều nguy hiểm và có phương hại đến tâm lí đạo đức con người”. Như vậy GDGT góp phần quan trọng làm nhân cách phát triển toàn diện, xã hội phát triển lành mạnh.

Thứ hai, GDGT đáp ứng những quy luật phát triển về tâm lý, sinh lí cơ thể của thanh thiếu niên. Theo quy luật phát triển cơ thể người, đến tuổi dậy thì các em sẽ bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến vấn đề giới tính và tính dục và các em sẽ bắt đầu thể nghiệm tính dục chứ khơng chỉ dừng lại ở mức độ tị mị như giai đoạn trước đó nữa. Việc các em tự tìm đến những vấn đề giới tính là hiển nhiên. A.V.Petrovxki đã khẳng định rằng: “sự phát phục kích thích phát triển sự quan tâm đến giới khác, làm xuất hiện những cảm giác, tình cảm và rung cảm mới”[22,165]. Các nhà sinh lí học, y học và tâm lí học cũng đều thừa nhận là hoạt động sinh lí tính dục là hoạt động bình thường của một cơ thể khỏe mạnh, đó là nhu cầu cơ bản của con người. Mặt khác, với sự phát triển của xã hội, nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển sinh lí

của con người, các vấn đề về giới tính hay tính dục nếu khơng được giáo dục thì nguy cơ tệ nạn tràn lan, tội phạm vô số kể, đời sống hôn nhân mất phương hướng, thậm chí có thể có những đại dịch giết chết vô số người. Như vậy, GDGT phải được tiến hành để đáp ứng nhu cầu phát triển sinh lí của cơ thể, giúp con người biết kiểm sốt hành vi tính dục, cư xử đúng mực với các mối quan hệ xung quanh liên quan đến giới tính, duy trì hạnh phúc gia đình và tiết chế bản năng của bản thân. Hơn nữa, đời sống giới tính, yêu đương, quan hệ vợ chồng, gia đình cũng là vấn đề tất yếu của con người, và rất phức tạp mà khơng phải ai cũng biết, khơng có hoặc thiếu kiến thức giới tính sẽ khiến nhiều gia đình đau khổ, tan vỡ và để lại nhiều hậu quả to lớn vì khơng tháo gỡ được những vấn đề “khó nói”. Ngược lại, có kiến thức giới tính sẽ giúp các gia đình biết cách giải quyết tốt đẹp nhiều vấn đề tế nhị, cuộc sống gia đình hạnh phúc, nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và xã hội.

Thứ ba, GDGT có ý nghĩa lớn đối với giáo dục dân số và sự phát triển xã hội. Sự bùng nổ dân số quá mức đang là mối lo ngại của nhiều quốc gia. Mà sự bùng nổ này nhiều khi lại do thiếu hiểu biết về những kiến thức giới tính, hoặc do những quan niệm sai lầm về đời sống gia đình như nạn phải có “cả nếp lẫn tẻ”, lấy chồng lấy vợ sớm cho ơng bà có cháu bế, nhiều con cho đơng vui, nhiều con để sau này được nhờ vả,…..Việc GDGT sẽ giúp các cặp vợ chồng chủ động với việc sinh đẻ, hiểu được việc sinh vừa phải số con để giáo dục con cái tốt hơn, nhờ đó việc giáo dục dân số mới hiệu quả. Hơn nữa, GDGT cịn giúp các gia đình có chất lượng cuộc sống tốt hơn, hạnh phúc hơn, êm ấm hơn góp phần nâng cao đời sống văn hóa xã hội. Cá nhân hạnh phúc sẽ góp phần xây dựng xã hội phát triển. GDGT góp phần xây dựng một xã hội lành mạnh, tốt đẹp.

Thứ tư, GDGT có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm sinh lí, nhất là trong tình hình xã hội hiện nay. Tuổi dậy thì ngày càng thấp, nếu như trước kia là 14-16 tuổi, thậm chí có em 17-18 tuổi mới dậy thì thì ngày nay tuổi dậy thì lại thấp một cách báo động, có em mới 9-10 tuổi, thậm chí mới 8 tuổi đã dậy thì. Tuổi dậy thì sớm đã tạo ra một khoảng cách khá lớn giữa sự chín muồi sinh dục và sự trưởng thành về xã hội. Từ lúc dậy thì cho tới khi các em có thể độc lập kinh tế để có thể

kết hơn có thể lến tới hơn 10 năm. Trong khoảng thời gian ấy, các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn về các vấn đề liên quan đến mối quan hệ khác giới như tình bạn, tình yêu,..điều này đặt ra nhiều vấn đề để các nhà giáo dục và xã hội cần phải quan tâm và giải quyết. Dậy thì sớm có thể khiến các em có quan hệ tình dục sớm nhưng do thiếu hiểu biết kiến thức giới tính dẫn đến có thai ngồi ý muốn, nạo phá thai hoặc trở thành cha mẹ trẻ bất đắc dĩ. Việc mang thai quá sớm (13-14 tuổi) có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của chính bản thân các em, sức khỏe cho đứa trẻ ( dị tật, suy dinh dưỡng), chưa kể là có thể lây lan các bệnh đường tình dục ( như bệnh lậu, giang mai, HIV,..). Điều này gây khó khăn cho gia đình, xã hội. Dậy thì sớm cũng khiến các em yêu đương sớm và tan vỡ cũng sớm. Gần đây báo chí liên tục đưa tin các vụ giết người, tự tử hay cướp giật mà đối tượng là các em đang cịn lứa tuổi VTN. Nhiều em chỉ vì bị từ chối tình cảm cũng có thể cầm dao đâm chết người u, có em muốn quan hệ tình dục với bạn gái nhưng bị chống trả đã bất chấp cưỡng hiếp bạn gái mình đến chết. Khi mà xung năng tình dục các em cao lại khơng có

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ VỊ THÀNH NIÊN (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)