Biện pháp 3: Sử dụng câu chuyện xã hội để GDGT cho học sinh KTTT

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ VỊ THÀNH NIÊN (Trang 74 - 77)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Đề xuất một số biện pháp GDGT cho học sinh KTTT vị thành niên

3.2.3. Biện pháp 3: Sử dụng câu chuyện xã hội để GDGT cho học sinh KTTT

thành niên

Mục tiêu và ý nghĩa

Các em học sinh KTTT VTN gặp khó khăn trong việc hiểu cảm xúc, suy nghĩ, dự định của người khác,do đó dẫn đến việc các em có những hành vi giới tính, cách cư xử không phù hợp. Sử dụng câu chuyện xã hội với hình thức cấu trúc cố định sẽ giúp các em có những cách tiếp cận gần nhất với các tình huống xã hội, học được một số kĩ năng, nhất là các kĩ năng xã hội, đồng thời các em cũng có thể thực hành các kỹ năng này một cách thường xuyên.

Nội dung

Chủ đề của các câu chuyện xã hội thường đa dạng và có tính cá thể hóa như bản thân các em là đối tượng của những câu chuyện này, do đó nội dung câu chuyện xã hội thường xoay quanh việc giải quyết các vấn đề của chính các em. Có thể đó là

những khó khăn trong việc diễn tả cảm xúc của bản thân dẫn đến những hành vi cư xử không phù hợp, hay việc báo trước một nội dung nào đó cần các em làm quen và thích nghi, cũng có lúc lại là cách xử lí một tình huống cụ thể nào đó mà các em chưa biết, hoặc dạy cho các em làm quen với một quy tắc xã hội nào đó. Mặt khác, câu chuyện xã hội cũng giúp các em củng cố những hành vi và kĩ năng tốt bằng việc ghi nhận những gì các em có thể làm được mà không gặp trở ngại nào.

Một số CCXH có nội dung GDGT giáo viên có thể sử dụng như: Câu chuyện 1: Tôi là con trai

Câu chuyện 2: Tôi là người sạch sẽ Câu chuyện 3: Tại sao tội bị ướt quần Câu chuyện 4: Thủ dâm là gì?

Câu chuyện 5: Em bé từ đâu tới?

Câu chuyện 6: Học cách cư xử đúng mực Câu chuyện 7: Vùng riêng tư của tôi

Câu chuyện 8: Vùng riêng tư của người khác  Cách tiến hành

- Giáo viên liệt kê những nội dung GDGT cần dạy trẻ. Sau đó xây dựng và viết thành câu chuyện xã hội. Cấu trúc câu chuyện xã hội bao gồm 3 phần: 1) Mở đầu: Giới thiệu những gì cần làm; 2) Phần thân: Tại sao phải làm như vậy; 3) Kết thúc: Những hành vi được mong đợi. Khi viết câu chuyện xã hội, có 4 loại câu thường hay được sử dụng đó là : câu miêu tả, nhận định, khẳng định và chỉ dẫn. Mỗi loại câu có một vai trị khác nhau, được dùng trong câu chuyện xã hội với một số lần xuất hiện cụ thể gọi là tỷ lệ giữa các loại câu trong câu chuyện xã hội. Mỗi loại câu có vai trị và mối quan hệ với hiệu quả chung của câu chuyện khác nhau, hiểu được điều này sẽ giúp giáo viên viết được câu chuyện xã hội có tác dụng hiệu quả trong việc giáo dục các em.

- Chẳng hạn để dạy nội dung phân biệt sự khác nhau giữa con trai/con gái, giáo viên sử dụng CCXH “Tôi là con trai” để dạy.

Tôi tên là …………. Tôi là Tơi có .Năm tơi ……………tuổi.

Tơi đã dậy thì. Tơi có Nên hằng ngày tơi phải mặc để bảo vệ của tôi. Buổi sáng tôi mặc đồng phục để đến

trường. Chiều về, tơi có thể mặc , áo và đội . Khi

nào đi chơi tơi có thể mặc hay .Tơi có thể

mang , hoặc

hoặc . Tơi có thể chơi các mơn thể thao ,

, hay để cơ thể khỏe mạnh.Vì tơi là

- Giáo viên ghép tên của học sinh vào để kể, vừa kể vừa chỉ vào hình trong CCXH để các em dễ hiểu và ghi nhớ, có thể nhả từ để các em nói vuốt theo.

- Sau khi đọc, giáo viên nên hỏi các em những nội dung GDGT trong CCXH như: Con trai có gì? Con trai phải mặc quần áo như thế nào? Con trai chơi những môn thể thao nào?.….

- Mỗi CCXH có thể kể nhiều lần

- Sau khi các em học được một kĩ năng hoặc cách giải quyết tình huống nào đó thơng qua câu chuyện xã hội, giáo viên và phụ huynh nên tận dụng các tình huống thực tế (giống trong câu chuyện xã hội) để các em thực hành xử lí và giải quyết. Như khi lấy đồ để thay, các em lấy đúng không? Khi xuống sân chơi, các em chơi những môn thể thao nào?

Điều kiện thực hiện:

Giáo viên phải xây dựng CCXH với từ ngữ đơn giản, dễ hiểu và phải có vấn đề của học sinh cần GDGT trong đó, tránh nói câu từ khó hiểu, và q dài. Nên thiết kế có hình ảnh kèm để các em thích thú và dễ hiểu hơn.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ VỊ THÀNH NIÊN (Trang 74 - 77)