Thuận lợi và khó khăn

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ VỊ THÀNH NIÊN (Trang 65)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Kết quả nghiên cứu

2.2.4.1. Thuận lợi và khó khăn

 Thuận lợi:

Hiện nay, GDGT cho học sinh KTTT VTN đã từng bước bắt đầu được cha mẹ, nhà trường và các trung tâm chú trọng đến. Các trường đã và đang sử dụng một số biện pháp GDGT cho các em và đạt được một số kết quả nhất định.

Phụ huynh cũng quan tâm và có thái độ đúng đắn hơn về tầm quan trọng của việc GDGT cho các em học sinh KTTT VTN nên cũng trao đổi nhiều hơn với giáo viên và nhà trường, hoặc tự tìm tài liệu đọc để có thêm kiến thức cũng như biện pháp GDGT cho con khi ở nhà.

Các nguồn tài liệu GDGT hiện nay ngày càng đa dạng và phong phú hơn trước kia dưới nhiều hình thức như: cẩm nang, tạp chí,sách, truyện tranh, phim, kênh truyền hình,… Mặc dù hầu hết các tài liệu đó được biên soạn dành cho các em bình

thường nhưng xét cho cùng, các em học sinh KTTT VTN cũng trải qua các giai đoạn phát triển tâm sinh lí giống như các em bình thường khác, nên việc đọc và sử dụng các nguồn tài liệu này với sự linh hoạt, điều chỉnh hợp lí vẫn sẽ mang lại hiệu quả nhất định.

 Khó khăn:

Cha mẹ mặc dù quan tâm và thương yêu con nhưng còn rất nhiều phụ huynh vẫn khơng hiểu rõ đặc điểm tâm, sinh lí hay những khó khăn của các em. Điều này dẫn tới sự lúng túng, bất lực, thậm chí là bỏ bê, phó mặc cho các thầy cô trên trường. Hơn nữa, nhiều phụ huynh chưa thực sự dành đủ thời gian cho các em khi ở nhà do khó khăn về kinh tế nên phải lo làm việc kiếm tiền, hay nhiều gia đình các em cha mẹ li hôn dẫn đến việc các em phải ở với ông bà đã già nên việc dạy dỗ các em ở nhà gặp rất nhiều khó khăn.

Kiến thức về trẻ KTTT nói chung, đặc điểm tâm sinh lí của trẻ và phương pháp chăm sóc, giáo dục các em học sinh KTTT VTN nói riêng cịn nhiều hạn chế.

Thiếu đồ dùng, phương tiện dạy học trực quan. 2.2.4.2. Nguyên nhân thực trạng

Phụ huynh ngại hoặc khơng có kiến thức, kĩ năng để GDGT cho các em. Nhiều phụ huynh còn ngại ngùng khi chia sẻ với giáo viên các vấn đề hành vi giới tính của các em ở nhà.

Phụ huynh vẫn cịn q quan trọng việc các em biết đọc, biết viết và lên lớp giống các em học sinh bình thường hơn là việc chú trọng đến những kĩ năng mà các em cần có sau khi ra trường. Điều này dẫn việc phụ huynh không dạy mà hay làm giúp các em các việc cá nhân khi ở nhà, khiến các em lười và không tự làm được các việc vệ sinh cá nhân, khơng có kĩ năng tự lập. Khi các em nhiều hành vi giới tính mới lo lắng nhờ thầy cơ trên trường dạy. Nếu các em vẫn cịn nhiều hành vi thì sẽ khơng cho các em ra khỏi nhà trừ lúc đi học.

Giáo viên thiếu kinh nghiệm, chưa được tập huấn về việc GDGT cho các em học sinh KTTT VTN, đặc biệt là nhóm giáo viên trẻ mới ra trường về cơng tác tại các trường, trung tâm. Việc GDGT cho các em phải rõ ràng, cụ thể và phương tiện

dạy học phải đa dạng để các em hiểu nên nhiều giáo viên chỉ dạy qua loa, khiến hiệu quả của việc GDGT không cao.

Nội dung GDGT cho học sinh KTTT VTN chưa nhiều, đa số mới chỉ dừng lại ở các nội dung về vấn đề vệ sinh cơ thể và không được phép làm những hành vi gì. Các nội dung dạy cách ứng xử tích cực và phù hợp với người khác chưa được thực hiện nhiều.

