Khái niệm KTTT và phân loại mức độ KTTT

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ VỊ THÀNH NIÊN (Trang 29 - 31)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.3. Lí luận về trẻ KTTT

1.3.1. Khái niệm KTTT và phân loại mức độ KTTT

Ở Việt nam cũng như trước đây trên thế giới Hiệp Hội Chậm phát triển Hoa Kỳ thường dũng thuật ngữ Chậm phát triển trí tuệ - mental deficiency (The American Association on Mental Deficiency : AAMD -1867). Đến năm 1987 được đổi tên thành Hiệp hội chậm phát triển trí tuệ Hoa Kỳ - AAMR ( the American Association

on Mental retardatio) nhưng vẫn sử dụng thuật ngữ Chậm phát triển trí tuệ, mãi đến năm 2006 chính thức đổi tên thành Hiệp hội khuyết tật trí tuệ và phát triển Hoa Kỳ (the American Association on Intellectual and Developmental Disabilities) và bắt đầu sử dụng thuật ngữ Khuyết tật trí tuệ.

Ngay từ những năm đầu của thế kỉ XX vấn đề nghiên cứu về trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT) đã được nhiều nhà khoa học là các bác sĩ, các nhà tâm lí học, các nhà giáo dục học, sinh dục học, giải phẫu học,....quan tâm. Cụ thể là Anfred Binet và Theodore Simon là những người đầu tiên phát minh ra trắc nghiệm chỉ số trí tuệ. Họ cho rằng KTT là những người có chỉ số trí tuệ dưới 70 [35,7].

Năm 1954 nhà tâm lý học người Mỹ lại cho rằng: KTTT là người khơng có khả năng điều khiển bản thân và xử lí các vấn đề của riêng mình, hoặc phải được dạy mới biết làm, họ có nhu cầu về sự giám sát, kiểm sốt, chăm sóc cho sức khỏe của bản thân mình và cần đến sự chăm sóc của cộng đồng. [35,7]

Năm 1996, theo Luria thì: “Trẻ KTTT là trẻ mắc phải bệnh về não rất nặng từ khi còn trong bào thai hoặc trong những năm tháng đầu đời. Bệnh này cản trở sự phát triển của não, do vậy nó gây ra những sự phát triển khơng bình thường về tinh thần...Trẻ KTTT dễ dàng được nhận ra do khả năng lĩnh hội ý tưởng và khả năng tiếp nhận thực tế bị hạn chế” [35,7]

Theo DSM -IV (Sổ tay chẩn đoán và thống kê những rối nhiễu tâm thần IV), KTTT là : Trí tuệ dưới mức trung bình kèm thêm khiếm khuyết về hành vi thích ứng: trong giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại gia đình, các kỹ năng xã hội liên quan đến cá nhân, sử dụng các phương tiện trong công cộng, tự định hướng, kỹ năng học đường, làm việc, giải trí sức khỏe, an toàn.

Theo Hiệp Hội khuyết tật Mỹ (AAMR): KTTT là tình trạng đặc biệt về chức năng bắt đầu xuất hiện từ khi còn nhỏ và được biểu hiện bởi sự hạn chế về trí tuệ và khả năng thích ứng bao gồm: trí tuệ dưới mức trung bình, hạn chế về hai hoặc nhiều hơn những lĩnh vực kỹ năng thích ứng và xuất hiện trước 18 tuổi.

Như vậy, có rất nhiều khái niệm về KTTT, trong đề tài này, người nghiên cứu tạm sử dụng khái niệm của Nguyễn Thị Hồng Yến: “KTTT là một dạng tật có đặc

điểm là bị hạn chế đáng kể trong việc tiếp thu, hạn chế về khả năng thực hiện chức năng trí tuệ của một cá nhân so với các thành viên khác trong xã hội, khó khăn trong các kĩ năng thích nghi thực tế. Điều này làm cho cá nhân KTTT khó khăn trong việc hồn thành các cơng việc trí óc và các hoạt động khác tương ứng với lứa tuổi hoặc gặp nhiếu khó khăn, hạn chế trong thích nghi xã hội” [35,8]

Nói tóm lại, KTTT là hạn chế về trí tuệ và nhận thức, đồng thời kém thích nghi với xã hội.

Theo DSM -IV, KTTT được chia thành 4 mức độ: - KTTT nhẹ: Chỉ số trí tuệ từ 50-55 đến 70

- KTTT trung bình: Chỉ số trí tuệ từ 35 -40 đến 50-55 - KTTT nặng: chỉ số trí tuệ từ 20-25 đến 35-40

- KTTT rất nặng: Chỉ số trí tuệ dưới 20 hoặc 25

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ VỊ THÀNH NIÊN (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)