Biện pháp 1: GDGT cho học sinh KTTT vị thành niên thông qua các

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ VỊ THÀNH NIÊN (Trang 69 - 72)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Đề xuất một số biện pháp GDGT cho học sinh KTTT vị thành niên

3.2.1. Biện pháp 1: GDGT cho học sinh KTTT vị thành niên thông qua các

chơi

Mục tiêu và ý nghĩa

Học mà chơi, chơi mà học. Các em học sinh KTTT VTN với hạn chế về nhận thức, sự tập trung chú ý ngắn nên việc ngồi học và nghe giải thích có vẻ như ít hiệu quả với các em. Việc tổ chức những trò chơi phù hợp để học những nội dung GDGT sẽ giúp các em học nhanh hơn, hứng thú hơn và ghi nhớ tốt hơn.

Nội dung

+Phân biệt sự khác nhau giữa nam và nữ +Tuổi dậy thì và những thay đổi

+Vệ sinh tuổi dậy thì

+Cư xử đúng mực với người khác giới

- Thiết kế trị chơi có lồng ghép các nội dung GDGT phù hợp đặc điểm nhận thức của học sinh KTTT VTN, với mục tiêu, các bước chuẩn bị, nội dung và cách tiến hành cụ thể, để giáo viên dễ sử dụng. Dưới đây chúng tơi đề xuất một số trị chơi:

+Trị chơi 1: Em chọn gì? +Trị chơi 2: Sắp xếp cho đúng +Trị chơi 3: Bạn gái và bạn trai +Trị chơi 4: Bạn đang làm gì đó? +Trị chơi 5: Ai đúng? Ai sai?

- Các trò chơi này xoay quanh các nội dung GDGT cần dạy cho các em ở trên. Cụ thể là:

+Trò chơi 1: Em chọn gì? Sử dụng để dạy nội dung phân biệt sự khác nhau giữa nam/nữ (như cơ thể, trang phục, sở thích, hoạt động phù hợp,..)

+Trị chơi 2: Sắp xếp cho đúng. Dạy các em về nội dung vệ sinh tuổi dậy thì (tắm, gội, lăn nách)

+Trị chơi 3: Bạn gái và bạn trai. Dạy các em về các hiện tượng dậy thì của con trai/con gái.

+Trị chơi 4: Bạn đang làm gì đó? Dạy các em gọi tên hành động thủ dâm, nơi nào được phép và không được phép thực hiện.

+Trò chơi 5: Ai đúng? Ai sai? Dạy các em về nội dung cư xử đúng mực với người khác giới.

- Các trò chơi phải được chọn lọc và thiết kế phù hợp với đặc điểm nhận thức, tâm lí của các em học sinh KTTT VTN.

- Trị chơi có thể chỉ chơi cá nhân, chơi cặp hoặc chơi nhóm để tăng tính tương tác, hứng thú của các em.

Cách tiến hành

- Sau khi thiết kế được trò chơi đã lồng ghép nội dung cần GDGT, với mục tiêu cụ thể và hướng dẫn chi tiết từng bước trong trò chơi, giáo viên sẽ tổ chức cho các em chơi.

- Giáo viên nêu luật chơi, hoặc giáo viên có thể vửa giải thích cách chơi vừa làm mẫu để các em nắm bắt cách chơi tốt hơn.

- Tiến hành cho các em chơi, hỗ trợ bằng lời hoặc hành động nếu các em gặp khó khăn khi chơi.

- Quan sát các em chơi và ghi chép lại.

- Đánh giá mức độ hiểu nội dung GDGT mà giáo viên lồng ghép trong trị chơi thơng qua việc hỏi lại các nội dung đó để các em trả lời .

Chẳng hạn :Trị chơi 1: Em chọn gì?

a. Mục tiêu:

- Học sinh nhận biết được mình là con trai hay con gái bằng cách trả lời hoặc lấy đúng hình thẻ .

- Chọn được các thẻ hình trang phục phù hợp với giới tính của bản thân. - Chọn được hình hoạt động phù hợp với giới tính của bản thân.

- Chọn và tham gia các hoạt động phù hợp với bản thân b. Chuẩn bị

- Hình : con trai, con gái, hình quần áo, giày dép, mắt kiếng, nón,…hình một số hoạt động (chơi bóng rổ, chạy bộ, bóng bàn, tập võ, trang điểm, làm nail, chơi búp bê,…).

- Hình chụp học sinh và hình của 1 bạn khác giới trong lớp.

- Một bìa cứng khổ A3 có vẽ hình cái tủ quần áo với các miếng gai dán phía bên ngồi. Phía dưới hình cái tủ là các miếng gai dán sẵn các hình để học sinh chọn c. Cách tiến hành

- Giới thiệu tên trò chơi và phổ biến luật chơi

- Giáo viên đưa hình của học sinh và hình của một em học sinh khác trong lớp rồi hỏi để học sinh chọn đúng hình của mình. Sau đó dán váo phía góc của tấm bìa A3

- Giáo viên hỏi : …là con trai hay con gái ? Học sinh trả lời (đối với em có thể nói được) hay lấy đúng hình kí hiệu giới tính ( đối với học sinh khơng có ngơn ngữ lời nói)

- Giáo viên sẽ yêu cầu học sinh chọn trang phục phù hợp với giới tính của bản thân và gắn vào miếng dán chỗ tủ. Có thể hỗ trợ bằng cách hỏi “ áo của con đâu? Quần của con đâu? con mặc gì?….”

- Giáo viên hỏi : “ con sẽ chơi gì?” để học sinh chọn hình hoạt động.

d. Kết thúc : Giáo viên kết luận lại: .…. là con trai/con gái. Con mặc …….Con chơi…………

Điều kiện thực hiện:

Để phát huy được ý nghĩa cũng như tác dụng của biện pháp này, giáo viên cần tạo hứng thú cho học sinh, khuyến khích các em tham gia, hỗ trợ nếu học sinh chưa làm được. Luôn bám sát nội dung GDGT để phổ biến từng hoạt động trong trò chơi. Tùy khả năng của từng học sinh mà đưa ra yêu cầu đơn giản hay khó trong từng hoạt động, đảm bảo học sinh thực hiện được.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ VỊ THÀNH NIÊN (Trang 69 - 72)