Thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên và phụ huynh về GDGT

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ VỊ THÀNH NIÊN (Trang 52 - 58)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Kết quả nghiên cứu

2.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên và phụ huynh về GDGT

học sinh KTTT vị thành niên.

Chúng tôi khảo sát 94 GV và 16 CBQL, kết quả thu được 110 phiếu, trong đó có 106 phiếu hợp lệ và 4 phiếu khơng hợp lệ. Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng sau:

Bảng 2.2. Mức độ cần thiết của việc GDGT cho học sinh KTTT VTN

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Điểm trung bình ( ĐTB)

Độ lệch chuẩn

SL % SL % SL %

Bảng 2.3. Tổ chức GDGT cho học sinh KTTT VTN tại các trường chuyên biệt

Đã từng tổ chức nhưng hiện giờ thì khơng

Chưa bao giờ tổ chức

Hiện nay đang tổ chức ĐTB ĐL C SL % SL % SL % 1,4 0,8 21 19,8% 0 0% 85 80,2%

Nhìn vào 2 bảng trên ta thấy, hầu hết tất cả GV và CBQL đều cho rằng việc GDGT cho học sinh KTTT là rất cần thiết và các trường hiện đang tổ chức việc GDGT cho các em. Tuy nhiên, một số trường hiện nay không thực hiện việc GDGT nữa. Qua trao đổi trực tiếp với một số GV và CBQL, họ trả lời rằng do thiếu GV có kiến thức cũng như kinh nghiệm nên không đưa nội dung GDGT vào chương trình dạy. Ngồi ra GV cũng khơng có thời gian để tổ chức các hoạt động GDGT cho các em.

Qua việc khảo sát và phỏng vấn nhóm 30 phụ huynh có con KTTT VTN, hầu hết các phụ huynh đều quan tâm đến vấn đề GDGT cho con của mình. Nhiều phụ huynh than phiền rằng các em có một số hành vi giới tính khiến phụ huynh phải lo ngại và mắc cỡ, kể cả các em đã dậy thì và chưa dậy thì. Quan trọng là phụ huynh khơng biết cách xử lí các hành vi đó mà chỉ dừng lại ở việc la mắng hoặc cấm đoán hay đánh lạc hướng sự quan tâm của các em.

Bảng 2.4. Giáo viên và CBQL được cung cấp kiến thức và kĩ năng về GDGT cho học sinh KTTT VTN

Mức độ Số lượng %

Rất thường xuyên 23 14.4%

Thường xun 31 29,2%

Khơng thường xun 52 56,4%

Bảng 2.5. Hình thức cung cấp kiến thức và kĩ năng GDGT học sinh KTTT VTN cho giáo viên và CBQL

STT Hình thức

Rất thường

xuyên Thường xun

Khơng thường xun

SL % SL % SL %

1 Học tập chính khóa 4 3,7% 15 14,1% 87 82,2%

2 Chuyên đề/hội thảo 10 9,4% 18 17% 78 73,6%

3 Tự tìm hiểu trên mạng/facebook

45 42,5% 37 34,9% 24 22,6%

4 Tự tìm và đọc tham khảo tài liệu/sách/tạp chí/cẩm nang

36 34% 45 42,4% 25 23,6%

Ở bảng 2.4, mặc dù 54 giáo viên và CBQL trả lời rất thường xuyên và thường xuyên được cung cấp kiến thức và kĩ năng về GDGT cho học sinh KTTT VTN, nhưng ở bảng 2.5 cho thấy chỉ có 17,8% giáo viên và CBQL trả lời kiến thức đó được cung cấp bởi học chính khóa thường xun hàng năm, 26,4% giáo viên và CBQL trả lời kiến thức được cung cấp bởi các buổi học chuyên đề hay hội thảo do giáo viên trong trường tự lên theo kiểu giáo viên có kinh nghiệm truyền lại cho giáo viên chưa biết gì hoặc cịn ít kinh nghiệm. Hoặc giáo viên và CBQL sẽ tham dự các buổi chuyên đề do hội phụ nữ hay đoàn thanh niên của quận tổ chức nhằm tuyên truyền về thực trạng xâm hại tình dục trẻ em trong địa bàn các quận huyện của thành phố. Thực tế qua việc tìm hiểu và nói chuyện, giáo viên và CBQL chưa hiểu đào tạo chính khóa là như thế nào, hầu hết đều cho rằng việc tham gia buổi hội thảo, buổi chia sẻ kinh nghiệm của một người, một nhóm người thì gọi là học tập chính khóa. Thực tế, học tập chính khóa là việc được đào tạo bài bản theo một chương trình học tập chính thức và bắt buộc, nội dung chương trình học này sau khi soạn thảo phải có sự kiểm duyệt và quản lí chặt chẽ của các ban ngành chức năng liên

