Khái quát khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ VỊ THÀNH NIÊN (Trang 50 - 52)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Khái quát khảo sát thực trạng

2.1.1. Vài nét về cơ sở giáo dục được khảo sát

Thành phố Hồ Chí Minh có 19 quận và 5 huyện, tại mỗi quận huyện đều có Trường chuyên biệt hay cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật công lập hoặc tư thục. Ngồi ra cịn có một số trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập.

Căn cứ vào điều kiện thực tế và giới hạn của đối tượng nghiên cứu, đề tài đã chọn tiến hành nghiên cứu thực trạng tại 6 trường chuyên biệt và 1 trung tâm hỗ trợ giáo dục hịa nhập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là : Trường chuyên biệt Tương Lai quận 1, Trường Chuyên biệt Thảo Điền quận 2, Trường Chuyên biệt Tương Lai quận 3, Trường Chuyên Biệt Bình Minh, Trường Chuyên Biệt Niềm Tin và Trung Tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hịa nhập quận Tân Bình. Các trường và trung tâm này đều thuộc trực quản lí của Sở Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh, với cơ sở vật chất khá tốt và đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên kinh nghiệm, tâm huyết với nghề. Với trình độ chun mơn, bồi dưỡng nghiệp vụ. Trong đó có Trường Chun Biệt Bình Minh và Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập quận Tân Bình có tới 2 cơ sở để dạy học.

2.1.2. Mục đích khảo sát

Khảo sát thực trạng GDGT, đánh giá theo các phương pháp khoa học, từ đó đề xuất một số biện pháp GDGT khả thi và có hiệu quả cho học sinh KTTT vị thành niên.

2.1.3. Đối tượng và thời gian khảo sát

2.1.3.1. Đối tượng khảo sát

Bảng 2.1. Đối tượng, số lượng khảo sát và mẫu phiếu khảo sát

STT Tên trường Số trẻ Số giáo viên Số CBQL

2 Trường CB Tương Lai Quận 3 72 10 3 3 Trường CB Niềm Tin ( Quận Phú Nhuận) 130 14 3 4 Trường CB Bình Minh ( Quận Tân Phú) 220 33 3 5 Trung tâm giáo dục hỗ trợ phát triển giáo dục

hịa nhập quận Tân Bình 164 21 3

Tổng cộng 706 94 16

2.1.3.2. Thời gian khảo sát

Thời gian thực hiện khảo sát nhóm GV và CBQL: Từ ngày 10/4/2019 đến 25/4/2019

2.1.4. Nội dung khảo sát và phương pháp khảo sát

2.1.4.1. Nội dung khảo sát

- Thực trạng nhận thức của CBQL và giáo viên về sự cần thiết GDGT cho học sinh KTTT VTN.

- Mức độ cần thiết của việc GDGT cho học sinh KTTT VTN.

- Thực trạng giáo viên được đào tạo chuyên môn về GDGT cho học sinh KTTT - Thực trạng khó khăn của giáo viên khi GDGT cho học sinh KTTT VTN. - Thực trạng việc sử dụng biện pháp GDGT cho học sinh KTTT VTN.

2.1.4.2. Phương pháp khảo sát

 Phương pháp điều tra

Sử dụng phiếu thăm dò ý kiến để :

- Khảo sát mức độ nhận thức của CBQL và giáo viên về GDGT cho học sinh KTTT VTN.

- Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng các biện pháp GDGT cho học sinh KTTT VTN.

- Tìm hiểu khó khăn của CBQL và GVMN khi tổ chức GDGT cho học sinh KTTT VTN.

- Khảo sát mức độ nhận thức giới tính và hành vi giới tính của học sinh KTTT VTN.

 Phương pháp quan sát dự giờ

- Quan sát, dự giờ quá trình giáo viên tổ chức GDGT và giờ sinh hoạt cá nhân nhằm đánh giá mức độ nhận thức giới tính và hành vi giới tính của học sinh KTTT VTN.

- Quan sát nội dung và biện pháp giáo viên sử dụng để GDGT cho học sinh KTTT VTN.

- Quan sát biểu hiện nhận thức và hành vi giới tính của học sinh KTTT VTN thông qua phiếu đánh giá dành cho giáo viên.

 Phương pháp nghiên cứu hồ sơ

Thu thập giáo án dạy tiết kĩ năng sống có hoạt động GDGT lồng ghép trong đó. Phân tích để kiểm chứng những biện pháp mà giáo viên sử dụng đề GDGT cho học sinh KTTT VTN.

 Phương pháp thống kê

Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lí kết quả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ VỊ THÀNH NIÊN (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)