Biện pháp 4: Tổ chức các buổi tập huấn kiến thức, phương pháp GDGT

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ VỊ THÀNH NIÊN (Trang 77 - 79)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Đề xuất một số biện pháp GDGT cho học sinh KTTT vị thành niên

3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức các buổi tập huấn kiến thức, phương pháp GDGT

cho phụ huynh

Mục tiêu và ý nghĩa:

Khơng thể phủ nhận vai trị của phụ huynh trong việc GDGT cho các em học sinh KTTT VTN, bởi vì sau khi hết tuổi học ở trường chuyên biệt hay tại các trung tâm (16-18 tuổi) các em sẽ về lại gia đình, sẽ sống và sinh hoạt cả ngày với những người trong gia đình. Trong khi đó các em vẫn đang cịn ở tuổi VTN, vẫn cịn có những khủng hoảng về tâm sinh lí, những khó khăn về hành vi cho dù nhận thức hay kĩ năng của các em có tốt hay cịn hạn chế. Vì vậy việc cung cấp những kiến thức cũng như những phương pháp giúp phụ huynh GDGT cho các em tại nhà là rất quan trọng và cần thiết. Phụ huynh sẽ là người đồng hành và có trách nhiệm suốt cuộc đời các em nên nếu nếu phụ huynh có kiến thức, kĩ năng và phương pháp với tình yêu và sự kiên nhẫn sẽ giúp các em có nhiều cơ hội để thể hiện và phát triển.  Nội dung:

- Chuẩn bị những kiến thức cần GDGT cho các em học sinh KTTT VTN, bao gồm: tài liệu, hình ảnh, phim,...thơng qua các hướng dẫn giải thích bằng lời hay làm mẫu:

+Hành trang cần chuẩn bị cho con trước khi bước vào tuổi dậy thì. +Tuổi dậy thì và những thay đổi của con cha mẹ cần biết.

+Vệ sinh tuổi dậy thì

+Những hành vi cư xử đúng mực +Hành vi giới tính và cách xử lí

+Hoạt động hỗ trợ con tại nhà của cha mẹ  Cách tiến hành:

- Giáo viên và CBQL lập danh sách phụ huynh các em học sinh KTTT VTN (từ 10 đến 19 tuổi) và gửi thư mời.

- Chuẩn bị nội dung và các phương tiện, công cụ hỗ trợ ( máy chiếu, tài liệu, hình ảnh, hình nộm, búp bê,…), và phiếu hỏi phụ huynh

- Nói rõ mục đích của buổi tập huấn để phụ huynh biết được tầm quan trọng. Phát phiếu hỏi yêu cầu phụ huynh ghi lại những hành vi giới tính của con mình và cách xử lí của phụ huynh khi thấy các em có những hành vi đó. - Với mỗi nội dung tập huấn cần trình bày rõ ràng, chi tiết, cụ thể. Tránh nói

“ né” để phụ huynh hiểu.

- Tạo cuộc trao đổi giữa người tập huấn với phụ huynh bằng cách đặt ra những câu hỏi để phụ huynh trả lời, từ đó người tập huấn có cái nhìn tổng quan về nhận thức của phụ huynh về vấn đề GDGT.

- Sau buổi tập huấn nên nhấn mạnh lại vai trò của việc GDGT cho các em tại nhà với sự hướng dẫn, giám sát của phụ huynh cùng với sự phối hợp, hỗ trợ của giáo viên và nhà trường.

 Điều kiện thực hiện:

Việc tập tuấn cho phụ huynh địi hỏi giáo viên phải có kiến thức đúng và đủ về GDGT.

Hiểu được mong muốn, nguyện vọng của phụ huynh cũng như những áp lực, khó khăn mà phụ huynh phỉ đối mặt với những hành vi của con em họ. Phải có thái độ thơng cảm, kiên nhẫn giải thích, hỗ trợ phụ huynh.

Ln luôn tạo được cấu nối với phụ huynh, tạo được lòng tin để phụ huynh sẵn sàng mở lòng, chia sẻ với giáo viên.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ VỊ THÀNH NIÊN (Trang 77 - 79)