Tiểu kết chương 2

Các em học sinh KTTT VTN gặp rất nhiều khó khăn trong học tập cũng như trong vấn đề GDGT. Các em còn hạn chế về nhận thức về giới tính, kĩ năng và hành vi giới tính. Chưa kể các vấn đề về trí tuệ và kiểm sốt hành vi cũng gây rất nhiều trở ngại cho việc GDGT.

Mặc dù các trung tâm và nhà trường cũng đã quan tâm và tiến hành việc GDGT cho các em học sinh KTTT VTN nhưng hiệu quả chưa cao và chưa trang bị đủ cho các em những kiến thức, kĩ năng giới tính cần thiết khi các em ra trường.

Nhiều em học sinh KTTT VTN vẫn còn rất nhiều hành vi giới tính khơng phù hợp trong khi phụ huynh, nhà trường và giáo viên còn lúng túng trong việc GDGT cho các em.

Vấn đề GDGT cho các em học sinh KTTT VTN cần phải được tiến hành và thực hiện đồng bộ ở các khối lớp tại các trường với các các phương tiện và đồ dùng, dụng cụ dạy học đa dạng, phong phú, phù hợp với đặc điểm tâm lí, nhận thức của các em.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ VỊ THÀNH NIÊN

3.1. Nguyên tắc

* Đảm bảo được mục tiêu giáo dục học sinh khuyết tật và tính sư phạm khi tổ chức các hoạt động GDGT cho học sinh KTTT VTN

Giáo dục các em học sinh khuyết tật nói chung và GDGT cho các em KTTT VTN nói riêng là một bộ phận thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phổ thơng, vì vậy cũng cần phải đảm bảo các mục tiêu chung theo từng cấp, bậc học. Cụ thể là :

Điều 22. Mục tiêu giáo dục mầm non, Luật giáo dục 2005: “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một”

Điều 27. Mục tiêu của giáo dục phổ thông, Luật giáo dục 2005: “Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Mục tiêu của giáo dục phổ thông được tiếp tục quy định cho mục tiêu giáo dục ở từng cấp bậc (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông). Việc giáo dục học sinh khuyết tật hiện đang theo học tại các trường chuyên biệt, các trường hòa nhập, hoặc các trung tâm bảo trợ xã hội nói chung và trong q trình tổ chức các hoạt động GDGT cho học sinh KTTT VTN cũng cần đạt được mục tiêu giáo dục ở trên, nhằm giảm hành vi tính dục khơng phù hợp, phát triển năng lực bản thân, các kĩ năng tự lập, giúp các em có thể hịa nhập xã hội tốt hơn. Khi tổ chức các hoạt động GDGT cho học sinh KTTT VTN, tồn bộ ngơn ngữ và hành vi cử chỉ của giáo phải đảm bảo được tính sư phạm, mẫu mực đối với các em.

* Đảm bảo nội dung, phương pháp, hình thức GDGT phù hợp với đặc điểm của học sinh KTTT VTN

Nguyên tắc này đảm bảo tính mục đích trong giáo dục học sinh khuyết tật. Biện pháp GDGT cho học sinh KTTT VTN chỉ đạt kết quả khi nó thực hiện đúng nội dung, phương pháp và hình thức giảng dạy. Muốn đảm bảo được nguyên tắc này, giáo viên cần phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của các em KTTT, nội dung GDGT phải phù hợp với độ tuổi và đặc điểm nhận thức, vừa để các em gi nhớ và vận dụng trong cuộc sống.

* Đảm bảo được sự hứng thú, hợp tác và phát huy tính tích cực của học sinh KTTT khi tham gia giờ học GDGT

Mức độ tập trung, chú ý của học sinh KTTT rất hạn chế, do đó việc giáo viên tổ chức các hoạt động nhằm tạo được sự hứng thú, hợp tác và phát huy được tính tích cực của học sinh KTTT khi tham gia giờ học GDGT là cần thiết. Muốn vậy, giáo viên cần phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết và cách thức tổ chức phải đa đạng, tạo cho các em sự tự nguyện, thích thú khi tham gia để giờ học hiệu quả hơn.

