Nhận thức về giới tính

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ VỊ THÀNH NIÊN (Trang 58 - 61)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Kết quả nghiên cứu

2.2.2.1. Nhận thức về giới tính

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức và hành vi giới tính của học sinh KTTT VTN, chúng tơi đã tiến hành quan sát hoạt động học tập, sinh hoạt một ngày của các em tại trường. Ngồi ra chúng tơi cịn sử dụng phiếu khảo sát dành cho giáo viên và phụ huynh về nhận thức GDGT của các em khi ở nhà và trên lớp .

Bảng 2.9. Nhận thức về giới tính của học sinh KTTT VTN ( dành cho giáo viên và CBQL) ST T Nội dung Tự thực hiện được Thực hiện được khi có sự trợ giúp Khơng thực hiện được khi có sự trợ giúp SL % SL % SL %

1 Nhận biết giới tính của bản thân là con trai hay con gái

57 53,8% 22 20,7% 27 25,5%

2

Chọn được trang phục phù hợp với giới tính của bản thân

36 34% 62 58,5 % 8 7,5%

phù hợp với giới tính của bản thân

4 Vệ sinh cơ thể tuổi dậy thì 22 20,7% 73 68,9% 11 10,4%

5

Biết hiện tượng mộng tinh/xuất tinh là của con trai. Có kinh nguyệt là của con gái

23 21,7% 52 49,1% 31 29,2%

6 Hiểu việc thủ dâm 20 18,9% 34 32,1% 52 49%

7 Biết cư xử đúng mực với bạn/người khác giới

36 34% 50 47,1% 20 18,9%

Theo kết quả ở bảng 2.9, ta thấy:

Nội dung 1: 53,8% giáo viên trả lời các em có thể tự nhận biết được giới tính của bản thân là trai hay gái, hoặc nhận biết được với sự gợi ý của giáo viên (hình ảnh, giải thích,…), tuy nhiên 25,5% trả lời các em khơng thể nhận biết mình là trai hay gái ngay cả khi được giáo viên trợ giúp. Các em không phân biệt được sự khác nhau cơ bản đó là BPSD hay những đặc điểm bên ngồi như trang phục, tóc, giày dép,…con số này rơi vào nhóm KTTT dạng nặng.

Nội dung 2: 34% giáo viên trả lời rằng hầu hết các em có thể tự chọn đúng trang phục để mặc mà không cần trợ giúp.58,5% thực hiện được với sự trợ giúp. Chỉ một số ít các em KTTT dạng nặng không phân biệt được đồ của nam và nữ, thậm chí cịn khơng lấy đúng đồ của mình nếu để chung đồ với các bạn trong lớp.

Nội dung 3: 63,2% giáo viên cho rằng các em có thể tự chọn được hoạt động phù hợp với giới tính của bản thân hoặc khi được giáo viên định hướng hay trợ giúp. Chẳng hạn như trong các hoạt động sinh hoạt, vui chơi hàng ngày ở trường, ở lớp, một số em trai sẽ chọn đá bóng hay chơi bóng rổ, một số em gái lại chọn chơi búp bê, trang điểm, người mẫu hay sơn móng tay,…nhưng con số các em có thể tự chọn hoạt động phù hợp không nhiều . Điều này hạn chế một phần do tuổi các em lớn, đồ

chơi ở lớp và ở trường không nhiều, hơn nữa các em cũng ít hứng thú hơn so với khi các em còn nhỏ. Các hoạt động trên lớp cũng diễn ra liên tục để tránh thời gian rảnh rỗi của các em nên giáo viên không quan sát được nhiều. Cũng theo các giáo viên, rất nhiều em thụ động, giáo viên phải gợi ý, thậm chí bắt phải hoạt động hay chơi thì mới chơi.

Nội dung 4:20,7% các em tự thực hiện được, 68,9% các em thực hiện được với sự trợ giúp và 10,4% giáo viên và CBQL trả lời các em không thể tự làm với sự nhắc nhở, trợ giúp của giáo viên. Qua thực tế trao đổi với một số giáo viên, họ cho rằng bản thân các em cũng không phân biệt được sạch sẽ hay dơ bẩn, ở nhà thì phụ huynh làm cho hết, trên lớp giáo viên lo dạy và tổ chức các hoạt động nên mặc dù rất kĩ lưỡng cũng khơng tránh khỏi việc có em lơi băng vệ sinh vứt ra lớp, hay có em đi vệ sinh xong nhưng không chùi rửa,…Tuy nhiên, số này hay rơi vào các em KTTT nặng hay rất nặng và hầu như cần sự hỗ trợ trong tất cả hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Nội dung 5: Có tới 29,2% giáo viên và CBQL trả lời các em không hiểu các hiện tượng mộng tinh/xuất tinh của con trai và kinh nguyệt của con gái. Họ cho rằng việc giải thích các khái niệm “khối cảm”, “hưng phấn”, “cương cứng” rất khó. Đa số giáo viên chỉ cung cấp theo kiểu dán nhãn : nằm ngủ nhưng khi thức dậy quần bị ướt gọi là mộng tinh, dương vật cứng lên và “chảy nước” gọi là xuất tinh. Hay với các em gái: mỗi tháng con sẽ “ra máu” một lần, và con phải dùng băng vệ sinh để khơng bị ướt quần. Hầu như giáo viên khó giải thích cặn kẽ, nên việc các em hiểu và phân biệt cũng chỉ mang tính tương đối đơn giản. Vì vậy, khi hỏi cặn kẽ các em cũng không thể trả lời hay giải thích được.

Nội dung 6: Có tới 49% giáo viên và CBQL trả lời các em không hiểu việc thủ dâm ngay cả khi đã được giải thích. Việc các em không hiểu hiện tượng thủ dâm dẫn đến việc các em thủ dâm bất kể ở đâu và bất cứ lúc nào. Đây cũng là hành vi mà rất nhiều các em học sinh KTTT VTN hiện đang có, nhất là đối với các em trai. Các em thực hiện theo kiểu bản năng nhưng lại không ý thức được việc nên và

khơng nên thực hiện ở đâu. Thậm chí nhiều em cũng khơng hiểu đó là hiện tượng thủ dâm, các em chỉ làm bởi bản năng và ham muốn, hồn tồn khơng ý thức.

Nội dung 7: 18,9% phiếu trả lời các em không hiểu và không biết cách cư xử phù hợp ngay cả khi được giải thích, nhắc nhở. Con số này thường rơi vào các em KTTT VTN trung bình hoặc nặng. Các em thường cư xử theo bản năng và hay có những hành vi như sờ, chạm, ơm, hơn,…với bạn/ người khác giới.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ VỊ THÀNH NIÊN (Trang 58 - 61)