Biện pháp GDGT cho học sinh KTTT vị thành niên

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ VỊ THÀNH NIÊN (Trang 45)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.4. Lí luận GDGT cho học sinh KTTT vị thành niên

1.4.2.3. Biện pháp GDGT cho học sinh KTTT vị thành niên

Từ cách hiểu về biện pháp và biện pháp GDGT ở trên, chúng tôi đưa ra khái niệm biện pháp GDGT cho học sinh KTTT VTN như sau:

Biện pháp GDGT cho học sinh KTTT VTN: Là tổ hợp những cách thức tổ chức cụ thể nhằm giải quyết nhiệm vụ GDGT, qua đó giúp các em nhận thức được giới tính, có thái độ và hành vi phù hợp với giới tính của mình.

Về cơ bản, các biện pháp GDGT cho học sinh KTTT VTN cũng dựa trên các phương pháp giáo dục căn bản của giáo dục như các phương pháp trực quan, dùng lời, thực hành, động viên khích lệ,...Tuy nhiên, do đặc điểm đặc trưng của học sinh

KTTT vị thành niên là chậm phát triển nhận thức nên các biện pháp được xây dựng phải cân nhắc, nhằm đảm bảo tính hiệu quả, sáng tạo, thu hút được sự quan tâm của các em, giúp các em có được kiến thức giới tính, hiểu và có hành vi giới tính phù hợp.

1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến GDGT cho học sinh vị thành niên

Như đã nói ở trên, GDGT cho học sinh KTTT VTN tuy là vấn đề cần thiết hiện nay và đang được quan tâm nhưng việc giáo dục này vẫn gặp rất nhiều khó khăn và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.

Thứ nhất về phía gia đình. Việc GDGT từ khi cịn nhỏ là nhiệm vụ khơng thể bỏ qua của các bậc phụ huynh. Thế nhưng trong nhiều cuộc khảo sát đã tiến hành, kết quả cho thấy chỉ có số ít các em VTN cho biết kiến thức về giới tính được cha mẹ giáo dục. Các bập phụ huynh luôn cho rằng vấn đề GDGT rất tế nhị nên thường tỏ ra ngượng ngùng khi nói chuyện tình dục với con cái, thậm chí rất nhiều phụ huynh cịn coi việc GDGT là trách nhiệm của thầy cơ và nhà trường,hoặc có người cịn quan niệm lớn lên kết hơn con sẽ tự biết nên khơng cần phải dạy sớm làm gì, hoặc có khi chính phụ huynh cũng không nắm rõ kiến thức về giới tính để diễn đạt cho con mình hiểu vì vậy mà có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra như con mắc bệnh thủ dâm, quan hệ tình dục trước tuổi trưởng thành, biến đổi giới tính,…Do các quan niệm sai lầm đó mà các bậc phụ huynh đã khơng ít lần đỏ mặt, la mắng hoặc phải đánh lạc hướng khi nghe con mình thắc mắc hay hỏi về các vấn đề liên quan đến giới tính. Vì cha mẹ khơng cung cấp kiến thức cho con, lại khơng thẳng thắn hay thoải mái nói chuyện nói con về kiến thức GDGT nên đương nhiên các em sẽ tự mày mị đi tìm trên internet hoặc qua bạn bè, mà nguồn kiến thức này chưa chắc đã chính xác.

Thứ hai, về phía nhà trường. Rõ ràng nhất là việc thiếu tài liệu và thiếu giáo viên được đào tạo về GDGT. Hiện nay các trường chưa có mơn học GDGT riêng cho các em học sinh lứa tuổi VTN theo từng độ tuổi mà chỉ dạy các em nội dung GDGT có trong một số bài của bộ mơn sinh học. Vì vậy lượng kiến thức ít, nửa vời, thiếu tính đa dạng, lại được dạy theo kiểu học để trả lài hay làm bài kiểm tra nên các