* Đảm bảo tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp

Các biện pháp đề xuất phải áp dụng được trong thực tiễn, mọi người (quản lý chuyên mơn, giáo viên, phụ huynh,…) đều có thể sử dụng được. Đồng thời cac biện pháp này phải hướng đến việc GDGT cho học sinh KTTT VTN. Vì vậy, khi xây dựng biện pháp, cần chú ý đến điều kiện trường lớp cũng như mức độ phát triển hiện tại của các em, có như vậy các biện pháp đã đề xuất mới đem lại hiệu quả cao.

3.2. Đề xuất một số biện pháp GDGT cho học sinh KTTT vị thành niên

3.2.1. Biện pháp 1: GDGT cho học sinh KTTT vị thành niên thơng qua các trịchơi chơi

Mục tiêu và ý nghĩa

Học mà chơi, chơi mà học. Các em học sinh KTTT VTN với hạn chế về nhận thức, sự tập trung chú ý ngắn nên việc ngồi học và nghe giải thích có vẻ như ít hiệu quả với các em. Việc tổ chức những trò chơi phù hợp để học những nội dung GDGT sẽ giúp các em học nhanh hơn, hứng thú hơn và ghi nhớ tốt hơn.

Nội dung

+Phân biệt sự khác nhau giữa nam và nữ +Tuổi dậy thì và những thay đổi

+Vệ sinh tuổi dậy thì

+Cư xử đúng mực với người khác giới

- Thiết kế trị chơi có lồng ghép các nội dung GDGT phù hợp đặc điểm nhận thức của học sinh KTTT VTN, với mục tiêu, các bước chuẩn bị, nội dung và cách tiến hành cụ thể, để giáo viên dễ sử dụng. Dưới đây chúng tơi đề xuất một số trị chơi:

+Trị chơi 1: Em chọn gì? +Trị chơi 2: Sắp xếp cho đúng +Trị chơi 3: Bạn gái và bạn trai +Trị chơi 4: Bạn đang làm gì đó? +Trị chơi 5: Ai đúng? Ai sai?

- Các trị chơi này xoay quanh các nội dung GDGT cần dạy cho các em ở trên. Cụ thể là:

+Trò chơi 1: Em chọn gì? Sử dụng để dạy nội dung phân biệt sự khác nhau giữa nam/nữ (như cơ thể, trang phục, sở thích, hoạt động phù hợp,..)

+Trò chơi 2: Sắp xếp cho đúng. Dạy các em về nội dung vệ sinh tuổi dậy thì (tắm, gội, lăn nách)

+Trị chơi 3: Bạn gái và bạn trai. Dạy các em về các hiện tượng dậy thì của con trai/con gái.

+Trị chơi 4: Bạn đang làm gì đó? Dạy các em gọi tên hành động thủ dâm, nơi nào được phép và khơng được phép thực hiện.

+Trị chơi 5: Ai đúng? Ai sai? Dạy các em về nội dung cư xử đúng mực với người khác giới.

- Các trò chơi phải được chọn lọc và thiết kế phù hợp với đặc điểm nhận thức, tâm lí của các em học sinh KTTT VTN.

- Trị chơi có thể chỉ chơi cá nhân, chơi cặp hoặc chơi nhóm để tăng tính tương tác, hứng thú của các em.

Cách tiến hành

- Sau khi thiết kế được trò chơi đã lồng ghép nội dung cần GDGT, với mục tiêu cụ thể và hướng dẫn chi tiết từng bước trong trò chơi, giáo viên sẽ tổ chức cho các em chơi.

- Giáo viên nêu luật chơi, hoặc giáo viên có thể vửa giải thích cách chơi vừa làm mẫu để các em nắm bắt cách chơi tốt hơn.

- Tiến hành cho các em chơi, hỗ trợ bằng lời hoặc hành động nếu các em gặp khó khăn khi chơi.

- Quan sát các em chơi và ghi chép lại.

- Đánh giá mức độ hiểu nội dung GDGT mà giáo viên lồng ghép trong trị chơi thơng qua việc hỏi lại các nội dung đó để các em trả lời .

Chẳng hạn :Trị chơi 1: Em chọn gì?

a. Mục tiêu:

- Học sinh nhận biết được mình là con trai hay con gái bằng cách trả lời hoặc lấy đúng hình thẻ .

- Chọn được các thẻ hình trang phục phù hợp với giới tính của bản thân. - Chọn được hình hoạt động phù hợp với giới tính của bản thân.