quan. Trong khi đó, thực tế thì chưa có một chương trình GDGT nào chính thức được biên soạn để giảng dạy cho các cấp học nói chung và cho học sinh KTTT nói riêng. Như vậy, vì chưa có tài liệu được soạn riêng cho việc GDGT các em học sinh KTTT VTN ở các trường chuyên biệt, nên hầu hết giáo viên và CBQL đều tự tìm kiến thức GDGT từ các nguồn khác nhau để dạy các em, có khi là tài liệu trên mạng, tài liệu từ các cuốn cẩm nang của các bác sĩ hay trong những quyển truyện tranh thiếu nhi có nội dung GDGT được lồng ghép trong đó.

Bảng 2.6. Nội dung GDGT cần dạy cho học sinh KTTT VTN

ST T Nội dung Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL %

1 Phân biệt sự khác nhau giữa nam và nữ

79 74,5% 27 25,5% 0 0% 2 Sự biến đổi của cơ thể ở tuổi dậy

thì

71 67% 35 33% 0 0%

3 Vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì 81 76,4% 25 23,6% 0 0% 4 Kĩ năng ứng xử phù hợp với người

khác giới

80 75,5% 24 22,6% 2 1,9%

5 Những hành vi xâm hại tình dục 80 75,5% 26 24,5% 0 0%

6 Tình dục an tồn 63 59,4% 33 31,1% 10 9,5%

Nhìn vào bảng trên ta thấy hầu hết tất cả các nội dung GDGT đều được giáo viên và CBQL trả lời là cần thiết hoặc rất cần thiết để GDGT cho các em học sinh KTTT VTN. 100% người làm phiếu đồng ý rằng vấn đề vệ sinh cơ thể tuổi dậy thì, kĩ năng ứng xử với người khác và xâm hại tình dục là cần thiết nhất. Nhiều giáo viên kể rằng, các em tuy lớn về tuổi tác song có khi vấn đề tự tắm rửa, vệ sinh vẫn cần giáo viên phải giúp hoặc nhắc nhở từng bước một. Hay nhiều em cứ thích là ơm bạn khác giới hoặc ơm cơ, nhiều lúc cịn ơm ghì chặt khiến các bạn và các cơ rất khó chịu, thậm chí có em trai cịn lựa bạn gái hoặc cơ giáo đẹp để ôm và đi theo nữa.

Vì tuổi trí tuệ thấp, cộng thêm việc kiểm sốt hành vi hạn chế nên nhiều em cịn sờ cả BPSD của bạn trong lớp, có những em bị người quen ơm ấp sờ chạm nhiều lần nhưng lại tỏ ra thích thú và địi được làm tiếp vì thấy thích. Vấn đề tình dục an tồn, chỉ 9,5% số giáo viên cho là khơng cần thiết vì các em chắc khơng kết hơn nên không cần dạy. Tuy nhiên, giáo viên vẫn tán thành quan điểm nên dạy nội dung này cho các em vì các em vẫn có nhu cầu tình dục, việc dạy cho các em biết được và không được thực hiện những hành vi nào, thực hiện ở đâu là điều cần thiết để giúp các em vừa có thể giải tỏa, vừa an tồn và kín đáo.