em cũng ít hứng thú. Hơn nữa, nội dung học cũng xa vời đối với các em, những cái các em cần học thì lại ít. Mặc dù khi được hỏi các em vẫn trả lời rằng GDGT là cần thiết nhưng các em lại khơng hứng thú với chương trình này tại trường. Nhiều giáo viên tiểu học tâm sự: “Hình như những người soạn nội dung giáo dục giới tính mang tư duy của cán bộ dân số chứ không phải trên nhu cầu, tâm lý lứa tuổi của học sinh”. Chẳng hạn sách yêu cầu học sinh lớp 5 phân biệt đâu là bào thai 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, 9 tháng tuổi. Hay ở bài “Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe?” đặt câu hỏi: “Phụ nữ có thai nên và khơng nên làm gì? Kèm với đáp án phải ăn uống đủ chất, phải đi khám thai định kỳ”. Những kiến thức này tuy cần cho các em sau này nhưng cái cần hiện tại cho các em thì chưa có. Chẳng hạn như: các mối quan hệ xung quanh của các em và cách cư xử phù hợp, bạn bè và tình u, kĩ năng vượt qua tuổi khủng hoảng,…thì lại ít được nhắc đến. Hay ở cấp Trung học cơ sở, mãi tới lớp 8 nội dung GDGT mới được dạy lồng ghép vào bộ mơn sinh học, trong khi trước đó những kiến thức này các em tị mị mà khơng biết hỏi ai nên nhiều em cũng đã tự mày mị tìm hiểu kiến thức trên mạng hay vào những trang web đen để “học” rồi , nên tuy nội dung có đa dạng hơn nhưng trước đó , nhưng vì đã biết hết thậm chí nhiều em cịn biết nhiều hơn trong các bài học nên khi các thầy cô dạy trên lớp các em thấy chán và rất thờ ơ. Hoặc tâm lý ngại ngùng của thầy cô khi giải đáp các thắc mắc của học sinh cũng là rào cản khiến các em không muốn hỏi. Hiện nay việc GDGT ở các trường hầu hết do giáo viên dạy môn sinh học dạy, nhiều giáo viên mới ra trường hay chưa kết hơn vẫn cịn tâm lý ngại ngùng khi các em hỏi những câu hỏi kiểu như “Làm thế nào để tinh trùng gặp được trứng?”, mặc dù các thầy cơ có đầy đủ kiến thức nhưng việc trình bày một vấn đề mà từ lâu chúng ta đã quan niệm là tế nhị này với các em học sinh là điều không dễ dàng, nhất là việc diễn đạt, lý giải một cách cụ thể, rõ ràng…thì nhiều thầy cô không làm được, nhiều em thấy các thầy cơ ngại ngùng thì lại càng cố tình hỏi những câu hỏi “khó” và cười rúc rích với nhau.

Những quy định kiểu cấm đoán tại các trường học cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc GDGT cho các em học sinh VTN. Nhiều trường có những quy định

kiểu như: học sinh nam và nữ không được yêu đương trong trường học, không được ngồi gần nhau (trong lớp và ghế đá ngoài sân trường), phải ngồi cách nhau với khoảng cách 1-2 gang tay, nếu nói chuyện thân mật sẽ bị giám thị và giáo viên gọi lên nhắc nhở khiển trách, học sinh nam và nữ khơng được gặp nhau riêng mà phải có từ ba người trở lên,…Những kiểu cấm đốn này khơng những khiến các em sợ mà còn cảm thấy ngột ngạt và thiếu tôn trọng. Nhà trường không hiểu được ý nghĩa của việc GDGT và việc định hướng cho các em vượt qua giai đoạn khủng hoảng này này một cách an toàn.

Thứ ba, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ cơng tin, khi tất cả những gì các em muốn biết chỉ cần có thiết bị kết nối mạng và vài cú nhấp chuột. Bên cạnh những thành tựu và mặt tích cực như có thể giúp các em học hỏi, tìm hiểu những kiến thức khoa học nằm ngồi phạm vi sách vở thì mặt tiêu cực của cơng nghệ thơng tin cũng khiến cho khơng ít cha mẹ, và các nhà giáo dục phải lao đao và bất lực khi kiểm sốt việc tìm kiếm những thơng tin, văn hóa phẩm đồi trụy. Vào một kênh bất kì, chúng ta khơng hiếm nhìn thấy những đoạn quảng cáo được chèn vào có nội dung liên quan đến những sản phẩm phục vụ cho việc quan hệ tình dục hoặc các loại game với hình ảnh các nhân vật ăn mặc kiểu gợi dục. Người lớn chúng ta cịn cảm thấy đỏ mặt và kích thích khi nhìn những hình ảnh đó, huống chi các em đang tuổi dậy thì, xung năng tình dục mạnh nhưng lại chưa có kinh nghiệm hay lý trí kiểm sốt cảm xúc, làm sao các em khơng thể nghĩ gì khi nhìn thấy những hình ảnh đó. Nhìn thấy rồi các em sẽ thấy tị mị và tự vào các đường linh của website đen để xem, xem nhiều thì sẽ nghiện và muốn thực hành kiểu giống nội dung đó. Đấy là lí do tại sao nhiều em tuổi VTN phạm tối hiếp dâm, xâm hại tình dục trẻ em. Có nhiều em mặc dù có sự đồng thuận của “bạn gái” nhưng vì bạn gái chưa đủ tuổi nên vơ tình các em vướng vào vịng lao lý, tù tội, đánh mất tương lai sáng. Không thể phủ nhận sự hiện đại và tiện lợi của những thiết bị cơng nghệ, nhưng khó khăn và thách thức đối với việc GDGT cho các em đang tuổi VTN của cha mẹ, nhà trường và xã hội cũng tỉ lệ thuận với nhau. Mà vấn đề này muốn giải quyêt sẽ cần phải có sự chung tay của nhiều ban ngành, cơ quan chức năng và đồn thể để có thể