- Chọn và tham gia các hoạt động phù hợp với bản thân b. Chuẩn bị

- Hình : con trai, con gái, hình quần áo, giày dép, mắt kiếng, nón,…hình một số hoạt động (chơi bóng rổ, chạy bộ, bóng bàn, tập võ, trang điểm, làm nail, chơi búp bê,…).

- Hình chụp học sinh và hình của 1 bạn khác giới trong lớp.

- Một bìa cứng khổ A3 có vẽ hình cái tủ quần áo với các miếng gai dán phía bên ngồi. Phía dưới hình cái tủ là các miếng gai dán sẵn các hình để học sinh chọn c. Cách tiến hành

- Giới thiệu tên trò chơi và phổ biến luật chơi

- Giáo viên đưa hình của học sinh và hình của một em học sinh khác trong lớp rồi hỏi để học sinh chọn đúng hình của mình. Sau đó dán váo phía góc của tấm bìa A3

- Giáo viên hỏi : …là con trai hay con gái ? Học sinh trả lời (đối với em có thể nói được) hay lấy đúng hình kí hiệu giới tính ( đối với học sinh khơng có ngơn ngữ lời nói)

- Giáo viên sẽ yêu cầu học sinh chọn trang phục phù hợp với giới tính của bản thân và gắn vào miếng dán chỗ tủ. Có thể hỗ trợ bằng cách hỏi “ áo của con đâu? Quần của con đâu? con mặc gì?….”

- Giáo viên hỏi : “ con sẽ chơi gì?” để học sinh chọn hình hoạt động.

d. Kết thúc : Giáo viên kết luận lại: .…. là con trai/con gái. Con mặc …….Con chơi…………

Điều kiện thực hiện:

Để phát huy được ý nghĩa cũng như tác dụng của biện pháp này, giáo viên cần tạo hứng thú cho học sinh, khuyến khích các em tham gia, hỗ trợ nếu học sinh chưa làm được. Luôn bám sát nội dung GDGT để phổ biến từng hoạt động trong trò chơi. Tùy khả năng của từng học sinh mà đưa ra yêu cầu đơn giản hay khó trong từng hoạt động, đảm bảo học sinh thực hiện được.

3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng tình huống và đưa ra cách xử lí

Mục tiêu và ý nghĩa

Hành vi giới tính của các em học sinh KTTT VTN có thể diễn ra ở bất cứ đâu và bất kì lúc nào giáo viên khơng thể lường hết được. Việc GDGT nếu chỉ trong sách vở sẽ khiến các em khó liên hệ với thực tế. Do đó, xây dựng những tình huống liên quan đến vấn đề hành vi giới tính hiện tại của các em và đưa ra cách xử lí phù hợp sẽ giúp các em ghi nhớ và vận dụng những nội dung GDGT với bản thân mình.  Nội dung

- Giáo viên liệt kê hết những vấn đề liên quan đến giới tính mà các em hiện đang gặp khó khăn, như:

+Thay quần áo trước mặt người khác +Ơm bất kì người nào mình thích

+Khơng mặc quần áo nhưng vẫn đi lang thang trong lớp +Đi vệ sinh, đi tắm nhưng khơng đóng cửa toilet

+Quần áo đang mặc bị dơ +Sờ má bạn khác giới +Sờ BPSD

+….

- Sau đó mỗi vấn đề sẽ xây dựng một hoặc nhiều tình huống và đưa ra cách xử lí. - Tùy từng vấn đề của học sinh mà giáo viên xây dựng tình huống gần gũi, dễ

hiểu, thực tế , phù hợp với khả năng thực hiện của học sinh.  Cách tiến hành

- Sau khi xây dựng xong tình huống và cách xử lí, giáo viên sẽ chuẩn bị các yếu tố liên quan đến tình huống để làm sao tình huống diễn ra một cách tự nhiên nhất.

- Chẳng hạn, học sinh nam A thường xuyên thay quần áo trước mặt người khác. Giáo viên có thể xây dựng các tình huống sau:

+ Tình huống 1: Vào giờ thay đồ buổi trưa, cơ giáo nhắc học sinh vào trong khu vực có rèm che để thay đồ, học sinh A vẫn đứng giữa lớp thay đồ, giáo viên liền hỏi các học sinh khác: Bạn A thay đồ ở đây có được khơng? Bạn ấy phải thay đồ ở đâu? Có được đứng ngồi lớp thay khơng? Rồi hướng dẫn học sinh A đi

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ VỊ THÀNH NIÊN (Trang 65)