Bảng 2.7. Vai trị của GDGT cho các em học sinh KTTT VTN

ST T

Vai trị Đồng ý Khơng đồng

ý

SL % SL %

1 Trang bị kiến thức, kĩ năng về giới tính 106 100% 0 0% 2 Trang bị kĩ năng tự chăm sóc bản thân 102 96,2% 4 0,8% 3 Hạn chế hành vi giới tính khơng mong

muốn

106 100% 0 0%

4 Hạn chế bị lạm dụng/xâm hại tình dục và phá thai ngồi ý muốn

106 100% 0 0%

Bảng 2.8. Khó khăn giáo viên và CBQL gặp phải khi GDGT cho học sinh KTTT VTN ST T Những khó khăn Đồng ý Không đồng ý SL % SL % 1

Nhận thức chậm (học trước quên sau, học vẹt, không biết ứng dụng trong cuộc sống,…)

89 84% 17 16%

2 Hành vi của học sinh ( tấn công người khác, tự xâm hại bản thân, chơi tay,

lắc đầu liên tục, ngồi ù lì một chỗ,...)

3 Thiếu kiến thức về giới tính 62 58,5% 44 41,5% 4 Cha mẹ sợ “ Vẽ đường cho hươu

chạy”

55 51,9% 51 48,1%

5

Cha mẹ cho rằng khơng cần thiết GDGT vì cho rằng từ từ các em sẽ biết.

35 33% 71 67%

6 Cha mẹ khơng có/thiếu kiến thức về giới tính nên khơng GDGT tại nhà

52 49% 54 51%

7 Cha mẹ cho rằng khơng cần thiết GDGT vì các em là trẻ khuyết tật.

21 19,8% 85 80,2%

8 Giáo viên thiếu tài liệu chính thống 57 53,8% 49 46,2% 9 Giáo viên khơng có thời gian do phải

dạy nhiều mơn học khác nhau

31 29,2% 75 70,8%

10

Các trường chuyên biệt còn hạn chế về kinh phí, cơ sở vật chất ( phịng ốc, đồ dùng , mơ hình, tranh ảnh,…)

54 51% 52 49%

11 GDGT là vấn đề nhạy cảm nên khó dạy cho học sinh.

37 34,9% 69 65,1%

Bảng 2.7 cho ta thầy, hầu hết tất cả giáo viên và CBQL đều đồng ý với những vai trò mà việc GDGT đối với học sinh KTTT VTN. Tuy nhiên, nhìn vào bảng 2.8, ta thấy có rất nhiều khó khăn mà giáo viên và CBQL gặp phải khi GDGT cho học sinh KTTT VTN. Trong đó, nhận thức và hành vi của các em được giáo viên đánh giá là khó khăn lớn nhất với 84% và 85,8%. Nhận thức hạn chế, lâu nhớ nhưng mau quên, có khi một nội dung dạy đi dạy lại cả tháng các em mới nhớ. Những em trí tuệ khá nhận thức tốt hơn nếu kèm theo các vấn đề về hành vi cũng khiến giáo viên rất mệt theo kiểu “cố tình làm để chống đối lại giáo viên”. Những em KTTT trung bình hay nhẹ thường rơi vào các em hội chứng tự kỉ hay tăng động kém chú ý, do đó việc

giải thích để các em hiểu khơng hề đơn giản chút nào. Chưa kể, hầu hết việc GDGT đều chỉ được thực hiện ở trên lớp và do giáo viên thực hiện. Khi được hỏi “Tại sao phụ huynh lại khơng dạy cho các em?” thì nhiều giáo viên đã trả lời rằng các em học sinh trên lớp nghe lời các cơ hơn, cịn ở nhà phụ huynh dạy khơng nghe, thậm chí có em cịn tấn cơng lại. Rõ ràng hiểu vai trò của GDGT cho các em, nhưng khi bắt tay vào thực hiện sẽ có vơ vàn những khó khăn: khó khăn ở chính bản thân các em, khó khăn ở giáo viên, ở nhà trường và cả phụ huynh. Để việc GDGT cho các em hiệu quả và thành công, không chỉ giáo viên và nhà trường nỗ lực, mà chính cả phụ huynh của các em cũng cần phải có kiến thức, phương pháp và phối hợp tốt.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ VỊ THÀNH NIÊN (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)