vừa “vẽ đường cho hươu chạy” đúng hướng mà vẫn có thể GDGT cho các em hiệu quả để làm giảm các vấn đề tệ nạn đang nhức nhối của giới trẻ nói chung và VTN trong xã hội hiện nay.

Tiểu kết chương 1

Những nghiên cứu về giới tính và GDGT cho các em học sinh lứa tuổi VTN nói chung và các em học sinh KTTT VTN nói riêng đã và đang ngày càng được sự quan tâm chú ý của gia đình và xã hội. Ở nhiều nước châu Âu, châu Mỹ, việc GDGT cho các em KTTT dậy thì và sau dậy thì đã được tiến hành và đạt hiệu quả nhất định. Trong khi đó, tại Việt Nam, do chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Á Đơng, việc GDGT khơng chỉ cho các em học sinh bình thường mà cho cả các em KTTT lứa tuổi VTN tại các trường học mặc dù đã được nghiên cứu, thử nghiệm và tiến hành song hiệu quả lại chưa cao và cịn gặp nhiều khó khăn. Chỉ khi các vấn đề về xâm hại tình dục, nạo phá thai hay tội phạm tình dục vị thành niên ngày một gia tăng mới khiến các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ và xã hội vào cuộc. Song do chịu ảnh hưởng nặng nề của nền văn hóa Á Đơng nên khi bắt tay vào thực hiện các nội dung GDGT còn nhiều lúng túng và khó khăn, thậm chí cịn chưa có quy mơ và chương trình phổ thơng GDGT cho tất cả các em cùng độ tuổi trong cả nước ở mọi cấp học và mọi khu vực, vùng miền. Với một quốc gia đa văn hóa như Việt Nam, thì việc GDGT cịn gặp nhiều khó khăn hơn. Do đó, GDGT mới chỉ dừng lại ở mức căn bản mà chưa sâu và đa dạng để các em, nhất là các em dân tộc vùng sâu vùng xa, các em khuyết tật, các em gặp các vấn đề khó khăn về trí tuệ được tiếp cận và giáo dục tốt.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ VỊ THÀNH NIÊN

2.1. Khái quát khảo sát thực trạng

2.1.1. Vài nét về cơ sở giáo dục được khảo sát

Thành phố Hồ Chí Minh có 19 quận và 5 huyện, tại mỗi quận huyện đều có Trường chun biệt hay cơ sở ni dạy trẻ khuyết tật công lập hoặc tư thục. Ngồi ra cịn có một số trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập.

Căn cứ vào điều kiện thực tế và giới hạn của đối tượng nghiên cứu, đề tài đã chọn tiến hành nghiên cứu thực trạng tại 6 trường chuyên biệt và 1 trung tâm hỗ trợ giáo dục hịa nhập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là : Trường chuyên biệt Tương Lai quận 1, Trường Chuyên biệt Thảo Điền quận 2, Trường Chuyên biệt Tương Lai quận 3, Trường Chuyên Biệt Bình Minh, Trường Chuyên Biệt Niềm Tin và Trung Tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hịa nhập quận Tân Bình. Các trường và trung tâm này đều thuộc trực quản lí của Sở Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh, với cơ sở vật chất khá tốt và đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên kinh nghiệm, tâm huyết với nghề. Với trình độ chun mơn, bồi dưỡng nghiệp vụ. Trong đó có Trường Chun Biệt Bình Minh và Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hịa nhập quận Tân Bình có tới 2 cơ sở để dạy học.

2.1.2. Mục đích khảo sát

Khảo sát thực trạng GDGT, đánh giá theo các phương pháp khoa học, từ đó đề xuất một số biện pháp GDGT khả thi và có hiệu quả cho học sinh KTTT vị thành niên.

2.1.3. Đối tượng và thời gian khảo sát

2.1.3.1. Đối tượng khảo sát

Bảng 2.1. Đối tượng, số lượng khảo sát và mẫu phiếu khảo sát

STT Tên trường Số trẻ Số giáo viên Số CBQL

2 Trường CB Tương Lai Quận 3 72 10 3 3 Trường CB Niềm Tin ( Quận Phú Nhuận) 130 14 3 4 Trường CB Bình Minh ( Quận Tân Phú) 220 33 3 5 Trung tâm giáo dục hỗ trợ phát triển giáo dục

hịa nhập quận Tân Bình 164 21 3

Tổng cộng 706 94 16

2.1.3.2. Thời gian khảo sát

Thời gian thực hiện khảo sát nhóm GV và CBQL: Từ ngày 10/4/2019 đến 25/4/2019

2.1.4. Nội dung khảo sát và phương pháp khảo sát

2.1.4.1. Nội dung khảo sát

- Thực trạng nhận thức của CBQL và giáo viên về sự cần thiết GDGT cho học sinh KTTT VTN.

- Mức độ cần thiết của việc GDGT cho học sinh KTTT VTN.

- Thực trạng giáo viên được đào tạo chuyên mơn về GDGT cho học sinh KTTT - Thực trạng khó khăn của giáo viên khi GDGT cho học sinh KTTT VTN. - Thực trạng việc sử dụng biện pháp GDGT cho học sinh KTTT VTN.

2.1.4.2. Phương pháp khảo sát

 Phương pháp điều tra

Sử dụng phiếu thăm dò ý kiến để :

- Khảo sát mức độ nhận thức của CBQL và giáo viên về GDGT cho học sinh KTTT VTN.

- Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng các biện pháp GDGT cho học sinh KTTT VTN.

- Tìm hiểu khó khăn của CBQL và GVMN khi tổ chức GDGT cho học sinh KTTT VTN.

- Khảo sát mức độ nhận thức giới tính và hành vi giới tính của học sinh KTTT VTN.

 Phương pháp quan sát dự giờ

- Quan sát, dự giờ quá trình giáo viên tổ chức GDGT và giờ sinh hoạt cá nhân nhằm đánh giá mức độ nhận thức giới tính và hành vi giới tính của học sinh KTTT VTN.

- Quan sát nội dung và biện pháp giáo viên sử dụng để GDGT cho học sinh KTTT VTN.

- Quan sát biểu hiện nhận thức và hành vi giới tính của học sinh KTTT VTN thơng qua phiếu đánh giá dành cho giáo viên.

 Phương pháp nghiên cứu hồ sơ

Thu thập giáo án dạy tiết kĩ năng sống có hoạt động GDGT lồng ghép trong đó. Phân tích để kiểm chứng những biện pháp mà giáo viên sử dụng đề GDGT cho học sinh KTTT VTN.

 Phương pháp thống kê

Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lí kết quả nghiên cứu.

2.2. Kết quả nghiên cứu

2.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên và phụ huynh về GDGT chohọc sinh KTTT vị thành niên. học sinh KTTT vị thành niên.

Chúng tôi khảo sát 94 GV và 16 CBQL, kết quả thu được 110 phiếu, trong đó có 106 phiếu hợp lệ và 4 phiếu khơng hợp lệ. Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng sau:

Bảng 2.2. Mức độ cần thiết của việc GDGT cho học sinh KTTT VTN

Rất cần thiết Cần thiết Khơng cần thiết Điểm trung bình ( ĐTB)

Độ lệch chuẩn

SL % SL % SL %

Bảng 2.3. Tổ chức GDGT cho học sinh KTTT VTN tại các trường chuyên biệt

Đã từng tổ chức nhưng hiện giờ thì khơng

Chưa bao giờ tổ chức

Hiện nay đang tổ chức ĐTB ĐL C SL % SL % SL % 1,4 0,8 21 19,8% 0 0% 85 80,2%

Nhìn vào 2 bảng trên ta thấy, hầu hết tất cả GV và CBQL đều cho rằng việc GDGT cho học sinh KTTT là rất cần thiết và các trường hiện đang tổ chức việc GDGT cho các em. Tuy nhiên, một số trường hiện nay không thực hiện việc GDGT nữa. Qua trao đổi trực tiếp với một số GV và CBQL, họ trả lời rằng do thiếu GV có kiến thức cũng như kinh nghiệm nên khơng đưa nội dung GDGT vào chương trình dạy. Ngồi ra GV cũng khơng có thời gian để tổ chức các hoạt động GDGT cho các em.

Qua việc khảo sát và phỏng vấn nhóm 30 phụ huynh có con KTTT VTN, hầu

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ VỊ THÀNH NIÊN (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)